0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Những thành tích đã đạt được

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CƠ GIỚI Ở CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 48 -49 )

IV. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của côngty

1. Những thành tích đã đạt được

* Tình hình đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị: trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp. Từ ngày đầu mới thành lập với số lượng máy móc thiết bị của còn hạn chế, nhưng cho đến nay tổng số vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty đã lên tới hơn 9 tỷ đồng, trong đó số vốn ngân sách cấp là 2,4 tỷ còn lại là nguồn vốn tự có và vốn vay. Với số vốn này công ty đã trang bị cho mình nhiều loại máy móc thiết bị đặc chủng, chuyên dụng cần thiết để phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp. Mặc dầu số lượng máy móc thiết bị được đầu tư chưa phải là nhiều nhưng phần nào cũng đã đảm bảo cho công ty có khả năng thực hiện những dự án lớn. Bên cạnh đó thì hoạt động quản lý máy móc thiết bị nhất là quản lý hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Với số vốn Ngân sách cấp còn ít ỏi, công ty đã manh dạn sử dụng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, không những thế công ty còn cố gắng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị một cách linh hoạt, đảm bảo việc bố trí sắp xếp các loại máy giữa các công trình nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Với mô hình quản lý phân theo 4 cấp từ công ty đến các tổ đội thi công đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc bảo đảm sự hoạt động thường xuyên của hệ thống máy móc thiết bị. Ngoài ra trong công tác quản lý đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, như quản lý tập trung máy móc thiết bị trong toàn công ty, giao khoán máy móc thiết bị cho từng đơn vị, xí nghiêph thi công và tình khấy hao cho từng đội. Hiện nay công ty vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để lựa chọn một phương pháp hợp lý và hiệu quả nhất.

* Công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị được công ty duy trì và thực hiện thường xuyên với phương châm hỏng đâu sửa đấy nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng máy hỏng, máy ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ thi công các công trình. Mặc dù đa số máy móc thiết bị đều được đầu tư mới trong những năm gần đây nhưng công tác bảo dưỡng sửa chữa luân được công ty xác định là vấn đề then chốt, nó bảo đảm cho máy móc thiết bị luân được tu bổ, phục hồi chức năng để phục vụ kịp thời cho sản xuất. Nhưng cái cơ bản là việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng, giảm chi phí khấu hao, tiết kiệm vốn đầu tư và hạ giá thành công trình xây dựng từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Qua phân tích thực trạng công

tác bảo dưỡng sửa chữa của công ty trong thời gian qua, ta thấy rằng công ty đã có biện pháp tích cực để đảm bảo hiệu quả sửa chữa như việc lập kế hoạch chung của phòng kỹ thuật rồi triển khai đến từng xí nghiệp, từng đội xây dựng. Công ty đã thành lập một xí nghiệp lắp máy chuyên đảm nhận công tác sửa chữa các loại máy móc thiết bị trong và ngoài công ty với đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, tay nghề cao. Ngoài ra cùng với việc giao máy móc thiết bị cho các đơn vị thì công ty cũng đã đào tạo cho mỗi đơn vị một vài công nhân kỹ thuật có khả năng tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng những hư hỏng nhỏ, bất thường. Vì vậy trong những năm qua công ty đã hoàn thành kế hoạch sửa chữa với chất lượng cao, giảm thiểu được nhiều sự cố hư hỏng bất thường, hạn chế thời gian sửa chữa và nâng cao thời gian hoạt động cho máy móc thiết bị. Đạt được những thành tích trên là do công ty đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác quản lý máy móc thiết bị, gắn trách nhiệm của từng người lao động, từng đội, xí nghiệp với máy móc thiết bị mà ho quản lý.

* Công tác quản lý hồ sơ thiết bị cũng được công ty tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ theo các cấp độ quản lý khác nhau. Tất cả các loại máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng đều được lập một sổ hồ sơ lý lịch trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế theo ngày giờ và các sự cố, hư hỏng trong quá trình sử dụng được công ty giao cho các tổ trưởng, đội trưởng thi công và người thực hiện trực tiếp là công nhân vận hành máy. Sau khi có được số liệu tổng hợp từ phía những người công nhân, các tổ các đội lập hồ sơ theo giõi rồi gửi lên cho xí nghiệp và công ty để có kế hoạch sửa chữa hoặc mua mới thay thế kịp thời. Nhìn chung trong những năm qua, công ty đã làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc quản lý máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CƠ GIỚI Ở CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 48 -49 )

×