0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Một số Giun tròn khá c:

Một phần của tài liệu SINH 7 TIET 1-20 (Trang 37 -41 )

đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ ? Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14,4 ?

? Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thề nào ?

? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời ? ? Để đề phòng được bệnh giun, chúng phải có biện pháp gì ? - GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết. GV vào II

- GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ và thông tin trong bài 13 và 14, thảo luận nhóm để điền vào bảng ( trang 51 SGK). ?Rút ra đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

? Qua bài học này em hiểu gì về ngành Giun tròn ?

- Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết “

- Đa số giun tròn ký sinh như: Giun chỉ, giun kim, giun tóc, giun móc...

- Giun tròn ký sinh ở cơ, ruột ( người,, ĐV). Rễ, thân, quả (TV) → gây nhiều tác hại .

- Cần giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun.

II.Đặc điểm chung của ngành Giun tròn

- Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun. - Có khoang cơ thể chưa chính thức. - Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn .

- Phần lớn giun tròn sống kí sinh , một số nhỏ sống tự do .

4 .Củng cố, đánh giá:

- Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ?

( Giun móc câu nguy hiểm hơn, vì chúng kí sinh ở tá tràng. Tuy thế, phòng chống giun móc câu dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép...khi tiếp xúc với đất để tránh ấu trùng giun móc câu là được).

5 .Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. . - Nghiên cứu trước bài 15: “ Giun đất “.

- Tìm giun đất mang đi để học.

Ngày soạn:02/10/2009 Ngày dạy:05/10/2009

Ngày dạy:05/10/2009

B: NGÀNH GIUN ĐỐT

Tiết 15 : GIUN ĐẤT

I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:

- Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất. - Xác định được cấu tạo trong và dinh dưỡng của chúng. - Bước đầu biết về hình thức sinh sản của giun đất.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát phân tích so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV có ích. II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tìm tòi - Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh hình về giun đất trong SGK. - Vật mẫu : giun đất.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số

2. Bài cũ: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?

3.Vào bài: Giun đất là đại diện của ngành Giun đốt. Nghiên cứu về chúng.

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV vào I

- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 , 15.2 và nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm để điền các bộ phận vào hình 15.2

? Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào? ? Quan sát hình 15.3 , nghiên cứu và đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra

tiểu kết.

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

- Cơ thể dài, thuôn hai đầu.

- Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) - Chất nhầy → da trơn

- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục

GV vào II

- GV cho HS nghiên cứu kĩ hình 15.4 , 15.5 , đọc thông tin SGK, nghe thông báo về cách dinh dưỡng ở giun đất để thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau:

? Dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất ?

? Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất ?

? Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng máu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ ?

- GV thông báo phần sinh sản ở giun đất. - GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

? Qua bài học này em hiểu gì về giun đất ?

? Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết “

II.Cấu tạo trong , dinh dưỡng và sinh sản của giun đất :

- Hệ tuần hoàn

- Bị ngạt thở, do hô hấp qua da

- Giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín,máu mang sắc tố chứa sắt, nên có màu đỏ

- Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua da, hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh hình chuỗi hạch .

- Giun đất lưỡng tính , khi sinh sản chúng ghép đôi, trứng thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non .

4 . Củng cố, đánh giá:

? Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ?

( Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm, có vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất...).

? Ích lợi của giun đất đối với trồng trọt như thế nào ?

5- . Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. .

- Nghiên cứu trước bài 16: “ Thực hành : Mổ và quan sát giun đất “. - Chuẩn bị: vật mẫu về giun đất ( mỗi nhóm 2 con).

Ngày soạn:03/10/2009

Ngày soạn:03/10/2009

Ngày dạy:06/10/2009

Tiết16 :

THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT

I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:

- Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như : sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ : miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái.

2.Kĩ năng:

- Thực hiện được các kĩ năng mổ, cách tìm tòi nội quan bằng lúp và chú thích các kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn .

Một phần của tài liệu SINH 7 TIET 1-20 (Trang 37 -41 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×