I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
4. Tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
ACCAGroup
4.1. Khái quát qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty ACCAGroup ACCAGroup
Trong rất nhiều loại hình dịch vụ mà ACCAGroup cung cấp thì loại hình dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài hệ thống chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, Công ty còn có những qui định cụ thể về mẫu hồ sơ, mẫu báo cáo, mẫu hợp đồng kiểm toán, các kí hiệu trong hồ sơ kiểm toán và những chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục được tiến hành kiểm toán. Phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty ACCAGroup được tóm tắt trong sơ đồ (mô hình trang sau), có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng về tính chính xác và sự giải trình Báo cáo tài chính. Quy trình kiểm toán của ACCAGroup rất bài bản, đã gắn lý thuyết vào thực tiễn rất thành công, biến lý thuyết thành thực tiễn. Tuy nhiên, do quy mô Công ty không lớn và mới thay đổi nên tuỳ theo từng đối tượng khách hàng và để cân đối, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán thì Công ty sẽ có cách tiếp cận thích hợp thông qua việc đánh giá trọng yếu và rủi ro.
Quy trình kiểm toán của ACCAGroup được lập cho mỗi phần hành, mỗi khoản mục, nội dung cụ thể. Ví dụ như từng khoản mục, phần hành đều có chương trình riêng như: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho, chương trình kiểm toán doanh thu, chương trình kiểm toán tài sản cố định… Mỗi chương trình được chi tiết hoá theo nội dung là: Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị, mục tiêu kiểm toán, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục phân tích (nếu có), và các thử nghiệm cơ bản. Đây là các giấy tờ định hướng công việc cho kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán một khoản mục hay phần hành bất kì nào.
Cuộc kiểm toán được ACCAGroup tiến hành với phương pháp kiểm toán khoa học để có thể giúp khách hàng giảm thiểu chi phí bằng cách tối đa hoá hiệu quả và tăng cường tính hiệu năng trong công tác kế toán.
Sơ đồ 04: Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát, xử lý rủi ro của kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch
kiểm toán Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trờng kiểm soát Tìm hiểu chu trình kế toán Thực hiện các bước phân tích tổng quát Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Đánh giá và quản lý rủi
ro Quản lý cuộc kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản
Rủi ro chi tiết
xác định được không xác định đượcRủi ro chi tiết
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Tin cậy Không tin cậy
Tin cậy Không tin cậy
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Thực hiện chuẩn mực phục vụ khách hàng
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả
Tiến hành thủ tục phân tích
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo
Đánh giá chất lượng và kết quả cuộc kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán Thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng
Soát xét, kiểm soát giấy tờ làm việc
Kết luận và báo cáo
Các hoạt động sau kiểm toán
4.2. Hồ sơ kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACCAGroup ACCAGroup
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230- Hồ sơ kiểm toán: kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận).
Giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán của ACCAGroup được lập theo mẫu biểu và quy trình kiểm toán do Công ty quy định. Hồ sơ kiểm toán là phương tiện quan trọng để ghi lại các hoạt động bao gồm các thủ tục kiểm toán đã tiến hành, thông tin tìm hiểu về khách hàng, các phát hiện và kết luận của kiểm toán viên về tình hình hoạt động tài chính của khách hàng.
Hệ thống hồ sơ kiểm toán của ACCAGroup bao gồm:
4.2.1. Phần báo cáo tổng hợp
- Bản dự thảo bộ báo cáo kiểm toán sẽ được gửi cho khách hàng.
- Báo cáo tài chính tổng hợp: trình bày số liệu của khách hàng, số liệu của kiểm toán, số chênh lệch.
- Bảng tổng hợp các bút toán đề nghị điều chỉnh đã được khách hàng chấp nhận.
- Bảng phân tích đánh giá rủi ro (do nhóm trưởng thực hiện trước khi xuống làm việc tại khách hàng).
- Bản kế hoạch kiểm toán (do nhóm trưởng thực hiện trước khi xuống làm việc tại khách hàng).
4.2.2. Phần giấy tờ làm việc
- Chương trình kiểm toán (cụ thể cho từng khoản mục, từng phần hành. Ví dụ như: hàng tồn kho, doanh thu, giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng…).
- Tờ Notes of accounts (Nêu đặc điểm hạch toán của tài khoản). - Tờ bút toán điều chỉnh (PAJE).
- Tờ Review Notes.
- Giấy tờ làm việc (khổ A4 hoặc A3 đã in sẵn).
Các chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, phát hiện các điểm yếu, các sai sót, những điểm chưa hoàn thiện để sửa đổi và hoàn thiện cho kiểm toán viên tiếp tục thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa ra các kết luận xác đáng hơn và rút kinh nghiệm trong những lần kiểm toán sau. Sau đó các giấy tờ làm việc này được lưu giữ tại Công ty và phục vụ mục đích phát hành báo cáo kiểm toán.
4.3. Tổ chức soát xét và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Để theo dõi và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, ACCAGroup sử dụng tiến trình soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toán.
4.3.1. Mục đích
- Để các cấp quản lý nắm được tiến trình theo dõi công việc hoàn thành của các cấp dưới quyền.
- Đảm bảo chất lượng hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định của Công ty. - Giúp cho các cấp quản lý nắm được những vấn đề phát sinh mang tính trọng yếu ở khách hàng để hỗ trợ cho nhóm kiểm toán trong việc giải quyết và tư vấn cho khách hàng.
4.3.2. Nội dung
- Nhóm trưởng
+ Chịu trách nhiệm về nội dung và cách trình bày giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm.
+ Tóm tắt các vấn đề phát sinh nổi bật của khách hàng cần lưu ý hoặc cần xin ý kiến giải quyết của cấp cao hơn.
+ Lập báo cáo dự thảo và thư quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu được trình bày trong báo cáo đã được lập.
+ Ký xác nhận ngày hoàn tất hồ sơ để chuyển giao cho cấp cao hơn. + Hoàn chỉnh báo cáo dự thảo và gửi cho khách hàng, nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng và phát hành báo cáo chính thức.
- Trưởng, phó phòng
Chịu trách nhiệm về chất lượng của hồ sơ kiểm toán và nội dung của báo cáo dự thảo, nội dung của các vấn đề cần được ghi nhận trong thư quản lý và ký xác nhận ngày hoàn tất hồ sơ để chuyển giao cho cấp cao hơn.
- Giám đốc Công ty
+ Chịu trách nhiệm soát xét cuối cùng và sửa chữa trên các bản thảo dự định sẽ pháp hành và kí xác nhận ngày bàn giao lại cho các cấp dưới trực tiếp.
+ Trong những trường hợp nhất định có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc phụ trách kiểm toán thực hiện công việc nêu trên.