c. Những đặc tính chung của phần mềm hiện đại:
2.3.3.6 Triển khai hệ thống thông tin
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hóa của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tại liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống.
Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống như sau:
Lập kế hoạch thực hiện
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn này là lựa chọn ngôn ngữ lập trình. Vì hiện nay tồn tại rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Mỗi loại có ưu điểm và khuyết điểm riêng, những người xây dựng hệ thống cần lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với yêu cầu của HTTT nhất.
Thiết kể vật lý trong
Thiết kế CSDL vật lý trong
Thiết kế CSDL vật lý trong nhằm truy cập dữ liệu nhanh và hiệu quả. Để làm được điều này người ta thường sử dụng tệp chỉ số. Tệp chỉ số như là một quyển sổ địa chỉ để cho hệ quản trị CSDL biết chính xác địa chỉ của từng bản ghi trên đĩa nhớ. Với mỗi chỉ tiêu tìm kiếm lại có một tệp chỉ số.
Thiết kế vật lý trong cho các xử lý
Để thể hiện tốt các thiết kế xử lý cho phép viết tốt các chương trình sau này, IBM đã đưa ra phương pháp phương pháp IPT – HIPO (Improveed Programming Technoloies Hierarchical Input Process Output) kỹ thuật phát triển chương trình phân cấp theo Vào – Xử lý – Ra.
Một số lưu ý khi xây dựng các module lập trình - Xây dựng các module nhỏ dễ kiểm tra. - Module nhỏ có thể sử dụng trong nhiều pha.
- Tính đến khả năng trợ giúp của các phần mềm phát triển.
- Tích hợp các đặc trưng vật lý của máy tính để phân chia module. - Xếp theo các nhóm module có liên thông hết cái này đến cái kia.
Lập các chương trình máy tính
Lập trình là quá trình chuyển đổi các đặc tả thiết kế vật lý của nhà phân tích thành phần mềm máy tính do lập trình viên đảm nhận.
Thử nghiệm phần mềm
Việc thử nghiệm phần mềm có thể được tiến hành song song với việc lập trình.
- Không làm những gì cần làm. - Làm những gì không cần làm.
Một thử nghiệm tốt là thử nghiệm xác định được cả 2 loại lỗi trên.
Các kỹ thuật thử nghiệm chương trình
- Rà soát lỗi đặc trưng: là ra soát các lỗi trong danh sách những lỗi nhất định mà các lập trình viên thường mắc phải.
- Kiểm tra logic: tập trung vào logic của chương trình hơn là thử các trường hợp đặv biệt.
- Thử nghiệm thủ công: thử nghiệm chương trình trên giấy và bút. - Kiểm tra cú pháp bằng máy tính: phát hiện lỗi cú pháp nhưng không thực hiện lệnh.
- Thử nghiệm module: thử nghiệm từng module.
- Kỹ thuật tích hợp: kết hợp các module với nhau rồi thử nghiệm. - Thử nghiệm hệ thống: tích hợp các chương trình thành hệ thống rồi thử nghiệm.
- Kỹ thuật thử Stub: dùng các Stub (2 hoặc 3 dòng lệnh) thay thể cho các module thứ cấp chưa viết để chạy thử chương trình.