2.2.4.1. Tài khoản sử dụng.
Hiện nay. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản sử dụng là Tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu của công ty theo giá thực tế. Vì vậy, giá trị của nguyên vật liệu trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.
Là một doanh nghiệp xây lắp lớn, Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu là hoàn toàn hợp lý. Nhờ phương pháp này, kế toán nắm bắt được tình hình biến động của nguyên vật liệu một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó, phục vụ đắc lực cho các quyết sách của ban lãnh đạo Công ty. Đây cũng là quy định bắt buộc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp hiện nay.
Tài khoản 152 có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
•Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
Bên Có:
•Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ
•Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng hoặc hàng mua trả lại người bán
•Giá trị nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê
Dư nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan sau:
TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” TK 331 “ Phải trả người bán ”,…
TK 133 “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ” TK 141 “ Tạm ứng ”
…
2.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu.
Tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu nhập kho chủ yếu là do mua ngoài và được hạch toán theo hai trường hợp cụ thể như sau:
-Trường hợp mua hàng thanh toán chậm, Kế toán sử dụng Tài khoản 331 - Phải trả người bán và căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng của người bán để vào sổ chi tiết Tài khoản 331:
Nợ TK 152: Giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
Ví dụ: Ngày 21 tháng 11 năm 2005 Xí nghiệp 5 mua vật liệu chưa thanh toán với người bán:
- Đá 1x2, Số lượng 12m3, Đơn giá không thuế 120.000đ/m3
Kế toán Công ty ghi định khoản: Nợ TK 152: 1.440.000
Có TK 331: 1.512.000
-Trường hợp Xí nghiệp mua hàng thanh toán ngay bằng tiền tạm ứng
của Công ty:
Nợ TK 152: Giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 141: Tổng giá thanh toán
Ví dụ: Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Xí nghiệp 5 mua vật liệu và đã thanh toán bằng tiền tạm ứng của Công ty:
Gạch 2 lỗ A1: 60.000 viên, đơn giá không thuế 420đ Kế toán Công ty định khoản như sau:
Nợ TK 152: 25.200.000 Nợ TK 133: 2.520.000
Có TK 141(XN5): 27.720.000
Trong quá trình thu mua, không phát sinh chi phí thu mua do nguyên vật liệu được người bán giao tại kho công trình nên không có định khoản phản ánh chi phí thu mua.
Trường hợp nhập nguyên vật liệu từ nguồn dư thừa của công trình khác (thường là các công trình trong cùng xí nghiệp):
Nợ TK 152 (Chi tiết kho nhận NVL) Có TK 152 (Chi tiết kho xuất NVL)
Ví dụ: Tại Xí nghiệp 5, sau khi hoàn thành công trình nhà ăn Văn phòng Công ty, còn dư 160 Kg xi măng, đơn giá không thuế là 690đ. Số xi măng này được xuất điều chuyển sang cho công trình Trường Trưng Vương:
Nợ TK 152 ( Tr.TV) :110.400 Có TK 152 (VPCT) :110.400
2.2.4.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu.
(1) Trường hợp xuất vật tư cho việc thi công các công trình: Nợ TK 621: Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
(2) Trường hợp xuất vật tư phục vụ chung cho sản xuất của các Xí nghiệp:
Nợ TK 627 Có TK 152
(3) Trường hợp xuất vật tư phục vụ cho quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642
Có TK 152
(4) Trường hợp xuất vật tư phục vụ cho đội máy thi công: Nợ TK 623
Có TK 152
(5) Xuất vật tư điều chuyển cho công trình khác: Nợ TK 152 (Chi tiết kho nhận)
Có TK 152 (Chi tiết kho xuất)
2.2.4.4. Hạch toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu.
Tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu được mua và nhập thẳng đến kho tại công trình, thường là dùng đến đâu mua đến đó nên thời gian lưu kho của nguyên vật liệu là rất ngắn. Do đó, Công ty không tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu
2.2.4.5. Hạch toán đánh giá lại nguyên vật liệu.
Cũng vì Công ty không dự trữ nguyên vật liệu trong kho nên Công ty cũng không tiến hành đánh giá lại nguyên vật liệu.
2.2.4.6. Sổ kế toán tổng hợp.
Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung, đối với phần hành kế toán nguyên vật liệu, các loại sổ tổng hợp được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản 152,621,627, Bảng cân đối số phát sinh.
Chứng từ vật tư, Bảng tổng hợp Sổ Nhật ký chung Sổ Cái TK 152 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đối chiếu luânchuyển Bảng kê thanh toán TK141,331
Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ kế toán NVL tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Ghi
chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ
: Đối chiếu
Sổ Nhật ký chung: Định kỳ, căn cứ vào các chứng từ do các Xí nghiệp gửi lên, kế toán cập nhật số liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động lên Sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung được kế toán tổng hợp quản lý và theo dõi, hàng quý in ra để bảo quản và lưu trữ.
Sổ Cái TK 152, Sổ Cái TK 621, Sổ Cái TK 627: Định kỳ, trên cơ sở các số liệu được kế toán cập nhật, máy tính sẽ tự động chuyển sang Sổ Cái các TK trên. Sổ Cái của các TK cũng được in ra hàng quý cùng với Sổ Nhật ký chung để bảo quản và lưu giữ.
Phần 3
Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội.
Kế toán là một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong quản lý kinh tế cả về vĩ mô và vi mô. Hiện nay, trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, Kế toán trở thành một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận chiếm vị trí vô cùng quan trọng, vì nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố cấu thành nên sản phẩm. Do đó, việc hạch toán nguyên vật liệu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp.
Kế toán nguyên vật liệu là một trong những phần hành Kế toán quan trọng trong doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Do đó, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng là điều cần thiết, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành sản phẩm xây lắp. Thực tế đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu, trong một doanh nghiệp xây lắp lớn như Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội thì yêu cầu nắm bắt tình hình nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại của từng loại nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Những thông tin này giúp cho Phòng Kế hoạch của Công ty xây dựng dự toán nguyên vật liệu một cách kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng các công
trình. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu này của công tác quản lý nguyên vật liệu thì việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một việc làm cần thiết.
Hơn nữa, nguyên vật liệu được sử dụng tại Công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại, trong đó có cả những vật liệu ngoài trời. Để sử dụng chúng một cách hiệu quả cho quá trình sản xuất, thi công các công trình đòi hỏi chúng phải được theo dõi, bảo quản sát sao, giảm đến mức tối đa các hao hụt mất mát trong sử dụng và dự trữ, cũng như bảo đảm chất lượng của nguyên vật liệu không bị thay đổi trong quá trình dự trữ. Việc không ngừng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu cũng là một nhân tố giúp Công ty đạt được mục tiêu này.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho thông tin tài chính được phản ánh một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Công ty. Mặt khác, khối lượng công việc kế toán tại Công ty hiện nay là khá lớn yêu cầu phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng, nhằm tìm ra phương pháp hạch toán thích hợp, giảm bớt được khối lượng công việc. Vì vậy, hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một yêu cầu, một vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế như trên, cùng với những quy định ngày càng chặt chẽ của Chế độ Kế toán cũng như các chính sách về kế toán do Nhà nước quy định, Công ty đang thực hiện từng bước quá trình hoàn thiện để công tác kế toán thực sự là công cụ quản lý hiệu quả nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, để thực hiện một cách đúng đắn và khoa học, công tác hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Yêu cầu tuân thủ Chế độ Kế toán Nhà nước và áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, khả năng và trình độ của nhân viên kế toán. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong công tác hoàn thiện phải biết vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp của mình một cách mềm dẻo, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Yêu cầu thống nhất, đây là một yêu cầu hết sức quan trọng giúp Nhà
các thành phần kinh tế. Tính thống nhất ở đây đòi hỏi công tác kế toán phải thống nhất trên nhiều mặt. Ví dụ: mẫu sổ, trình tự và một số nghiệp vụ kế toán phải thống nhất về mặt xây dựng tài khoản cấp 1, cấp 2; thống nhất nội dung phản ánh của tài khoản và thống nhất về tên gọi mã kho hàng hoá…
Yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong công tác kế toán bởi vì có cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì kế toán mới giúp cho ban lãnh đạo của Công ty đưa ra được các quyết sách đúng đắn. Từ đó giúp Công ty tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
3.2. Đánh giá công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. Dân dụng Hà Nội.
3.2.1. Những ưu điểm.
Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một Công ty có bề dày truyền thống trong lĩnh vực xây lắp. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có một đội ngũ CBCNV với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty.
Cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và tổ chức bộ máy kế toán nói riêng tương đối hợp lý và có sự linh hoạt trong từng thời kỳ để phù hợp với môi trường cạnh tranh. Nhờ vậy, từ một đơn vị sản xuất kinh doanh với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi cho thành phố trong thời kỳ bao cấp, cơ sở vật chất của Công ty còn nhỏ bé, phân tán, già cỗi và lạc hậu. Đến nay, Công ty đã phát triển lớn mạnh, ngành nghề kinh doanh đa dạng. Công ty có 12 xí nghiệp thành viên, với thị trường hoạt động khắp nội ngoại thành Hà Nội và các tỉnh trên cả nước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Với số vốn cố định gần 100 tỷ đồng Việt Nam và vốn kinh doanh trên 30 tỷ đồng Việt Nam, cùng các vốn liên doanh với các tổ chức khác, Công ty có đủ khả năng đảm nhận thi công các loại hình công trình có chất lượng cao và thời gian nhanh nhất. Công ty đã bàn giao hàng trăm công trình lớn đưa vào sử dụng đạt chất lượng tốt. Nhiều công trình được Bộ Xây dựng trao tặng huy chương vàng chất lượng như: công trình chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, công trình nhà đón khách
quốc tế của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hiện nay, Công ty đang thi công nhiều công trình lớn như: Khu đô thị mới Yên Hoà, Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra), Quốc lộ 1,…
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty được phân chia rõ ràng nhưng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Phòng Kế hoạch tổng hợp làm tốt khâu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp với Phòng Dự án kiểm tra, thẩm định dự toán các công trình, thông qua phòng tổ chức tiền lương bố trí sử dụng lực lượng lao động một các hợp lý đối với từng công trình, hạng mục công trình. Nhờ vậy, Công ty chủ yếu thực hiện hình thức khoán gọn cho từng xí nghiệp, từng đội thi công. Hình thức này giúp cho Công ty tăng năng suất đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Đạt được những thành tựu nói trên phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán Công ty, trong đó kế toán nguyên vật liệu là phần hành rất quan trọng.
Về tình hình tổ chức bộ máy kế toán nói chung, bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện ở cấp xí nghiệp, nhân viên kế toán dưới xí nghiệp có trách nhiệm hạch toán chi tiết, thu nhận, kiểm tra các chứng từ rồi tập hợp chứng từ gốc chuyển lên Phòng Kế toán tài vụ làm căn cứ ghi sổ kế toán của Công ty.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong Công ty đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Hình thức này giúp cho việc xử lý thông tin kế toán được chặt chẽ, chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý một cách có hiệu quả.
Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp có qui mô lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao. Mỗi phần hành kế toán được giao cho một nhân viên chịu trách nhiệm, riêng kế toán TSCĐ và kế toán tiền lương được giao một người thực hiện. Vì vậy có thể nói bộ