Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính accagroup (Trang 52 - 53)

II. KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀ

2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán

2.3. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần xác lập mức trọng yếu có thể chấp nhận đối với các sai lệch phát hiện được. Mặc dù ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên song trên thực tế các Công ty kiểm toán thường đề ra những đường lối chỉ đạo để hỗ trợ cho các kiểm toán viên của mình trong việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu qua việc hướng dẫn các chỉ tiêu được chọn làm gốc trong từng trường hợp cụ thể, tỷ lệ tính mức trọng yếu đối với từng chỉ tiêu. Riêng đối với Công ty ACCAGroup quy trình xác lập mức trọng yếu được tiến hành một lúc cho các khoản mục theo một tỷ lệ nhất định đối với tổng giá trị của từng khoản mục đó. Với mỗi một khoản mục nhất định, Công ty ACCAGroup có một hệ thống các tỷ lệ áp dụng cho từng khoảng giá trị của khoản mục đó.

Mức trọng yếu của mỗi khoản mục được tính theo công thức: PM = TA * r

Trong đó:

- PM (planning materiality): -TA (total amount of balance): - r (rate to used from…to…):

mức trọng yếu ban đầu

tổng giá trị khoản mục trong báo cáo tỷ lệ sử dụng đối với giá trị nằm trong khoảng… đến…

Đối với khoản mục doanh thu của Công ty ABC và Công ty XYZ, mức trọng yếu ban đầu được xác định theo bảng sau:

Bảng 04: Xác lập mức trọng yếu ban đầu cho khoản mục doanh thu

Entity (Côn g ty) Turnover (Doanh thu) From (Từ) To (Đến) % to used MP (mức trọng yếu ban đầu) ABC 78.809.028.29

9

71.794.872.727 92.307.691.636 1.5% 1.182.135.424 XYZ 12.617.626.40 8.205.130.182 15.384.615.27 2.5% 31.5440.660

8 3

Mức trọng yếu ban đầu này sau sẽ được các kiểm toán viên so sánh với giá trị sai số của khoản mục doanh thu phát hiện được trong cuộc kiểm toán (thể hiện trong Bảng tổng hợp các sai sót phát hiện được). Nếu các sai sót cao hơn mức trọng yếu xác lập ban đầu thì kết luận là sai số dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu đối với Báo cáo tài chính. Khi đó kiểm toán viên trao đổi với Ban giám đốc của khách hàng để có bút toán điều chỉnh hợp lý và chính xác.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400- Đánh giá rủi ro và

kiểm soát nội bộ: “kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải xác định mức

độ rủi ro kiểm toán là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán”. Đối với hai khách hàng là Công ty ABC và Công ty XYZ, các kiểm toán viên cao cấp của ACCAGroup đã dựa vào trình độ chyên môn và kinh nghiệm của bản thân để đánh giá rủi ro kiểm toán của hai khách hàng này là ở mức khá thấp. Do vậy ACCAGroup đã kí hợp đồng kiểm toán đối với hai khách hàng này. Sau khi xác định mức trọng yếu ban đầu và đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên ACCAGroup tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho hai khách hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính accagroup (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w