Kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng dân dụng hà nội (Trang 27)

1.5.2.1. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Mỹ.

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kê khai thường xuyên: Việc mua nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm được ghi vào bên Nợ TK “Hàng tồn kho” chứ không ghi vào TK “ Mua hàng ”; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hàng mua trả lại, giảm giá và chiết khấu hàng mua được ghi trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho chứ không ghi trên tài khoản riêng. Kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết cho hàng tồn kho để theo dõi chi tiết từng loại hàng tồn kho. Trên các tài khoản chi tiết này, cả hai thước đo giá trị và hiện vật cùng được thể hiện.

Phương pháp kiểm kê định kỳ: Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ được ghi Nợ TK “ Mua hàng”. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, bằng cách lấy số dư đầu kỳ và nhập trong kỳ trừ đi số dư cuối kỳ.

Tính giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho được phản ánh theo giá thực tế (giá gốc). Trong đó:

- Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho gồm giá mua ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí thu mua phát sinh trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại hoặc giảm giá được hưởng.

- Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo một trong bốn phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp giá bình quân (bq cả kỳ dự trữ, bq sau mỗi lần nhập), phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau - xuất trước. Việc áp dụng phương pháp nào phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong kỳ. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp tính cần phải có sự giải trình và nêu những tác động của sự thay đổi tới các báo cáo kế toán.

Đánh giá nguyên vật liệu tồn kho khi có sự giảm giá trị nguyên vật liệu:

Khi giá trị nguyên vật liệu thấp hơn giá thực tế ban đầu của chủng thì kế toán buộc phải ghi giảm giá trị của nguyên vật liệu cho dù nguyên nhân giảm của chúng là gì. Khi đó, nguyên tắc được áp dụng để đánh giá nguyên vật liệu không phải là nguyên tắc giá phí mà sử dụng một trong các phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá lại nguyên vật liệu theo từng mặt hàng: Theo

phương pháp này, mức giá thấp nhất của nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở so sánh giá thực tế ban đầu và giá thị trường của từng loại nguyên vật liệu, giá trị thấp nhất trong hai giá trị là giá thực tế ban đầu.

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu theo từng nhóm nguyên vật liệu chủ yếu: Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu tồn kho được đánh

giá trên cơ sở so sánh giá thực tế và giá thị trường tại thời điểm đánh giá theo từng nhóm nguyên vật liệu chính.

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu bằng cách ước tính theo lãi gộp: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các ghi chép về

nguyên vật liệu bị mất mát, hoả hoạn,...

1.5.2.2. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp.Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Hạch toán hàng tồn kho tại Pháp cũng theo hai phương pháp là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, phương pháp kê khai thường

xuyên chỉ áp dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí, giá thành của các loại nguyên vật liệu. Phương pháp kiểm kê định kỳ được sử dụng để hạch toán sự biến động của nguyên vật liệu trong kỳ.

Theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ, khi mua nguyên vật liệu, kế toán không ghi vào các tài khoản hàng tồn kho mà ghi vào các tài khoản mua hàng. Khi bán hàng, không ghi có các tài khoản tồn kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối năm để xác định giá trị xuất dùng, xuất bán trong năm theo công thức:

Trị giá hàng xuất trong năm =

Trị giá hàng tồn đầu năm +

Trị giá hàng mua vào trong năm -

Trị giá hàng tồn cuối năm

Tính giá nguyên vật liệu

- Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Giá nguyên vật liệu nhập kho là giá thực tế bao gồm giá mua và các khoản phụ phí.

+ Giá mua được tính bằng tổng số tiền ghi trên hoá đơn trừ các khoản giảm giá, bớt giá. Giá mua không bao gồm thuế GTGT vì doanh nghiệp chỉ trả hộ Nhà nước và sẽ được khấu trừ.

+ Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận mặc dù đã được trừ vào số tiền trên hoá đơn nhưng vẫn được tính vào giá mua và được hạch toán như một khoản thu nhập tài chính.

+ Các khoản phụ phí bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, tiền thuê kho bãi để hàng,...

- Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Có ba phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, phương pháp nhập trước xuất trước

Hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Cuối năm, trước khi lập báo cáo kế toán, nếu nguyên vật liệu bị giảm giá hoặc bị lỗi thời mà doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn giá vốn thì căn cứ vào giá hiện hành để lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Cuối niên độ kế toán sau,căn cứ vào giá thị trường đối chiếu với giá ghi sổ kế toán của từng loại nguyên vật liệu để tính ra mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh mức giá dự phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phải lập năm nay.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại Việt Nam, Mỹ và Pháp, ta có thể thấy được điểm khác nhau giữa hạch toán nguyên vật liệu tại Việt Nam và hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp, Mỹ.

Hạch toán nguyên vật liệu ở Việt Nam, Pháp hay Mỹ đều phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2) nên về cơ bản thì đặc điểm hạch toán NVL tại Việt Nam, Pháp và Mỹ là giống nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau như sau:

Đặc điểm hạch toán NVL tại Việt Nam

Đặc điểm hạch toán NVL tại Pháp Đặc điểm hạch toán NVL tại Mỹ 1. Phương pháp tính giá NVL xuất kho -Giá đích danh -Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước -FIFO -LIFO -Giá hạch toán -Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập -FIFO -Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập -Giá thực tế đích danh -FIFO -LIFO 2.Tính giá NVL nhập kho do mua ngoài Giá gốc: gồm chi phí thu mua, chi phí trực tiếp khác phát sinh để có NVL ở thời điểm và trạng thái hiện tại

Giá thực tế bao gồm giá mua và các khoản phụ phí.

Giá thực tế: gồm giá mua, chi phí thu mua, trừ đi chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại, giảm giá được hưởng 3.Dự

phòng giảm giá hàng tồn kho

-Thời điểm lập: Cuối niên độ kế toán

-Hoàn nhập khi mức dự phòng năm nay nhỏ hơn mức dự phòng năm trước

-Thời điểm lập: Cuối niên độ kế toán -Hoàn nhập khi mức dự phòng năm nay nhỏ hơn mức dự phòng năm trước Không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu hàng tồn kho bị giảm giá thì đánh giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường

Phần 2

Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

2.1. Đặc điểm chung của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 121-TCCQ/UB ngày 22.1.1972 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch: Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

( Ha Noi Civil Construction Company) Trụ sở đóng tại: Số 292 Ngõ Văn Chương - Khâm Thiên - Hà Nội

Tài khoản : 2.111.0000000.636, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội Điện thoại : 048513857 Fax: 8511715

Khi mới thành lập, Công ty thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, là một đơn vị sản xuất kinh doanh với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi công cộng của thành phố.

Tiền thân của Công ty là do các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ sáp nhập lại, bao gồm: Công ty xây dựng 104, Công trường 106, Công ty xây lắp công nghiệp, Công trường 17 của Công ty sửa chữa nhà cửa, Công trường thanh niên tình nguyện kiến thiết Thủ đô, 1 phân xưởng bê tông của Xí nghiệp Gạch lát Nam Thắng. Lúc mới thành lập, cơ sở vật chất của Công ty còn nhỏ bé, phân tán, già cỗi và lạc hậu. Tổng số CBCNV lúc này có 2.100 người. Vốn liếng của Công ty rất ít, cả Công ty chỉ có 4.350.000 đồng. Đồng thời giai đoạn này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở diễn ra quyết liệt, vốn XDCB bị cắt giảm lớn, Nhà nước chỉ ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của tiền tuyến và một số công trình công cộng có yêu cầu cấp thiết. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn gian khổ ấy, Uỷ ban hành chính Thành phố cho phép Công ty thành lập Trường đào tạo công nhân xây dựng số 3, xây dựng xưởng mộc Giáp Bát, mở rộng phân xưởng bê tông Vĩnh Tuy, xây dựng trụ sở đội máy thi công, xây dựng trụ sở 4 tầng của Công ty . Đồng thời Công ty còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ, UBND Thành phố, Sở

Xây dựng Hà Nội. Đảng uỷ và ban lãnh đạo Công ty đã động viên CBCNV tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm cao, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Tháng 8 năm 1972, mùa mưa lũ, nước sông lên cao, uy hiếp đê sông Hồng, CBCNV Công ty được điều đi chống lụt tại đê Quai Thanh Trì. Trong nhiệm vụ chống lụt đó, CBCNV Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/1972, lực lượng tự vệ, CBCNV Công ty đã lao vào lửa đạn để cứu sập, giải quyết hậu quả ở kho lương thực Vĩnh Tuy, Bệnh viện Bạch Mai, Khu phố Khâm Thiên…

Trong 4 năm đầu, Công ty đã bàn giao được 114 công trình với 99.086 m2 diện tích sàn xây dựng. Cùng thời gian này Công ty được giao xây dựng tới 20 trường học ( Hoàng Hoa Thám, Ngô Quyền, Việt Nam – Cu Ba…), với hơn 600 lớp học và trên 42.000 m2 sử dụng. Công ty còn tham gia xây dựng một số công trình khác như: Cầu Diễn, Bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ, chợ Trương Định, Nhà văn hoá thiếu nhi Hà Nội…

Với những chiến công xuất sắc, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty xây dựng Dân dụng Hà Nội đã được Hội đồng Nhà Nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba năm 1973.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước giành độc lập trọn vẹn, Hà Nội bước vào giai đoạn xây dựng mới, vốn XDCB được tập trung lớn hơn. Lúc này, Công ty đã xác định được sự tồn tại của mình và vươn lên nhiều mặt, cùng cả nước xây dựng CNXH. Công ty là một đơn vị xây lắp lớn, chủ lực của Thành phố, hàng năm đã nhận một khối lượng công trình gấp rưỡi, gấp đôi so với thời kỳ trước.

Đầu năm 1976, Công ty có 2.765 CBCNV, các năm sau liên tục tiếp nhận từ 200-400 học sinh học nghề ở Trường đào tạo công nhân số 3 của Công ty ra trường. Đầu năm 1977, do yêu cầu phát triển xây dựng, thành phố đã quyết định tách phân xưởng bê tông của Công ty thành lập Xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy, tách Xí nghiệp cửa gỗ dân dụng của Công ty thành Xí nghiệp mộc cửa Giáp Bát, tách đội xây dựng 6 của Công ty sang Xí nghiệp nhà xưởng, tách công trường 1 ở Đông Anh cùng với công trường của Công ty xây lắp Công nghiệp thành Công ty Xây dựng Đông Anh trực thuộc Sở Xây dựng. Năm 1981, Công ty xây dựng nhà ở số 4 được sáp nhập vào Công ty.

Đến 1984, Công ty đã có 4.048 CBCNV, đây là thời kỳ Công ty có số lượng CBCNV đông nhất.

Sau khi phân xưởng bê tông và Xí nghiệp mộc của Công ty được tách ra, để chủ động cung cấp một số cấu kiện bê tông và cửa gỗ, Công ty lại phải xây dựng ngay một xưởng mộc trực thuộc Công ty.

Thời kỳ này, lực lượng CBCNV được phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng. Trong 10 năm Công ty đã đào tạo được hơn 3.000 học sinh học nghề bậc 2, gần 400 thợ bậc 3, đào tạo bồi dưỡng hơn 200 tổ trưởng sản xuất, nâng cấp, nâng bậc được hàng trăm thợ kỹ thuật bậc 5, bậc 6, đã cử vào các Trường đào tạo tại chức hàng trăm cán bộ trung cấp, kỹ sư nghiệp vụ. Do đó trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của CBCNV đã được nâng cao. Đó chính là nhân tố quan trọng giúp cho Công ty hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công ty đã được Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá là một đơn vị có đội ngũ CBCNV khá đồng đều, một đơn vị làm tốt công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ.

Đến năm 1984 Công ty phấn đấu đạt tỷ lệ 100% công trình có chất lượng tốt, tiêu biểu như công trình bệnh viện Phụ sản 100 giường, Khách sạn Thăng Long, Rạp chiếu bóng Dân Chủ, Tượng đài Lê Nin, Nhà xuất bản Sự thật, Tổng Công ty điện máy…

Với sự năng động và sáng tạo, thời kỳ này Công ty đã được tặng thưởng:

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1978

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1980

-01 huân chương lao động hạng nhì năm 1982

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1983

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1985

-01 huân chương lao động hạng nhất năm 1986

Thời kỳ 1987 đến nay là thời kỳ chuyển đổi cơ chế, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thời kỳ đầu chuyển đổi Công ty đã gặp nhiều khó khăn do phải tự tìm công việc và tự cân đối thu chi. Công ty đã chủ động sắp xếp lại sản xuất và lực lượng lao động, từng bước tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp với cơ chế mới.

Ngày 20 tháng 11 năm 1991, Chính phủ ra Nghị định 388/CP về việc giải thể, thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã được thành lập lại theo Quyết định số 627QĐ/UB ngày 10/02/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Lực lượng lao động của Công ty lúc này chỉ còn 1.500 người, đa phần đã xin đi lao động hợp tác nước ngoài từ trước, một số về nghỉ hưu, mất sức, nghỉ theo chế độ một lần, một số tự ý bỏ việc, cắt quân số…

Với chức năng và nhiệm vụ mới, Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu sự lãnh đạo và quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội.

Từ đầu những năm 1990 nhịp độ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng tăng. Công ty nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và đã mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng mới, đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị. Do đó, Công ty đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng không chỉ về số lượng các công trình mà còn cả về chiều sâu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng dân dụng hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w