Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (gpmb) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật(cshtkt) khu vực hồ tây_ quận tây hồ (Trang 41 - 48)

2.4.1.Một số bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng.

Khi thực hiện GPMB phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB đã gặp phải rất nghiều khó khăn bất cập.

Một là khó khăn trong công tác định giá đền bù đất và tài sản trên

đất. Đây là căn cứ để thiết lập các phương án đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân cư trong diện đền bù nên kết quả của nó ảnh hưởng lớn đến tiến độ của công tác GPMB. Trong số 885 hộ thuộc diện điều tra khảo sát mới chỉ có 423 hộ ( chiếm 47,8%) đồng ý chấp nhận kê khai. Các hộ còn lại không tự nguyện kê khai mặt khác còn gây cản trở cho các cán bộ trong tổ công tác.

Đất đai trên địa bàn Quận Tây Hồ phần lớn là đất nông nghiệp, gốc đất thổ cư đã được sử dụng từ lâu đời nên giáy tờ xác định nhà đất thường bị thất lạc hoặc thiếu chính xác. Đặc điểm tự nhiên của Quận là có nhiều ao hồ, diện tích đất trống còn nhiều nên hiện tượng lấn chiếm đất công xảy ra rất nhiều không kiểm soát được. điều này đã gây khó khăn cho tổ công tác khi điều tra hiện trạng nhà đất và định giá đền bù.

Luật đất đai và các quy định liên quan đến công tác GPMB còn chưa thực sự thống nhất, vẫn còn nhiều thay đổi nên trong quá trình định giá và xác lập phương án đền bù, các cán bộ đã gặp rất nhiều khó khăn.

Hai là trong quá trình trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt

phương án đền bù, do đặc điểm công tác GPMB trên địa bàn Quận có nhiều điểm khác so với các khu vực khác nên phải mất khá nhiều thời gian để chờ cấp trên phê duyệt và bổ sung những chính sách, đơn giá chỉ áp dụng riêng cho dự án.

Ba là khi đã có phương án đền bù được phê duyệt, Hội đồng GPMB

lại gặp khó khăn trong việc vận động chi trả tiền đền bù. Chỉ có 412/885 hộ đến nhận tiền. Hội đồng GPMB đã liên tục dùng các biện pháp vận động tinh thần tự nguyện cũng như cưỡng bức bằng pháp luật đối với những hộ ngoan cố không chịu nhận tiền. Công tác GPMB đã bị mất rất nhiều thời gian vào công tác này do nếu các hộ không chịu nhận tiền thì họ cũng không chịu hợp tác di dời để tạo điều kiện cho Hội đồng GPMB thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là việc thành lập các phương án hỗ trợ việc làm, di dân, tái định

cư. Khi thực hiện công tác này một vấn đề đặt ra là các hộ dân bị thu hồi đất đa số làm nông nghiệp. họ đã bị thất nghiệp khi không có đất canh tác. Uỷ ban nhân dân Quận cũng như Ban quản lý dự án đã cố gắng giải quyết hỗ trợ việc làm cho người dân. Mặt khác khu tái định cư đã không được hoàn thiện đi trước một bước so với công tác GPMB nên mới chỉ tái định cư được cho 55 hộ. Các hộ làm nghề nông nghiệp khi bị đưa vào các khu tái định cư là các chung cư cao tầng thì rất khó thích nghi. Đây cũng là một vướng mắc cần giải quyết của công tác GPMB.

Năm là vướng mắc khi tổ chức GPMB bàn giao đất cho chủ đầu tư.

Trong khi GPMB các hộ dân cư không bằng lòng với phương án đền bù đã liên tục gây khó khăn cho các cán bộ thực hiện. Hội đồng GPMB đã phải nhờ đến công an Quận và các Phường hỗ trợ trong việc cưỡng chế GPMB. Tuy nhiên, trong năm 2005 mới chỉ giải toả được 10,619/16,033 ha để bàn giao cho chủ đầu tư. Việc chậm chễ trong công tác giải toả đã gây tốn kém cho dự án.

Sáu là công tác giải quyết đơn thư khiếu nại. Trong quá trình GPMB

ban quản lý đã thụ lý rất nhiều đơn thư khiếu nại. Tuy nhiên không phải tất cả đơn thư đều phản ánh đứng sự thật. Có nhiều người chỉ vì trục lợi cá nhân mà phản ảnh những điều không có thực. Ban quản lý vẫn phải mất rất nhiều thời gian để xem xét và thu thập thông tin giải quyết đơn thư đó. Mặt khác có nhiều đơn thư đã được trả lời nhưng chưa thoả đáng hoặc có đơn thư bị tránh trả lời đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Hội đồng GPMB và ban quả lý dự án chưa thành lập một tổ chuyên trách giải quyết đơn thư khiếu nại, các đơn thư nếu thuộc lĩnh vực của ai thì do người do giải đáp. Điều đó làm cho đơn thư bị tồn đọng qua thời gian dài.

Trong năm 2005, Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB đã bàn giao cho chủ đầu tư 10,169 ha đất như vậy mới chỉ đạt được 66,23% so với chỉ

tiêu đề ra. Với tiến độ thi công các hạng mục chậm như hiện nay và căn cứ vào khối lượng công việc còn lại của dự án thì dự án sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ.

2.4.2.Nguyên nhân

Công tác GPMB ở nhiều dự án mà cụ thể là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đang bị ách tác, kó dài đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và làm nản lòng chủ đầu tư . Tình trạng đó là hậu quả của một loạt những nguyên nhân sau:

Một là các chính sách đền bù và GPMB , các văn bản, điều khoản

hướng dẫn còn chưa đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn trong việc xác định và phân loại mức đền bù đất chưa có sự hợp lý giữa các khu vực. Đối với đất nông nghiệp việc xác định rõ các loại đất ( đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn kề) thiếu quy định cụ thể, chưa thực sự khoa học. Trong cùng một khu vực theo quy định của khung giá đất thì giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ là 19.300dd/m2 quá thấp so với giá đất ở. Mà Tây Hồ là một Quận mới được thành lập là sự xác nhập của 5 Huyện ngoại thành do đó đất nông nghiệp vẫn còn chiếm chủ yếu. Đa số các hộ dân cư sau khi nhận tiền đền bù không đủ khả năng tái tạo chỗ ở mới. Việc áp dụng hệ số khi tính toán GPMB vận dụng thiếu thống nhất đã khiến cho các hộ dân cư trong diện giải toả không bằng lòng với các chế độ chính sách đền bù sau khi giải toả, vì vậy họ đã cản trở công tác GPMB của tổ công tác .

Mặt khác, trong thời gian thực hiện dự án có giai đoạn Nhà nước thực hiện điều chỉnh trong Luật đất đai. Chỉ riêng việc áp dụng thời điểm điều chỉnh giá đền bù đã tạo nên không ít khó khăn cho Ban quản lý dự án và nỗi bức xúc của người dân. Trong khi đó, những văn bản hướng dẫn áp dụng các chính sách liên quan đến GPMB thường chậm và chưa có nội dung rõ ràng cụ thể. Luật đất đai có hiệu lực từ tháng 7/2004 nhưng có những văn bản đến 18/2/2005 mới được ban hành để hướng dẫn áp dụng.

Xuất hiện khoảng trống về thời gian giữa các chính sách cũ và mới trong khi công việc của dự án không thể chờ đợi. Điều này gây nên mất công bằng trong đền bù và khiếu nại. Hơn nữa, việc áp dụng thời điểm điều chỉnh giá đền bù đã tạo nên tâm lý chờ đợi ở người dân. Rất nhiều hộ gia đình cố ý trì hoãn công tác GPMB để chờ đợi các chính sách mới nhằm thu lợi cho cá nhân . Cũng có những hộ sau khi đã đồng ý và nhận tiền đền bù rồi do có chính sách mới áp dụng lại cố tình gây khó khăn cho Hội đồng GPMB để đòi bồi thường thêm… và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ của công tác GPMB.

Bên cạnh đó, các quy định về cưỡng chế còn chưa được hướng dẫn cụ thể và áp dụng nghiêm ngặt để tạo nên sự thống nhất trong quá trình thực hiện.

Hai là các giấy tờ xác định chuyển quyền sử dụng đất rất phức tạp

gây khó khăn cho công tác kê khai, điều tra hiện trạng sử dụng đất.Việc đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản phụ thuộc nhiều vào tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.

Quận Tây Hồ có sông Hồng chạy dọc ranh giới Quận với Huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hồ Tây tạo nên địa bàn quản lý phức tạp do vậy hiện tượng lấn chiếm đất công hay lấn chiếm sông hồ làm đất ở diễn ra nhiều, cán bộ địa chính các Phường không quản lý được cộng với tình trạng buông lỏng quản lý trong nhiều năm nên việc giải quyết di dời hay thu hồi đất của những chủ sử dụng này rất khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ của công tác GPMB. Việc lấn chiếm ao, hồ được tiến hành tự do không có cơ quan nào quản lý nếu có thì chỉ qua loa rồi lại cho thực hiện. Những mảnh đất này được bán trao tay cho các chủ khác nhau với giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân Phường và nghiễm nhiên trở thành đất có giấy tờ hợp pháp. Việc xác định nguồn gốc đất, thời gian sử dụng đất là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Trên thực tế của Quận Tây Hồ thì cán bộ địa

phương làm việc theo nhiệm kỳ, ít được đào tạo chính quy về chuyên môn, kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc và thời gian sử dụng đất và tài sản trên đất, tính chất hợp pháp của tài sản trên đất của người sử dụng nằm trong chỉ giới GPMB phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của các cơ sở địa phương là các tổ, cụm dân cư. Chính vì thế nên xảy ra tình trạng việc xác nhận chưa thật chính xác, thiếu sự khách quan gây thiệt thòi cho người dân hoặc gây tổn thất cho Nhà nước.

Ba là công tác vận động tuyên truyền chưa phát huy đúng khả năng.

Các cấp, ngành hiểu khác nhau về công tác GPMB và chính sách đền bù cho nên có những quan điểm chưa thống nhất tạo kẽ hở cho một số người khiếu kiện hoặc gây cản trở công tác GPMB . Trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây Hội đồng GPMB cũng như Ban quản lý dự án đã không quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền, vận động. Rất nhiều hộ dân đã bị động khi có quyết định thu hồi. Hơn thế nữa, việc thông báo hướng dẫn cho người dân nắm được một cách đầy đủ và đúng nhưng quy định, chính sách của Nhà nước về vấn đề đền bù GPMB là một công tác cần thiết giúp ngươi dân nắm được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi bị thu hồi đất. Hội đồng GPMB chỉ lập ra ban vận động khi các hộ dân cư có phản ứng không hợp tác. Những thông tin về các khu vực nằm trong quy hoạch cũng không được công bố một cách công khai, các hộ dân cư chỉ nhận được thông tin qua thông tin đại chúng. Như vậy, việc tuyên truyền chưa thực sự được coi trọng và chưa đạt hiệu quả cao.

Bốn là công tác cưỡng chế chưa được triển khai đúng mực và hiệu

lực. Trong quá trình GPMB việc tự nguyện chấp hành của đa số các hộ dân cư còn quá thấp, có hiện tượng chây ỳ để trục lợi cá nhân. Mặt khác do hạn chế về cơ sở pháp lý và yếu tố tâm lý nên việc cưỡng chế thi hành của dự án trên thực tế còn thiếu kiên quyết, chưa đủ hiệu lực và hiệu quả khiến công tác GPMB kéo dài.

Năm là chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng khu tái định

cư phục vụ cho các hộ dân phải di dời. Trên thực tế, có rất nhiều hộ dân trông chờ vào tái định cư để có một chỗ ở ổn định hơn, thuận tiện hơn. Do vậy, nếu công tác tái định cư có thể đi trước một bước so với quá trình GPMB thì sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bà con. Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ giải quyết tái định cư cho hơn 50% số hộ dân bị thu hồi đất. Công tác xây dựng khu nhà ở tái định cư đã chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều hộ dân cư sau khi bị thu hồi đất thì tiền đền bù không đủ để xây dựng một chỗ ở mới. Các hộ làm nông nghiệp khi mất đất canh tác lại bị đẩy lên ở trong những khu chung cư cao tầng rất bất tiện trong nếp sống sinh hoạt cũng như nghề nghiệp kiếm sống hàng ngày. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm không chỉ của dự án ây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây mà còn của nhiều dự án xây dựng liên quan đến công tác GPMB khác.

Sáu là chưa có các chính sách cụ thể hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

tạo công ăn việc làm cho những người dân bị “mất đất”. Trên địa bàn Quận Tây Hồ phần lớn người dân vẫn sống bằng nghề nông đặc biệt là các làng trồng hoa màu như làng hoa Thuỵ Khê. Có nhiều hộ dân cư sau khi có quyết định GPMB đã bị thu hồi hầu hết đất canh tác. Tiền đền bù cho đất nông nghiệp lại quá thấp nên hộ khó có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Chính vì chưa quan tâm đúng mực đến vấn đề này nên đã dẫn đến hiện tượng nhiều hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù không được định hướng rõ ràng đã tiêu hết chỗ tiền đó vào những cuộc chơi vô bổ kết quả là trắng tay trong khi đất đai đã mất hết. Không có cách khắc phục liền quay ra khiếu kiện nhũng nhiễu gây khó khăn cho công tác GPMB. Đối với dư án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây thì vấn đề đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp… cho các đối tượng thuộc khu vực GPMB ngày càng trở thành vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.

Cuối cùng là một nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm riêng của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đó là GPMB liên quan đến vấn đề văn hoá tâm linh. Từ xưa đến nay, Hồ Tây vẫn luôn là một biểu tượng linh thiêng của cả nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.Một công trình lớn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây phải đi qua rất nhiều làng cổ, nhiều đền chùa, miếu mạo… Di dời hay bảo tồn là một vấn đề không đơn giản. Có một nhà dân ở gần một ngôi miếu cổ, khi việc giải toả đến đây thì một người trong gia đình bỗng phát bệnh nặng. Chủ hộ đã khiếu nại xin Ban quản lý dự án tạm dừng. Và còn rất nhiều chuyện tương tự xảy ra. Đây là những câu chuyện phát sinh không dễ gì giải quyết được bằng pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB phải mất nhiều thời gian, công sức tiền bạc để tìm cách giải quyết và không phải lúc nào cũng được trọn vẹn.

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (gpmb) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật(cshtkt) khu vực hồ tây_ quận tây hồ (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w