Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn KD hợp lý

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp trung hiếu (Trang 52 - 55)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn KD hợp lý

Trong điều kiện kinh doanh thương mại, Công ty muốn hoạt động không thể thiếu vốn. Do vậy, việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn

trong kinh doanh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động của Công ty.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của Công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với hình thức cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của thị trường. Để đảm bảo cung cấp kịp thời cho các đơn vị có nhu cầu, Công ty thường phải dự trữ lượng hàng hóa khá lớn. Hàng năm vào mùa của xây dựng cơ bản nên sản phẩm công ty thường có giá trị cao. Do đó nhu cầu vốn cho thu mua hàng hóa dự trữ cũng tăng vào thời gian trước đó. Việc này đòi hỏi Công ty phải huy động vốn lớn đáp ứng cho thu mua hàng hóa chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu thị trường tránh tình trạng thiếu hàng phục vụ cho thị trường.

Từ năm 2004 – 2007 nguồn hình thành vốn của Công ty chủ yếu là nợ phải trả, điều này chứng tỏ Công ty chưa có sự độc lập về tài chính, nó làm giảm hiệu quả sử dung vốn của Công ty. Để đảm bảo tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả, thì trong quá trình lập kế hoạch cần chú trọng tới một số vấn đề sau:

Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua hàng hóa vào từng thời kỳ trong năm. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuât, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo điều kiện cho Công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

Ngoài ra, Công ty cần chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho thích hợp với từng thời kỳ. Khi thực hiện Công ty căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.

Trong thực tế nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, Công ty cần đáp ứng kịp thời. Nếu thừa vốn Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt, đầu tư mở rộng, cho đơn vị khách vay đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước làm cơ sở, cùng với dự định về nhu cầu hàng hóa của Công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động của chính mình.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn cũng là một bộ phận quan trọng của phương án kinh doanh. Cũng như đối với các kế hoạch khác, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải được lập sát, đúng, toàn diện đồng bộ để làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng vốn của Công ty được hiệu quả hơn.

Nâng cao khả năng huy động vốn của Công ty cũng chính là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bởi hiệu quả huy động được đề cập ở đây chính là huy động được một lượng vốn vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng với chi phí thấp, không gây khó khăn cho Công ty trong vấn đề thanh toán. Với chất lượng nguồn huy động vốn như vậy nhà quản trị có thể đưa ra một cơ cấu đầu tư hợp lý. Đáp ứng được phần nào yêu cầu trên nguồn vốn tự có đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động vốn của công ty, trong trường hợp sử dụng nguồn vốn tự có Công ty có thể tận dụng những nguồn vốn nhỏ từ lợi nhuận không chia, từ các quĩ như đầu tư phát triển. Mặc dù lượng vốn huy động được từ nguồn này không cao nhưng có ưu điểm là không phải trả chi phí huy động. Nếu nhu cầu vốn lớn và cần thiết Công ty có thể vay từ cán bộ công nhân viên, đây là nguồn vốn rất có tiềm năng của Công ty. Do công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty đạt được hiệu quả cao kéo theo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây cũng tăng lên, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng cao, vì vậy một khoản cho vay Công ty không phải là khó. Việc huy động từ nguồn này giúp cho Công ty tránh được những thủ tục phức tạp đồng thời cũng giúp cho cán bộ công nhân viên Công ty tăng thêm thu nhập từ khoản lãi cho Công ty vay. Mặt khác với phương thức này một cách gián tiếp làm cho nhân viên Công ty cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc muốn Công ty làm ăn có hiệu quả đảm bảo khả năng thanh toán những món vay và lãi.

Thực hiện tốt tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Doanh nghiệp luôn diễn ra quá trình là doanh nghiệp nợ khách hàng tiền do mua hàng hóa. Doanh nghiệp lợi dụng hình thức này để sử dụng vốn chiếm dụng cho kinh doanh, đây là phương thức đối với doanh nghiệp khi thiếu vốn từ các nguồn khác.

Tín dụng ngân hàng là một hình thức Công ty vay vốn từ ngân hàng thương mại với kỳ hạn ngắn. Từ nguồn vốn vay này có thể huy động được một lượng lớn, đúng hạn để tăng cường các hoạt động của mình. Đối với tín dụng ngân hàng thì Công ty phải đào tạo uy tín, kiên trì đàm phán và phải chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo.

Ngoài ra, Công ty cũng cần phải tranh thủ số tiền chưa đến hạn trả cho bạn hàng hay tiền lương của cán bộ, nhân viên trong công ty chưa đến kỳ trả, dùng để quay vòng vốn kinh doanh cho công ty mình.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp trung hiếu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w