0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CƠ GIỚI Ở CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 52 -62 )

IV. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của côngty

3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó

Từ những tồn tại nêu trên ta có thể rút ra được một vài nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất là do từ ngày mới thành lập, phải thay đổi hình thức kinh doanh từ chủ yếu là kinh doanh thương mại sang lĩnh vực xây lắp nên công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường cung ứng. Uy tín của công ty vẫn chưa cao, cơ sở vật chất, năng lực kỹ thuật, đội ngũ cán bộ và hệ thống máy móc thiết bị còn vô cùng thiếu thốn. Đa phần cán bộ quản lý của công ty được chuyển từ doanh nghiệp thương mại sang nên không có nhiều kinh nghiêm trong thị trường xây lắp, do vậy mà hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn. Ban đầu công ty chỉ có thể nhận thi công các công trình nhỏ lẻ và chủ yếu là do yêu cầu của Bộ quốc phòng. Đến nay tuy vị thế của công ty trên thị trường xây lắp đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng số lượng cũng như giá trị của các công trình vẫn chưa thực sự cao. Mặt khác công ty chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể dài hạn mà chủ yếu là các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn như vậy làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty.

Việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện nay ở công ty cũng đang gặp những khó khăn nhất định. Với việc phân chia máy móc thiết bị cho từng đội, từng xí nghiệp theo kiểu quản lý phân tán đã phát huy tác dụng kịp thời cho hoạt động thi công nhưng cũng gây ra tình trạng thừa máy chỗ này, thiếu máy chỗ kia làm giảm hiệu quả sử dụng. Công ty cũng đã tiến hành quản lý theo kiểu tập trung toàn bộ nhưng giải pháp này lại có nhược điểm là gây ra tình trạng chậm trễ trong quá trình thi công và chi phí huy động máy móc thiết bị cao. Do vậy mà hiện nay công ty phải áp dụng linh hoạt cả hai giải pháp này, song hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị vẫn chưa thực sự hoàn hảo.

Ngày nay, hoạt động thuê và cho thuê máy móc thiết bị xây dựng đang diễn ra khá phổ biến, nó có thể giải quyết được những khó khăn về máy móc thiết bị cho mỗi doanh nghiệp khi công trình thi công ở xa. Trước mỗi công trình luôn phải cân nhắc giữa chi phí huy động máy móc thiết bị với việc thuê chúng ngay tại chỗ sao cho hợp lý nhất.

Mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty rất lớn khoảng hơn 1150 người nhưng trong đó chỉ có hơn 400 người là cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo, còn lại chủ yếu là lao động hợp đồng mùa vụ, chưa qua đào tạo cơ bản nên khả năng sử dụng máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế. Vì vậy mà năng suất hoạt động của máy móc thiết bị không cao.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG

CƠ GIỚI Ở CÔNG TY TÂY HỒ

I. Một số giải pháp cụ thể.

1. Bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị ở các đội thi công cơ giới một

cách có hiệu quả.

Việc bố trí sắp xếp hệ thống máy móc thiết bị một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là hệ thống máy móc thiết bị phải đảm bảo tính cân đối và tính nhịp nhàng. Điều đó được thể hiện trước hết ở mỗi quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công suất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng và chất lượng của các loại nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất. Nói cách khác đó là mối quan hệ tỷ lệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Ngoài ra tính cân đối, nhịp nhàng còn được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả cầm chừng, khi thì vội vàng khẩn trương, gây lãng phí về sức người cũng như máy móc thiết bị. Từ ý nghĩa thực tế đó vấn để đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị thì cần phải làm tốt công tác quản lý, bố trí, sắp xếp chúng, tạo điều kiện cho máy móc thiết bị phát huy tối đa hiệu quả.

Sắp xếp, bố trí lại hệ thống máy móc thiết bị ở đội thi công cơ giới hiện nay bằng cách giảm bớt số xe kamazben và một số máy trộn bê tông. Trang bị thêm những máy móc thiết bị đặc chủng cần thiết theo ngành nghề kinh doanh trong giai đoạn tới như xe lu rung, cốp pha thép định hình, máy khoan …và loại bỏ các thiết bị lạc hậu đã lỗi thời không còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các công trình.

Áp dụng hình thức quản lý theo đối tượng và quản lý hỗn hợp thay cho hình thức quản lý tập trung trước đây trên cơ sở phân chia các loại máy móc thiết bị thông thường như xe Kamazben, máy trộn bê tông cho các đội sử dụng nhưng vẫn chịu sự quản lý của đội thi công cơ giới để khi cần công ty có thể huy động qua lại giữa các đội. Riêng đối với các máy móc thiết bị đặc chủng như xe lu rung, cần trục… thì tuỳ theo kế hoạch sản xuất mà đội thi công cơ giới lập kế hoạch chuyển giao cho từng đội đảm bảo phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất với chi phí thấp nhất.

Công ty tiến hành từng bước giảm dần chi phí khấu hao cho các loại máy móc thiết bị mới bằng cách trong những năm đầu có thể không tính lãi hoặc tính lãi ở mức thấp. Nếu cần có thể dung quĩ đầu tư phát triển, quĩ khấu hao cơ bản của công ty để trích khấu hao cho máy móc thiết bị ơ đội thi công cơ giới và thu lại trong những năm sau. Áp dụng hình thức giao khoán theo mỗi tổ, mỗi đầu xe thuộc đội thi công cơ giới để mỗi đơn vị này tự có trách nhiệm tìm việc cho mình. Trong giai đoạn đầu công ty chỉ cần thu để trang trải đủ chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị.

Đối với các công trình Quốc phòng cần phải huy động 100% năng lực máy móc thiết bị ở đội thi công cơ giới. Công ty có thể qui định tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị ở đội thi công đỗi, với mỗi đội, mỗi xí nghiệp theo bán kính của công trình so với công ty khi nhận thi công công trình. Cụ thể như sau:

+ Nếu R < 100 km thì 100% máy móc thiết bị sử dụng phải huy động từ đội đảm trách thi công

+ Nếu 100 km < R < 300 km thì phải huy động từ 60 – 80 % máy móc thiết bị + Nếu R > 300 km thì huy động ít nhất 50 % máy móc thiết bị.

Đồng thời với đó là tích cực thực hiện công tác tiếp thị cho thuê máy móc thiết bị với phương châm giảm thiểu chi phí trên cơ sở hạ thấp lãi định mức.

Để có thể thực hiện được giải pháp này thì trong những năm tiếp theo có thể là từ 3 đến 5 năm công ty không tính khấu hao cho máy móc thiết bị ở đội thi công cơ giới mà dùng lãi xí nghiệp và lãi của công ty để trích khấu hao. Đội thi công cơ giới phải quản lý, theo dõi chặt chẽ hoạt động sử dụng máy móc thiết bị ở từng xí nghiệp, từng đội để tính toán chính xác chi phí hoạt động cho các xí nghiệp. Việc này có thể giao trực tiếp cho công nhân vận hành máy trên cơ sở có sự giám sát của đội.

Có sự phối hợp trong công tác lập kế hoạch thi công từ cấp công ty đến cấp đội để có kế hoạch bố trí máy móc thiết bị hợp lý, tránh tình trạng thừa thiếu máy móc thiết bị làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của toàn công ty. Các xí nghiệp các đội xây dựng phải khai thác, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị được công ty giao cho và thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng theo đúng kế hoạch nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên cho hệ thống.

2. Hoàn thiện công tác bảo dưỡng sửa chữa dự phòng theo kế hoạch.

Máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối nhịp nhàng và liên tục. xét về mặt vốn thì đó chính là hình thái vật chất của vốn cố định, một loại vốn lớn chiếm

tỷ trọng cao trong tổng số vốn dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo dưỡng sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị làm giảm được hao mòn vô hình, góp phần làm nên hiệu quả cho quá trình sử dụng. Thật vậy sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị là công tác gắn liền với quá trình sử dụng, không thể có sử dụng tốt nếu không làm tốt công tác sữa chữa. sửa chữa máy móc thiết bị chu đáo cẩn thận sẽ hạn chế những sự cố, hỏng hóc lớn trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà kéo dài tuổi thọ cho máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng máy, tăng năng lực hoạt động cho chúng. Với quan điểm cơ bản của sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là lấy sửa chữa dự phòng làm chính, tức là không đợi máy hòng mới sửa chữa mà kiểm tra khắc phục thường xuyên những sự cố nhỏ, không để máy móc thiết bị rơi vào tình trạng hỏng nặng. Sửa chữa là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động hết công suất.

Để hoàn thiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng sự phòng theo kế hoạch công ty cần chú trọng những vấn đề sau làm tốt công tác lập chi tiết quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị dựa trên các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa năm của công ty đã xây dựng. + Căn cứ vào lịch sửa chữa từng loại máy móc thiết bị.

+ Căn cứ vào năng lực thi công thực tế của từng loại máy móc thiết bị. + Căn cứ vào số lượng công nhân làm công tác sửa chữa.

Sau khi tính toán các căn cứ cùng với việc xác định mức tiêu hao về thời gian, nguyên vật liệu và nhân công cho công tác sửa chữa, phòng kỹ thuật và xưởng cơ khí sẽ tiến hành lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm rồi trên cơ sở bản kế hoạch đó công ty phân bổ chi tiết cho từng tháng, từng tuần và giao cho các xí nghiệp, các đội triển khai thực hiện.

Để khắc phục hiện tượng chờ đợi trong công tác sửa chữa công ty có thể thay đổi mô hình tổ chức sửa chữa như sau:

Sơ đồ hệ thống tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị.

Trong đó phòng kỹ thuật và xưởng cơ khí lắp máy cần phối hợp chặt chẽ với các đội, các xí nghiệp để có kế hoạch sửa chữa cụ thể đối với từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở thống kê chính xác thời gian hoạt động của chúng.Cùng với nó là việc tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật làm công tác sửa chữa.

Thành lập ở mỗi xí nghiệp một đội kỹ thuật thay thế cho tổ kỹ thuật trước đây để đảm trách nhiệm vụ sửa chữa vừa, xưởng cơ khí lắp máy có thể cử cán bộ của mình xuống tăng cường các đội ngũ kỹ thuật này.

Biên chế thêm cho mỗi đội từ 1 đến 2 công nhân kỹ thuật bậc cao để có thể đảm trách công việc sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng cho máy móc thiết bị tránh tình trạng máy hỏng đột suất làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Có kế hoạch bảo quản cụ thể đối với những loại máy móc thiết bị vận chuyển đi xa hoặc hoạt động trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt: như máy xúc, máy ủi, máy tạo vét bùn, máy trộn bê tông, giàn giáo thép, cốt pha thép…

Có nội quy, quy định chung cho hoạt động quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị và nội quy, quy định riêng cho từng loại.

Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chu kỳ sữa chữa máy móc thiết bị và làm tốt công tác xác định chu kỳ sửa chữa, tránh tình trạng máy chưa hỏng đã đem vào sửa chữa. Lập sổ lý lịch rõ ràng cho từng loại máy móc thiết bị và giao trách nhiệm trực tiếp cho người vận hành máy.

Đối với những loại hỏng hóc mà công ty chưa đủ khả năng sửa chữa thì phải ký hợp đồng với các cơ sở sửa chữa dảm bảo giảm đến mức thấp nhất thời gian ngừng máy, phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất.

Với việc thay đổi hệ thống tổ chức sửa chữa như trên các đội, các xí nghiệp có thể đảm trách các công việc sửa chữa nhỏ và vừa nên hiệu quả sử dụng sẽ được tăng cao. Ta có thể thấy được điều này qua ví dụ cụ thể như sau:

-Tại đội xây lắp số 3 thuộc xí nghiệp xây lắp 897 + Tổng số thiết bị: 35

+ Số thợ sửa chữa: 2 bậc 3/7

+ Mỗi ngày phải dừng thiết bị bình quân 8 giờ + Hệ số sử dụng thời gian: 0,8

+ Số ngày làm việc: 26 ngày/ tháng + Đơn giá một ca máy: 800.000 đồng + Một năm làm việc 12 tháng

Chí phí dừng máy trong năm đội là:

=0,8 x 12 tháng x 26 ngay x 800.000đ/ca =199.680.000đ Nếu bố trí thêm 1 thợ sửa chữa bậc 5/7: Bình quân 1 năm trả lương hết + Bậc 5/7: 1.000.000đ/th x 12tháng = 12.000.000đ

+ Bậc 3/7: 2 x 800.000đ/th x 12tháng = 19.200.000đ + Các chí khác : =30.000.000đ Tổng chí phí =61.200.000đ

Như vậy hàng năm đội vẫn còn dư được 138.480.000đ. Bên cạnh đó máy móc thiết bị của đội luôn được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, đáp ứng được nhu cầu sản xuất khẩn trương từ đó mà hiệu quả kinh doanh của đội sẽ tăng cao hơn nữa.

Hiện nay chi phí cho hoạt động bảơ dưỡng sữa chữa của công ty không lớn nên công ty chưa có kế hoạch xác định chi phí rõ rang mà được trích trực tiếp từ quỹ khấu hao cơ bản theo từng trường hợp cụ thể. Trong những năm tới công ty cần lập kế hoạch xác định chi phí môt cách chi tiết và đặc biệt và xác định nguồn cung cấp chi phí.

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ cho công tác xây dựng lịch xích, lập kế hoạch sửa chữa giữa công ty, xí nghiệp và các tổ đội thi công để đảm bảo thực hiện đúng phát huy hiệu quả sửa chữa một cách tốt nhất. Phải thành lập được các đội kỹ thuật ở các xí nghiệp có đủ khả năng sửa chữa để đảm bảo hoạt động sửa chữa được thông suốt. Thường xuyên trao đổi, bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho công nhân sửa chữa và cán bộ quản lý sửa chữa ở các đội.

3. Nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị.

Hệ số thời gian làm việc thực tế phản ánh trình độ sử dụng máy móc thiết bị của mối doanh nghiệp.Thông qua hệ số này ta có thể thấy được khả năng huy đông công suất thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hệ số này được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế chia cho thời gian làm việc theo quy định trong năm, hệ số này cho biết trong năm máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoạt động được bao nhiêu giờ và phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Bên cạnh đó thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị còn có tác dụng giúp các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp có thể nhanh trong nắm bắt được tình hình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CƠ GIỚI Ở CÔNG TY TÂY HỒ (Trang 52 -62 )

×