III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.3. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu
Các khoản phải thu tuy có tác dụng làm doanh thu bán hàng tăng lên song nó cũng làm tăng thêm chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình trạng thực tế của Công ty là khoản thu ngày càng một gia tăng và ở mức cao, vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó Công ty lại đang thiếu vốn đầu tư. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ khoản phải thu để xí nghiệp vừa gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của Công ty. Một số giải pháp giảm các khoản phải thu như sau:
Giải pháp giảm nợ
Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý phù
hợp với những khoản nợ này. Đối với khách hàng thì không nên để các khoản nợ chồng chất lên nhau, có nghĩa là nếu khách hàng đó mua hàng tiếp thì Công ty phải yêu cầu họ thanh toán khoản nợ trước, sau đó mới tiếp tục cung cấp hàng, không cấp hoặc hạn chế giao hàng cho các khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có khả năng thanh toán nợ vay.
Công ty hạn chế bán chịu để giải phóng hàng tồn kho, trước khi quyết định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả năng tài chính của khách hàng và đánh giá khoản tiền hàng mà khách hàng muốn mua. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng nhằm xác định liệu lượng hàng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn không. Để làm được điều này, Công ty cần phải lưu ý đến phẩm chất, điều kiện, năng lực trả nợ, vốn, tài sản thế chấp của khách hàng. Công ty chỉ nên bán chịu cho khách hàng khi đựơc cái lớn hơn cái mất.
Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là Công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán và khi đó cần có biện pháp kịp thời giải quyết.
Đối với trường hợp cùng một lúc Công ty nhận được nhiều hợp đồng, nên xem xét lại các khách hàng nào có khả năng thanh toán nhanh thì ưu tiên thực hiện trước, nhưng vẫn đảm bảo thời gian giao hàng cho các khách hàng khác. Khi ký kết hợp đồng, cần phải chặt chẽ tránh gây ra thiệt hại về vốn. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng thu thu hồi vốn, tránh hiện tượng chây ỳ trong thanh toán
Để thu hồi các khoản nợ, Công ty cần áp dụng các biện pháp thanh toán linh hoạt: Có thể là thu bằng tiền hoặc thu bằng hàng hóa thay thế. Vì trong thực tế các khách hàng có thể thiếu tiền thanh toán nhưng lại có hàng hóa khác. Nếu sử dụng hàng hóa của khách hàng, Công ty có thể tăng khả năng thu hồi nợ, đồng thời giảm được các khoản chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, dự trữ, bảo quản hàng trong kho, lãi trả tiền ngân hàng. Điều này làm tăng vòng quay vốn lưu động. Ngoài ra, Công ty còn thu hồi nợ bằng cách bán nợ cho một công ty thứ ba, đó có thể là một Ngân hàng hay một Công ty tài chính. Sau việc mua bán nợ hoàn tất thì Công ty mua nợ sẽ dựa vào hoá đơn chứng từ để thu nợ, quan hệ kinh tế lúc đó
là quan hệ con nợ và chủ nợ. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này Công ty phải chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi trên hoá đơn thu nợ và phần Công ty có được sau khi bán nợ.