hợp lý.
Để có thể khắc phục được những hạn chế và phát huy được một cách tốt nhất vai trò và ý nghĩa của hệ thống KTKS trong công ty thì việc từng bước xây dựng một quy trình KTKS tín dụng hiệu quả hơn là một việc làm cần thiết. Quy trình mới sẽ được xây dựng định hướng trên cơ sở quy trình Kiểm tra kiểm soát nội bộ chuẩn được chấp nhận rộng rãi kết hợp với quy trình tín dụng của công ty và những yêu cầu, đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về nguồn nhân lực, về công nghệ thông tin, cũng như tình hình tài chính của công ty. Và dưới đây trên cơ sở những hạn chế về quy trình KTKS tín dụng đã nêu ở chương hai em chỉ xin đưa ra một số ý kiến xây dựng sau:
Thứ nhất để tăng cường hiệu quả của chức năng tiền kiểm của hệ thống KTKS thì trong quy trình KTKS tín dụng nên có sự phân tích đánh giá quy trình một cách chặt chẽ và khoa học, quy trình phải được đánh giá các rủi ro tiềm ẩn ở từng bộ phận từng giai đoạn bằng các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ thích hợp thậm chí bằng cả những linh cảm nghề nghiệp từ đó sẽ phát hiện ra những điểm kiểm soát nào của quy trình bị hổng, bị yếu và có những biện pháp ngăn chặn khả năng sai phạm từ xa.
Thứ hai trong quy trình KTKS tín dụng được xây dựng ngoài việc mở rộng việc kiểm tra giám sát trên toàn quy trình nên chú trọng và tập trung hơn nữa vào các bước cấp tín dụng và giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi. Bởi như đã phân tích các bước này ẩn chứa rất nhiều sự phức tạp và khó quản lý, khó kiểm soát của tổ chức sẽ dễ dẫn đến sự không chặt chẽ của quá trình KTKS.