3.Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành
II. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp tìm tòi - Hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh hình về giun đất trong SGK.
- Dụng cụ : kính lúp, bộ đồ mổ, khay, chậu thủy tinh. - Mẫu vật : Giun khoang.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số
2 .Vào bài: Trực tiếp : thực hành quan sát giun đất. 3 .Bài mới: 3 .Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV vào I
- HS làm việc theo nhóm và quan sát theo sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS làm chết giun trong hơi ê te hay cồn, rủa sạch và quan sát cấu tạo ngoài.
- Yêu cầu : xác định mặt lưng, mặt bụng và các vòng tơ ở mỗi đốt.
+ Để xác định vòng tơ : Đặt giun lên tờ giấy cứng và hơi nhám, cầm đuôi giun kéo lê ngược trên tờ giấy, nghe tiếng lạo xạo, dùng lúp quan sát các vòng tơ và chú thích
vào hình 16.1C.
+ Xác định mặt lưng, mặt bụng giun :
- Đai sinh dục : do thành của 3 đốt 14, 15, 16 dày lên mà hình thành.
- Phần đầu có đai sinh dục, trước đầu có lỗ miệng, phía đuôi có hậu môn.
- Mặt bụng đai sinh dục có lỗ sinh dục cái và 2 lỗ sinh dục đực ở đốt thứ 18.
- Mặt lưng là nơi thực hiện đường mổ.
GV vào II
- Cách mổ : theo 4 bước như trong SGK. - Lưu ý : gỡ nội quan trong nước dễ hơn. - Yêu cầu quan sát :
+ Hệ tiêu hóa : Dựa vào hình 16.3A, tìm các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên mẫu mổ như : miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, hậu môn.
+ Hệ thần kinh : Gỡ bỏ toàn bộ hệ tiêu hóa và hệ sinh dục, cơ quan TK lộ ra gồm : 2 hạch não, vòng hầu và chuỗi TK bụng.
- GV yêu cầu HS chú thích vào hình 16.3B,C.