Cơ cấu vốn lưu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp trung hiếu (Trang 32 - 36)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.1 Cơ cấu vốn lưu động

Là một doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh trong lĩnh vực chính là cung cấp các mặt hàng kim khí cho nên nguồn vốn của công ty dành cho vốn lưu động là rất lớn. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 12: Cơ cấu vốn lưu động của công ty

§¬n vÞ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ

Tiền 186.709.687 9,8 261.393.562 9,8 58.326.109 2,005 70.824.560 2,005

Các khoản phải thu 1.329.583.924 70 1.861.417.494 70 1.941.468.434 66,76 2.358.497.384 66,8

Hàng tồn kho 396.743.772 20,2 555.441.281 20,2 907.408.628 31,2 1.101.853.334 31,2

Tổng vốn lưu động 1.913.037.383 100 2.678.252.336 100 2.908.203.170 100 3.531.175.278 100

Từ bảng số liệu ta có một số nhận xét sau:

Quy mô vốn lưu động năm 2005 tăng 765.214.953 đồng so với năm 2004, tương đương với 40% là do các khoản phải thu tăng tới 531.833.570 đồng. Năm 2006 và năm 2007 vốn lưu động cũng tăng nhưng rất thấp, chỉ 229.950.834 đồng và 622.972.108 đồng.

Công tác quản lý chi phí kinh doanh và hàng tồn kho:

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho nằm trong các sản phẩm đang sản xuất của Công ty. Trước khi cung cấp hàng cho một đơn vị hay một công trình, Công ty phải bỏ vốn thuê ngoài các phương tiện cần thiết, ngoài ra Công ty cũng phải ứng trước một khoản đầu tư vào tài sản lưu động, nguyên vật liệu… phục vụ cho nhu cầu. Nếu không đáp ứng hàng hóa kịp thời sẽ dẫn đến một số chi phí tăng lên: chi phí thuê máy móc, lương nhân công, tiền lãi vay… Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm số vòng quay vốn lưu động và kéo dài thời gian quay vòng vốn đã dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Trong khi đó, năm 2004 hàng tồn kho của Công ty chiếm 20,2% trong tổng vốn lưu động, nghĩa là có tỷ trọng cao hơn so với tiền mặt thì đến năm 2005 là 20,2%, sang năm 2006 và năm 2007 tăng lên là 31,2%. Điều đó chứng tỏ lượng hàng hoá của Công ty được xuất ra rất lớn, lượng dự trữ hàng hóa nhiều hơn trước để phục vụ các nhu cầu khách hàng, nên tốc độ tăng dự trữ nhanh tuy nhiên cần đẩy mạnh doanh thu cao hơn nữa thì việc dự trữ mới thật sự có hiệu quả.

Quản lý tiền mặt:

Bảng 13: Chênh lệch tiền mặt qua các năm

Đơn vị:VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 so với Chênh lệch

năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Tiền 74.683.875 40 -203.067.453 -77,69 12.498.451 21,5

( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu)

trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ) đều là thuộc nhóm tài sản bằng tiền. Do vậy cần tăng lượng tiền bằng cách đi vay bổ sung. Việc đi vay để tăng thêm nguồn vốn bằng tiền trong những thời điểm nào đó là một việc khá phổ biến. Khi vay tiền, điều cơ bản nhất là tính đến chi phí lãi vay và tính hiệu quả của đồng vốn. Đối với Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu ta thấy, lượng tiền mặt của Công ty rất không ổn định, biến động cả về tỷ trọng trong tổng vốn lưu động lẫn chênh lệch qua các năm cụ thể:

Năm 2004, lượng tiền mặt của Công ty là 186.709.687 vnđ, năm 2005 lượng tiền mặt tăng lên cao, đạt 261.393.562 vnđ, tăng lên 74.683.875 vnđ ứng với 40 % tổng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2006, tiền mặt của Công ty chỉ còn 58.326.109 vnđ, tức là đã giảm đi 203.067.453 vnđ, tức đã giảm đi 77,69%.và năm 2007 số tiền tuy có tăng lên thêm 12.498.451 tương đương với tốc độ tăng 21,5% tuy nhiên là không đáng kể. Như vậy, Công tác quản lý tiền mặt của Công ty chưa tốt, lượng tiền mặt thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng bị động trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, Công ty cần hết sức lưu ý đến công tác này.

Công tác quản lý các khoản phải thu:

Bảng 14: Chênh lệch khoản phải thu qua các năm

Đơn vị tính:VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2005 so với Chênh lệch

năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Khoản phải thu 531.833.570 40 80.050.940 4,3 417.028.950 21,5

( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu)

Trong cơ cấu vốn lưu động, các khoản phải thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và giá trị tăng lên rất nhanh, đặc biệt năm 2005 khoản này tăng tới 40% so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu của công ty lớn Đó là năm công ty thực hiện hợp đồng cung cấp một số lượng lớn hàng hóa cho khách hàng nhưng công tác thanh quyết toán các hợp đồng chậm, tuy nhiên những khoản này vẫn được coi là doanh thu cho Công ty nên khoản phải thu tăng và doanh thu

cũng tăng. Sang năm 2006, Công ty đã tăng cường công tác siết nợ, đẩy mạnh các khoản phải thu từ khách hàng và Công ty trích từ quỹ khấu hao để bù đắp cho sự gia tăng của khoản phải thu nên mức tăng lên được giảm xuống còn 4,3%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng các khoản phải thu này lại tăng lên là 21,5% Điều này là khá nguy hiểm, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn mà trong thời điểm hiện nay Công ty đang thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó nếu Công ty vẫn không giảm được các khoản phải thu thì một số khoản trở thành nợ khó đòi đối với Công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Từ những phân tích trên có thể nhận xét rằng Công ty đang có xu hướng tăng hàng tồn kho trong vốn lưu động và giảm dần dự trữ tiền mặt. Tuy vậy các khoản phải thu tương đối lớn trong vốn lưu động có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Việc này đã được hạn chế nhờ các chính sách linh hoạt của công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp trung hiếu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w