Giải pháp về vấn đề tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang thị trường eu (Trang 52 - 55)

xuất khẩu

3.2.1.Chú trọng công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Nguyên liệu hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất thủy sản xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp phải tiến hành nhập khẩu nguyên liệu do việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không đáp ứng được nhu cầu sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đó là các ngư dân tiến hành nuôi trồng một cách ồ ạt, không có quy hoạch, thiếu ổn định thường xuyên thay đổi các vật nuôi, tiến hành nuôi trồng theo sự thay đổi giá cả thị trường mà không quan tâm sự nuôi trồng có phù hợp với điều kiện tự nhiên hay không. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng cung ứng nguyên liệu cho hàng xuất khẩu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái. Vì vậy, tập trung quy hoạch các vùng sản xuất để phát triển sản xuất nguyên liệu là điều kiện cơ sở để đẩy mạnh xuất khẩu.

Việc nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch, vấn đề nguyên liệu cần phải được giải quyết đồng bộ từ khâu giống, công nghệ nuôi trồng, sản xuất thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường bền vững, khai thác bảo quản sau thu hoạch, từ đó đảm bảo khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu phong phú, ổn định và chất lượng tốt. Quy hoạch các cơ sở nuôi trồng, sản xuất thủy sản nên thực hiện theo từng vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng sản xuất và thu mua của các doanh nghiệp chế biến. Đồng thời, phát triển sản xuất nguyên liệu phải được định hướng bằng các chương trình sản phẩm chủ lực như nhóm sản phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, thực phẩm chế biến, đồ hộp. Bên cạnh đó cần chú trọng mở rộng nuôi trồng và sản xuất các

chủng loại và gia tăng khối lượng những loại hàng hiện nay đang xuất khẩu ít trong khi thị trường EU đang có nhu cầu cao như: cá rô phi, ghẹ xanh...

3.2.2.Tăng cường năng lực sản xuất nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, chất lượng cao là mục tiêu quan trộng đối với ngành thủy sản nước ta. Nếu không giai quyết được vấn đề này thì sẽ không thể nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản. Trong thời gian qua cho thấy, năng lực sản xuất nguyên liệu của các doanh nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của nước ta còn yếu, biểu hiện ở năng suất thấp, nhiều dịch bệnh, thiếu các đội tàu đánh cá xa bờ hiện đại, cơ cấu và chủng loại nuôi trồng còn ít... dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến do vậy làm hạn chế khả năng xuất khẩu. Vì vậy để tăng cường năng lực sản xuất nguyên liệu các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng, đánh bắt cần thực hiện một số việc sau đây:

- Chủ động đa dạng hóa các mặt hàng nuôi trồng trong đó nhà nước có sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật, sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu trên thị trường.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ nuôi trồng như thiết kế khu đầm nuôi có khoa học, xây dựng hệ thống dẫn nước, tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng... Có như vậy mới tránh được dịch bệnh cho sản phẩm nuôi và nâng cao năng suất đảm bảo nguồn cung ổn định.

- Phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi sinh thái, tiến hàng thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, sinh thái và phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh đầu tư cho các đội tàu đánh cá xa bờ nhằm tìm kiếm và đánh bắt những sản phẩm thủy sản có giá trị cao, khai thác được tài nguyên phong phú từ biển và đại dương với nguồn cung lớn.

3.2.3. Nghiên cứu và mở rộng tạo những nguồn nguyên liệu mới

Với điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng của chúng ta chủ yếu là nuôi trồng những sản phẩm truyền thống ít đi sâu vào khai thác, tìm hiểu nuôi trồng các loại giống sản phẩm khác nhau. Do vậy tạo ra một nguồn nguyên liệu thiếu sự đa dạng. Điều này tác động đến khả năng cung ứng lâu dài cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trong khi chất lượng sản phẩm trên thị trường EU ngày càng đòi hỏi cao mà người nuôi trồng lại mong có giá trị lớn. Vì vậy việc nghiên cứu, mở rộng và đưa vào khai thác giống nuôi trồng mới là rất quan trọng đối với ngành thủy sản hiện nay. Để có được sự bổ sung trong cơ cấu nuôi trồng cũng như cơ cấu xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong việc tạo giống và nhân giống thông qua:

- Đầu tư vào các chương trình nghiên cứu để lại tạo các loại giống mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn giống cũ như khả năng kháng bệnh, khả năng thích nghi với môi trường cho năng xuất cao và phù hợp với nhu cầu thị trường

- Thông qua hỗ trợ cho các viện và trung tâm nghiên cứu ở Trung ương đến địa phương tiến hành thử nghiệm và đưa vào nuôi trồng những giống mới, những sản phẩm mới bắt đầu được khai thác để xuất khẩu và hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng; tổng hợp và dự bán nhu cầu giống tại từng thời điểm, từng địa phương để điều phối chung cho sản xuất và cung ứng giống

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang thị trường eu (Trang 52 - 55)