sang thị trường EU
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thuỷ sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của EU đã liên tục tăng cả về sản lượng và giá trị. S ản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây, từ mức 20 nghìn tấn năm 2000, lên 73 nghìn tấn năm 2004 và 219 nghìn tấn năm 2006. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng lần lượt vượt qua mức trên 100 triệu năm 2003 lên mức 723,5 triệu USD năm 2006. Đến năm 2006, thị trường EU đã trở thành thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản.
Bên cạnh những thành tựu đó, trong những năm qua cũng đánh dấu những kết quả đạt được trong việc vượt qua các rào cản thương mại của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường EU.
Về mặt thuế quan, do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy
sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU cũng có nhiều lợi thế so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi được EU cho phép hưởng chế độ thuế quan ưu đãi này, Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU (khác so với Thái Lan, Trung Quốc,... có năm đã bị EU loại ra khỏi danh sách này).
Về việc đáp ứng các quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng, chất
lượng của hàng thủy sản đang ngày càng được củng cố và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng EU. Để đảm bảo được điểu kiện này, Bộ Thủy sản đang tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong những năm qua, mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tại các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn này đồi với hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản đã tăng cường việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường EU.
Về vấn đề bán phá giá hàng thủy sản trên thị trường EU: khác so với
thị trường Hoa Kỳ, hàng thủy sản của Việt Nam trên thị tr ường EU gặp rất ít và hầu như là không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu
nhập khẩu thủy sản của thị trường EU là rất lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU với một mức giá hợp lý và với nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao mà đặc biệt là tôm đông lạnh và cá đông lạnh. Ngoài ra, giá cả của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU sau khi đã qua các kênh phân phối thì nhìn chung cao hơn cả ở thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho ngành sản xuất nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một trong những lợi thế của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng bộc lộ một số những hạn chế đòi hỏi ngành thủy sản phải cố gắng hơn nữa để có thể vượt qua nó.
Thứ nhất, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
tăng trưởng ngày càng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU là rất lớn.
Thứ hai, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với
sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Thị trường EU được coi là thị trường đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Hiện nay, một số lô hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát
hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh...) và chất lượng chưa ổn định. Đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp làm giả chất lượng hàng thủy sản. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản, từ tháng 8/2001 đến 3-4/2002, tổng số lô hàng thủy sản Việt nam bị EU cảnh báo phát hiện dư lượng kháng sinh là 52 lô, Chloramphenicol có 49 lô (94%) trong đó thủy sản khai thác tự nhiên bị nhiễm 22 lô (42%), thủy sản nuôi bị nhiễm 30 lô (58%). Trước tình hình đó, Bộ thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp cố gắng giải quyết vấn đề này, nhờ vậy sang năm 2003 đã giảm xuống còn 10 lô, nhưng sang năm 2004 và đầu năm 2005 tình hình vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng thủy sản lại trở thành vấn đề nổi cộn, năm 2004 số lô hàng bị phát hiện nhiễm kháng sinh lại tăng lên 24 lô và đến tháng 9/2005 đã là 46 lô. Qua đó thấy rõ được tính bấp bênh trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến VSATTP của các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Tuy
hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường EU những sức cạnh tranh này rất thấp so với các đồi thủ như: Hà Lan, Nauy, Marốc và các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, có thể thấy điều này qua thị phần của chúng ta nhỏ hơn nhiều so với thị phần của các đối thủ này.
Sức cạnh tranh hàng thủy sản Việt nam tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng còn chậm, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng tôm và cá, các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, hàng khô, sức cạnh tranh còn yếu. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao. Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn còn hiện tượng hàng thủy sản xuất khẩu bị nhiễm dư lượng kháng sinh, đặc biệt là mặt hàng tôm.
Thứ nhất, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ít có sự liên kết với
nhau. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.
Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất tăng trọng; vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm, mua tôm nguyên liệu đã bị bơm chính tạp chất. Những điều này đã bị một số đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Đồng thời, điều này còn dẫn tới việc tạo ra cung cầu ảo giữa các vùng sản xuất gây ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các mặt hàng.
Thứ ba, công tác nghiên cứu, phân tích xu hướng biến động, dự báo thị
trường, tìm hiểu sâu khách hàng còn thiếu và yếu. Chưa thông báo kịp thời những thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa đủ năng lực để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Điều này, đã và đang tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.