Để giữ gìn và bảo vệ cảnh quan xung quanh Hồ Tây , Hà Nội đã trình và được Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1209/QĐ – TTg ngày 4/12/2000 với tổng mức đầu tư ban đầu là 546 tỷ 930 triệu đồng. Sau đó, ngày 13/12/2002, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội( sau khi được Thủ tướng đồng ý) ra quyết định điều chỉnh hạng mục thu gom xử lý nước thải và chi phí GPMB với tổng mức đầu tư lên tới 958 tỷ 633 triệu đồng. Đây là dự án sử dụng 20% vốn ngân sách, 80% huy động từ các nguồn khác trong đó chủ yếu là nguồn thu từ đấu thầu quyền sử dụng đất. Đây là một công trình công cộng phúc lợi được thực hiện trên cơ sở góp vốn của Nhà nước và địa phương chủ yếu bằng đấu thầu những khu đất nằm trên địa bàn Quận Tây Hồ. Dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây là một dự án nhóm A và là một trong 9 cụm công trình trọng điểm của Thành phố hướng tới 1000 năm Thăng Long.
Dự án được chính thức đi vào hoạt động vào năm 2001. Theo kế hoạch ban đầu thì toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2006. Riêng hạng mục “ hệ thống thu gom và xử lý nước thải” sẽ hoàn thành vào cuối năm 2006. Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại dự án mới hoàn thành được 14300/18825 m kè( đạt 76% ) và 11650/18400 m đường ( đạt
63.3%). Căn cứ vào khối lượng công việc còn lại thì dự án khó có thể hoàn thành được đúng thời hạn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ chính là do công tác GPMB chưa thực hiện đúng tiến độ.
Để thực hiện được dự án có khoảng 56ha đất phải GPMB. Trong giai đoạn 2001_2005 đã có khoảng 40 ha đất ( chiếm 70% )được thu hồi. Trong hai năm tới, để dự án sớm hoàn thành đúng tiến độ thì công tác GPMB phải đảm bảo luôn đi trước một bước.
2.3.2.Quá trình thực hiện công tác GPMB.
Các bước thực hiện công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 2.3. Sơ đồ quá trình thực hiện công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây
(Nguồn tác giả tự tổng hợp) 2.3.2.1.Thành lập hội đồng GPMB.
Sau quyết định số 4484/QĐ – UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban quản lý dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ đã ra
Thành lập Hội đồng GPMB Định giá đền bù đất và Tài sản trên đất Trình duyệt phương án đền bù Chi trả tiền đền bù Lập phương án hỗ trợ, tái định cư GPMB, giao đất cho chủ đầu tư
quyết định số 1354/QĐ – UB về việc thành lập Hội đồng GPMB thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
Hội đồng GPMB được thành lập có chức năng chỉ đạo , xem xét và điều chỉnh các hoạt động trong công tác GPMB của dự án.
Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng GPMB:
Một là thực hiện việc điều tra, thống kê, kiểm kê, diện tích đất bị thu
hồi, tài sản gắn liền trên đất để làm cơ sở cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Hai là thực hiện nghiêm túc quy định về trình tự tổ chức thực hiện
công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ, tái định cư .
Ba là chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ và kinh phí hoạt động của
hội đồng GPMB.
Các thành viên trong Hội đồng GPMB đều có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến phê duyệt theo chức năng được giao và phải đảm bảo về công việc của mình thực hiện là hoàn toàn khách quan, vô tư, trung thực.
2.3.2.2. Tổ chức công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất.
a) Công tác tổ chức kê khai, điều tra xác nhận hiện trạng đất. Căn cứ vào quyết định thành lập Hội đồng GPMB Quận, Chủ tịch Hội đồng GPMB Quận ra quyết định thành lập tổ công tác điều tra GPMB. Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Hội đồng GPMB thực hiện điều tra, thống kê, kê khai tài sản trên diện tích đất bị thu hồi của người dân trên địa bàn Quận.
Tổ công tác đã phát tờ khai và hướng dẫn khai cho các hộ gia đình kê khai về đất đai và các loại tài sản trên đất.
Phần lớn các hộ không cho tổ công tác tiến hành kê khai đều là những hộ có công trình xây dựng trên đất và đang kinh doanh trên các mảnh đất đó. Sau nhiều lần vận động thuyết phục nhưng các hộ gia đình này vẫn không tự giác chấp hành kê khai, tổ công tác đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế kê khai đối với những hộ ngoan cố không chấp hành.
Kết quả cụ thể công tác kê khai của từng gói thầu như sau:
Bảng 2.4. Kết quả công tác kê khai
Gói thầu
Số hộ điều tra khảo
sát
Số hộ đồng ý cho điều tra
Số hộ không đồng ý
Gói 19: Tuyến Cống Đõ, Võng Thị 5 2 3
Gói 22: Tuyến Cống Đõ_làng hoa Thụy Khuê
54 53 1
Gói 18: Tuyến Cống Xuân La_cv nước Hồ Tây
137 116 21
Gói 9: Câu lạc bộ HN 251 71 80
Gói 21: Tuyến Phủ Tây Hồ _KS Tây Hồ 71 60 11
Gói 10: Làng Nghi Tàm_ Nhà nghỉ TW 99 55 35
Gói 11: KS Quảng Bá_ KS Tây Hồ 65 12 53
Đường nội bộ ao cá Nhật Tân 150 0 150
Gói 12: Đoạn Đầm bảý_KS Quảng Bá 54 54 0
Tổng 885 423 452
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Quận Tây Hồ)
b) Tổ chức công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất:
Căn cứ:
Việc tiến hành đền bù về đất và tài sản trên đất của dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực hồ Tây dựa trên một số căn cứ sau:
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an nhinh quốc phòng,lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
- Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 21/8/1998 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội 1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định 99/2003/QĐ-UB ngày 21/8/2001 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về việc bổ sung một số điều của quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiệt hại về đất một số khu vực xung quanh hồ Tây
Xuất phát đặc điểm của khu vực GPMB dự án rất phức tạp, liên quan đến nhiều hộ dân, nguồn gốc đất khác nhau và do quy định hạn mức 120m2/hộ ( chỉ giới hạn đền bù không quá 120m2/hộ) nên chế độ áp dụng cho đền bù GPMB của dự án không thống nhất một giá vì phải vận dụng các chính sách,chế độ đối với từng loại đất.
Đối với đất nông nghiệp:
Theo quy định của quyết định 99/2003/QĐ-UB thì hệ số K tại khu vực GPMB của dự án là K=2.6. Giá đền bù cụ thể ( chưa kể hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ ổn định đời sống ) của từng khu vực trong diện GPMB được cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.5. Giá đất đền bù một số khu vực thuộc diện GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây.
Phường
Khu đất tiếp giáp các đường phố đặt tên( nghìn
đồng/m2)
Khu vực còn lại (nghìn đồng/m2)
Thuỵ Khê 550 _ 800 350 _ 500
Quảng An, Yên Phụ 400 _ 550 200 _ 350
Nhật Tân, Tứ Yên 250 _ 400 150 _ 200
( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây )
Các khu vực còn lại, từ 130.000 đ/m2 đến 159.000 đ/m2.
Đối với đất thổ cư:
Thực hiện Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiêt hại về đất tại một số khu vực xung quanh Hồ Tây, Ban quản lý dự án đã tiến hành tổ chức đền bù cho người dân theo khung giá đất mới. Cụ thể về giá đền bù đất thổ cư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Giá đất đền bù khi thu hồi đất tại một số tuyến đường Quận Tây Hồ
Tuyến đường Vị trí
Đất mặt đường Tiếp giáp ngõ rộng > 3m Vị trí còn lại Lạc LongQuân_Thuỵ
Khê_Võng Tây Hồị
14,5 triệuđ/m2 10,2 triệu đ/m2 8,2 triệu đ/m2 Cống Đõ_ Làng văn hoá Việt Nhật 10,2 triệu đ/m2 8,2 triệu đ/m2 Nhà nghỉ trung ương_Phủ Tây Hồ 11,2 triệu đ/m2 9 triệu đ/m2 ( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực
Hồ Tây )
Như vậy, tuy đã được định giá với mức cao hơn so với trước đây nhưng giá đền bù tại các tuyến đường nằm trong quy hoạch của dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây vẫn còn rất thấp so với giá thị trường. Điều này tạo tâm lý lo ngại cho những người dân bị thu hồi đất. Với khoản tiền đền bù như vậy họ rất khó khăn trong việc ổn định chỗ ở mới.
Đối với tài sản trên đất:
Nhà ở, công trình xây dựng trên đất: tính bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà,công trình có kỹ thuật tương đương. Giá trị xây mới này được tính bằng diện tích nhân với đơn giá xây dựng mới của mái nhà.
Đối với nhà và công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định trên thì mức bồi thường được tính như sau:
Mức bồi thường=giá trị hiện có của công trình + (giá trị xây mới-giá trị hiện có)*60%.
Đối với nhà,công trình bị cắt xén bị ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn nhà, công trình mà phải dỡ toàn bộ thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình.
Đối với cây trồng,vật nuôi: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng năng suất cao nhất của vụ thu hoạch trong ba năm liền kề tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Mức bồi thường đối với cây lâu năm tính bằng giá trị hiện có của vườn cây.
Cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hai thực tế do việc di chuyển, phải trồng lại.
2.3.2.3.Trình cấp trên xem xét và phê duyệt phương án đền bù.
Sau khi lập các phương án đền bù cho các hộ dân trong diện GPMB, Ban quản lý dự án trình Hội đồng GPMB Quận. Hội đồng thẩm định Thành phố tham gia thẩm định các phương án trên cơ sở hồ sơ của Hội đồng GPMB Quận trình lên. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, Hội đồng thẩm
định Thành phố đã lập tờ trình gửi Uỷ ban nhân dânThành phố xin xét duyệt và áp dụng một số chính sách, đơn giá cụ thể cho dự án .
Ví dụ: Chính sách đặc thù đã được áp dụng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây : Điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ – Cp quy định “….người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất…”.Ở xung quanh Hồ Tây, trong những năm gần đây, việc lấn chiếm đất công xảy ra phổ biến, cơ sở để xác định mốc giới cho việc kết luận lấn chiếm không nhiều. Do đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt chính sách hỗ trợ bằng 15% và 25% giá đất bị thu hồi và áp dụng hệ số lợi thế nhỏ hơn 2 cho phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng sử dụng đất ở địa phương ( điều 8 Nghị định 22).
Sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng Thẩm định Thành phố với Hội đồng GPMB Quận, Hội đồng GPMB Quận giao cho Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây điều chỉnh các số liệu theo biên bản thoả thuận của Sở tài chính vật giá.
Ban quản lý dự án niêm yết công khai các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các Phường. Trong 3 ngày, các hộ dân trong diện giải toả kiểm tra và có ý kiến với các phương án đến bù đã niêm yết, sau khi thu thập và giải quyết, Ban quản lý dự án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận ra quyết định phê duyệt các phương án đền bù và tái định cư.
2.3.2.4.Thực hiện công tác vận động, chi trả tiền đền bù.
Thực hiện theo trình tự thủ tục GPMB, sau khi phương án đền bù thiệt hại được phê duyệt, tổ công tác GPMB đã niêm yết công khai ( trong suốt thời gian thực hiện) danh sách các hộ phải di dời, phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư tại Uỷ ban nhân dâncác Phường có trong quy hoạch của dự án. Đồng thời cũng có thông báo cụ thể đến từng hộ gia đình về phương án đền bù cũng như thời gian đến nhận tiền đền bù. Ban quản lý dự án đã phối hợp cùng với Hội đồng GPMB và Uỷ ban nhân dân Quận để thực hiện chi trả tiền đền bù.
Một số hộ đã tự nguyện nhận tiền và đồng ý di dời bàn giao lại đất cho Hội đồng GPMB. Bên cạnh đó có nhiều hộ không chịu đến nhận tiền mặc dù tổ công tác đã nhiều lần thông báo.
Trước thực trạng đó, Hội đồng GPMB Quận Tây Hồ đã báo cáo lên Hội đồng GPMB Thành phố, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố đã ra quyết định cưỡng chế bằng pháp luật đối với một số hộ không chịu chấp hành.
Sau một thời gian dài vận động tinh thần tự nguyện cũng như sử dụng các biện pháp pháp luật để cưỡng chế, tính đến tháng 1/2006, theo báo cáo của Ban quản lý dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây công tác đền bù GPMB đã thu được kết quả cụ thể trong từng gói thầu như sau:
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện công tác chi trả tiền đền bù hỗ trợ tái định cư
Gói thầu Số hộ điều tra khảo sát Số hộ đã nhận tiền Số tiền chi trả Số hộ đã bố trí tái định cư Tổng diện tích bàn giao Diện tích đất ở (ha) Diện tích đất nông nghiệp Gói 19 4 1 104970 8 0.08 0.08 Gói 22 54 53 47 0.85 0.85 Gói 18 137 113 43026 1.06 1.06 Gói 21 71 71 13608 2 2 Gói 9 251 53 20000 0.0874 0.0874 Gói 10 99 55 18900 0.62 0.62 Gói 11 65 12 1136 0.5 0.5 Đường nội bộ 150 Gói 12 54 54 7000 5.422 0.776 4.677 Tổng 885 412 104970 55 10.619 5.3934 5.257
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB Quận Tây Hồ)
Theo số liệu thống kê trong bảng mới chỉ có 412/885 hộ dân cư đến nhận tiền. Trong 9 gói thầu này phần lớn các hộ dân bị lấy vào đất ở do vậy, công tác chi trả tiền đền bù gặp nhiều khó khăn hơn. Các hộ dân thường kinh doanh trên chính mảnh đất ấy nên khi bị thu hồi, họ thường cố tình kéo dài thời gian một phần vì không đồng tình với phương án đền bù , một phần để trục lợi cá nhân. Hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đều tự nguyện chấp hành.
Việc chỉ có 46,55% số hộ dân đến nhận tiền và chấp nhận cho giải toả làm cho tiến độ công tác GPMB bị chậm đi rất nhiều và gây tốn kém.
2.3.2.5.Thành lập các phương án hỗ trợ việc làm, hỗ trợ di dân, tái định cư cho các hộ dân trongkhu vực giải tỏa
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác