Qua tìm hiểu thực trạng của nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát tín dụng của phòng KTKSNB, nhất là về quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng của PVFC em nhận thấy ngoài những mặt tích cực đã đạt được thì công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng của công ty còn có một số mặt hạn chế sau:
Thứ nhất: Tính kịp thời trong hoạt động kiểm tra kiểm soát tín dụng chưa cao. Kiểm tra kiểm soát là một hoạt động cố hữu của quản lý tức là nó luôn gắn liền với quản lý và phải được thực hiện ở mọi khâu của quá trình quản lý. Hoạt động tín dụng cũng không là ngoại lệ thậm chí hoạt động tín dụng gắn liền với chủ thể là ngân hàng còn là hoạt động đặc biệt phải kiểm tra kiểm soát. Qua nghiên cứu em thấy quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng của công ty hiện tại mới chỉ dùng lại ở mức kiểm tra sau khi khoản tín dụng đã được giải ngân, vì vậy chưa ngăn chặn và phát hiện kịp thời ngay từ khâu thẩm định, tiếp xúc khách hàng, kịp thời phát hiện và báo cáo tới Giám đốc Công ty các khách hàng có biểu hiện vay và sử dụng vốn không đúng mục đích. Do vậy theo em trong quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng cần bổ sung việc kiểm tra ngay từ bước thẩm định hồ sơ xin vay.
Thứ hai: Trong quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng thì việc kiểm tra ở bước cấp tín dụng và giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi chưa thực sự chặt chẽ . Ở hai bước này sở dĩ nói kiểm tra kiểm soát chưa được chặt chẽ bởi: Một mặt như đã nói ở trên cấp tín dụng và giám sát khoản vay là những khâu hết sức phức tạp, đối với cấp tín dụng từ việc đầy đủ các hồ sơ, thủ tục đến việc cấp tín dụng là cả một vấn đề. Ví dụ như không phải lúc nào cũng đủ hồ sơ, đúng thủ tục mới cấp tín dụng hay đủ hồ sơ đúng thủ tục chưa chắc đã được cấp tín dụng bởi lẽ trong nhiều trường hợp nhất là đối với các tổ chức nhà nước, xuất hiện nhiều văn bản, quy định, quy chế không hợp lý hay chồng chéo nhau làm cho việc cấp tín dụng trở nên rất khó khăn. Đối với giám sát khoản vay thu nợ thu lãi cũng vậy, nếu các khách hàng là các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty hay là CBCNV của công ty thì việc giám sát là không
quá khó, nhưng nếu công ty mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế thì việc giám sát quá trình sử dụng vốn, kinh doanh có hiệu quả hay không của khách hàng là rất khó, cụ thể là ở bước này phải theo dõi khả năng trả nợ (khấu hao) và trả lãi (lợi nhuận) của khách hàng trong một thời gian sẽ gặp rất nhiều cản trở cả về mặt không gian và thời gian. Mặt khác trong quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng việc kiểm tra bước cấp tín dụng và giám sát các khoản vay chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, chưa thật chặt chẽ các bước thực hiện chỉ là kiểm tra xem việc cấp tín dụng đã đúng quy trình chưa, cấp tín dụng đã đúng đối tượng, đúng thời hạn chưa …mà chưa quan tâm để giám sát cụ thể như đã nói ở trên hay việc kiểm tra giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi chỉ dừng lại ở việc kiểm tra trên giấy tờ công việc thu lãi, thu nợ, đúng hạn, đúng thủ tục không, hay gia hạn nợ khi nào và như thế nào còn việc giám sát một cách thật chặt chẽ để giải quyết những khó khăn, phức tạp ở trên đối với khách hàng để có những điều chỉnh ngay lập tức thì chưa làm được. Điều này trước hết xuất phát từ khả năng thực hiện, giám sát chưa chặt chẽ của quy trình tín dụng của công ty dẫn đến sự chưa chặt chẽ của quy trình kiểm tra kiểm soát, và sau đó là những nguyên nhân như đã nêu của hạn chế đầu - những khó khăn về nhiều vấn đề khách quan mà tổ chức tín dụng nào cũng gặp phải trong một nền kinh tế thị trường mới phát triển như ở Việt Nam.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PVFC