Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU hiện nay

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang thị trường eu (Trang 44 - 52)

trường EU hiện nay

Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu hàng hóa. Trong những năm gần

đây, Bộ thủy sản và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhập khẩu thủy sản thông qua việc kiểm tra chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu đồng thời ban các quy định mới về hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này cho phù hợp với quy định của EU song vẫn nảy sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến việc xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, đó là:

- Về quy định môi trường của EU đối với việc sản xuất kinh doanh của

ngành thủy sản: Các quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt đã trở

thành một trong những rào cản rất khó vượt qua đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tính cho đến nay số lượng các doanh nghiệp thủy sản Việt nam áp dụng hệ thống ISO 14000 đang dừng lại ở một con số hết sức hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP từ quy trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít được các doanh nghiệp xây dựng thành một hệ thống chuẩn mực áp dụng chung.

- Về quy định bao bì hàng hóa của EU: Hiện nay, rất ít doanh nghiệp

thủy sản của Việt Nam có được các thông tin về quy định và tiêu chuẩn bao bì của EU liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân hủy và khả năng tái chế, nhìn chung doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam hiện nay thường cung cấp bao bì hàng hóa theo yêu cầu của nhà nhập khẩu chứ không biết đến tiêu chuẩn về bao bì như thế nào. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi ngành thủy sản phải kết hợp với các cơ quan có chức năng cần phải quan tâm đến vấn đề này để hàng thủy sản có thể đáp ứng được các điều kiện về bao bì đóng gói khi muốn xuất khẩu sang thị trường EU.

- Vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm: Thực tế chứng minh, Việt Nam rất khó khăn trong việc đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn này bởi thực trạng hiện nay sản xuất và nuôi trồng thủy sản còn mang tính chất manh

nhún, hệ thống quy hoạch về hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém, thiếu sự liên kết trong sản xuất, các doanh nghiệp chế biến chủ yếu là thu mua nguyên liệu từ các cơ sở sản xuất và nuôi trồng khác nhau... Do vậy, để làm rõ vấn đề xuất xứ sản phẩm, dây chuyền công nghệ sản xuất, sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn nào, thậm chí nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó là ở đâu, được nuôi trồng bằng thức ăn gì...gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp để có thể đáp ứng đầy đủ các yều cầu từ phía các nhà nhập khẩu EU.

- Việc đáp ứng các tiêu chuẩn trong kiểm tra chứng nhận: Hiện nay, EU mới chỉ công nhận duy nhất một cơ quan Việt nam là Nafiquaved (Cục quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản) là cơ quan có đủ điều kiện để kiêm tra và chứng nhận đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này. Đây là một trong những vấn đề khó khăn của chúng ta đặc biệt khi muốn tăng cường xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện để xuất khẩu do đó khả năng tiếp cận thị trường này vẫn còn rất hạn chế.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

3.1.1. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nuôi trồng, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu

Đây là một trong những vấn đề quan trọng, quyết định đến chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp thủy sản. Thời gian qua, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU vẫn còn hạn chế về chất lượng, sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là hàng đông lạnh sơ chế. Nguyên nhân chất lượng các sản phẩm vẫn chưa đảm bảo một phần cũng là do công nghệ chế biến của chúng ta quá lạc hậu. Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì các công nghệ được sử dụng tại Việt Nam lạc hậu khoảng 20-25 năm so với các công nghệ được sử dụng ở các nước tiên tiến. Ngay với một số các quốc gia láng giềng với Việt Nam cũng như một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU như Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia... thì công nghệ chế biến thủy sản của ta cũng vẫn còn thua kém họ. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng, các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu cần tập trung đầu tư mạnh hơn nữa cho việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, công nghệ chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu cao của thị trường EU. Theo đó, để có thể thu hút nguồn vốn cho đầu tư công nghệ và phát triển cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua: sử dụng vốn tự có và lợi nhuận để lại; vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển và các ngân hàng; cổ phần hóa doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư; tiến hành liên doanh với nước ngoài để có được công nghệ tiên tiến đồng thời tận dụng được uy tín và kinh nghiệm của đối tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản nên mua lại các dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ hay mua giấy phép lince của các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang hoạt động trên thị trường EU. Điều này sẽ đảm bảo

được khả năng sản xuất những sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị trường EU.

Một điều nhận thấy rằng, hiện nay tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản chúng ta vẫn theo cách làm “ lấy công làm lãi” sử dụng các phương tiện thô sơ và lao động gia đình. Cách làm này tưởng như rất hiệu quả và mang lại chi phí nhỏ song thực tế ít có khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng, tính chuyên môn hóa thấp, tốn nhiều thời gian, khó theo dõi được chu trình sống và phát triển của các loài nuôi trồng và ít khả năng đa dạng hóa sản phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh mà việc hạch toán chi phí nuôi trồng cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu như, hàng thủy sản Việt Nam bị kiện chống bán phá thì lý do hàng thủy sản được sản xuất và nuôi trồng với chi phí rẻ đưa ra là thiếu tính thuyết phục và căn cứ chứng minh bởi hình thức nuôi trồng, khai thác thủy sản chủ yếu sử dụng lao động gia đình nên thường không được hạch toán vào chi phí sản xuất. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ sở nuôi trồng và khai thác thủy sản cần đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng những kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản giảm thiểu các khâu nuôi trồng không cần thiết để dễ dàng hạch toán chi phí, tiến hành đóng tàu cỡ lớn với những máy móc hiện đại để phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ, nhiều ngày, có khoang chứa lạnh dung tích lớn bảo quản sản phẩm đáp ứng đúng các tiêu chuẩn. Để tiến hành được các hoạt động này, nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngư dân vay vốn mở rộng sản xuất, mua công nghệ, đóng tàu cỡ lớn.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới ngành thủy sản cần tăng cường nghiên cứu và hướng dẫn áp dựng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến và dịch vụ thương mại như công nghệ vi sinh, công nghệ khai thác, nuôi trồng cơ khí, hậu cần nghề cá... Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát

triển, tranh thủ lợi thế các nước đi sau để rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước trong lĩnh vực thủy sản; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu công nghệ hiện có trên thế giới, hỗ trợ đánh giá, xem xét, phân tích công nghệ phù hợp với khả năng tiếp nhận, năng lực tài chính và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

3.1.2. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU

Mối lo ngại và nguy cơ lớn nhất hiện nay đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU là chính sách “ dư lượng bằng không” trong khi chúng ta chưa có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra phát hiện mức lượng kháng sinh với hàm lượng thấp như vậy. Bên cạnh đó, vấn đề đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản cũng đang trở thành mối đe dọa tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu hiện nay.

Để đảm bảo cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của EU đòi hỏi chúng ta trong thời gian tới phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng, bảo quản và chế biến sản phẩm. Theo đó, nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng đánh bắt thủy sản cần thực hiện những công việc sau:

- Nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu vùng nuôi, phối hợp với địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn và áp dụng hệ thống ghi mã số nguyên liệu sau thu hoạch để truy nguyên nguồn gốc nguyên liệu.

- Kiểm tra chặt chẽ nguồn thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng các loại thức ăn có trộn kháng sinh, chỉ dùng thức ăn của các nhà máy đã được kiểm tra và công nhận.

- Thiết lập chợ đầu mối tiến hành thu mua sản phẩm nuôi trồng để giảm bớt các khâu trung gian, tạo đường đi ngắn nhất cho thủy sản từ nơi nuôi

trồng đến nơi chế biến. Đây là cách tốt nhất để xóa bỏ việc sử dụng chất kháng sinh để bảo quản.

- Cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng những quy trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP... Khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để có thể loại bỏ kịp thời.

3.1.3. Nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ thuật cho người nuôi trồng và chế biến thủy sản

Hiện nay tồn tại phổ biến tình trạng vừa thừa vừa thiếu về lực lượng lao động của các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Lực lượng công nhân kỹ thuật có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, thuyền trưởng, máy trưởng giỏi, thuyền viên tay nghề cao, công nhân chế biến giỏi thiếu, trong khi lao động tay nghề thấp, những người học việc có trình độ học vấn hạn chế, thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ... thì nhiều. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm bởi lao động khi thiếu kiến thức về đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng thì không thể đảm bảo tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Vì vậy, để nâng cao trình độ người lao động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và có một đội ngũ lao động phù hợp với nhu cầu công việc thì nhà nước và các doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ những việc sau:

-Doanh nghiệp cần thường xuyên thu thập thông tin về những tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, liên kết với các

trường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn định kỳ, giúp người lao động luôn thích ứng được với sự thay đổi của công việc.

- Nhà nước hỗ trợ mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các cán bộ làm việc từ địa phương đến Trung ương, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngư dân tham gia các lớp học tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Thông qua đó sẽ truyền đạt những kiến thức chuyên môn liên quan đến sản xuất, nuôi trồng, khai thác, chế biến.. cho các đối tượng phù hợp. Đồng thời qua những khóa đào tạo trực tiếp truyền đạt những quy định mới, những yêu cầu mới, những tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU, đặc biệt là thông tin liên quan đến vấn đề dư lượng kháng sinh, vấn đề tạp chất trong sản phẩm thủy sản và tầm quan trọng của việc sản xuất những sản phẩm sạch đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Qua đó, những thói quen, tập quán cũ trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đảm bảo chất lượng sẽ dần được thay thế bằng những nhận thức cũng như cách làm ăn hiệu quả và đản bảo hơn.

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, nuôi trồng cần đầu tư vào cở sở vật chất kỹ thuật liên kết với các trường đại học trong việc đào tạo để từ đó đảm bảo tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao mà không phải tốn nhiều chi phí và thời gian trong việc đào tạo lại.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang thị trường eu (Trang 44 - 52)

w