Phê bình mới xem kĩ thuật đọc kĩ lưỡng đối với văn bản tác phẩm văn học là phương pháp của phê bình văn học

Một phần của tài liệu khuynh hướng phê bình mới trong lý luận phê bình văn học anh (Trang 79 - 91)

CHƯƠNG III CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MỚI TRONG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN

3.3) Phê bình mới xem kĩ thuật đọc kĩ lưỡng đối với văn bản tác phẩm văn học là phương pháp của phê bình văn học

phẩm văn học là phương pháp của phê bình văn học

Một phần cơ sở cho sự ra đời của Phê bình mới là yêu cầu của các nhà phê bình mới muốn phân biệt giữa khoa học và nghệ thuật. Do đó, các nhà phê bình mới muốn định nghĩa văn học khác với khoa học bằng cách xem xét

đối với tài sản chính thức của văn học: tài sản ngôn ngữ. Các nhà phê bình mới xem văn học chính là nghệ thuật của ngôn từ, là “trò chơi ngôn ngữ”. Sự

phân biệt giữa ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ của văn học bắt đầu từ

Richards. Ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ sở chỉ của khoa học và ngôn ngữ biểu cảm của văn học mà ông đã gọi rất rõ ràng là ngôn ngữ tình cảm. Chính Richards đã cung cấp những nền tảng lí thuyết mà trong đó kĩ

thuật của sự phân tích từ vựng được xây dựng. Chú ý đến tầm quan trọng của ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở các nhà phê bình mới Anh mà nó còn được kế

thừa với các nhà phê bình mới Mỹ như Allan Tate. Đối với Tate, một bài thơ

hay không đòi hỏi nhờ vào kinh nghiệm xã hội phi thơ ca bởi vì giá trị của nó thì được bao chứa bởi sự vận động một cách mạnh mẽ của cao độ

(“intensive”) và sự kéo dài rộng ra (“extensive”) của ngôn ngữ. Kĩ thuật đọc kĩ lưỡng là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Phê bình mới cho phê bình văn học. Thông qua kĩ thuật này, Phê bình mới chỉ ra rằng văn học, phê bình và thực hành nó là đi cùng với nhau. Kĩ thuật đọc kĩ lưỡng đối xử

với bài thơ hoặc văn bản văn chương như một đồ tạo tác của ngôn ngữ độc lập, tự chủ. Chú ý cẩn thận đến ngôn ngữ, văn bản được cho là một nguồn cội của ý nghĩa và giá trị, phân biệt một cách rõ ràng với những văn bản khác hoặc những sự sử dụng những ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ khoa học. Theo Richards, ngôn ngữ tình cảm của văn học nhất là ngôn ngữ của thơ ca

thì có tính đa nghĩa. Ông đã chỉ ra, trong “Phê bình thực chứng”, bốn tầng ý nghĩa là tư tưởng, tình cảm, giọng điệu, ý hướng. Bốn tầng ý nghĩa này của văn bản, khi văn bản được đọc, thường gia nhập vào nhau gây khó khăn cho việc đọc văn bản tác phẩm. Chính vì thế, thông qua “Phê bình thực chứng”, Richards, bên cạnh việc chỉ ra những khó khăn khác của công việc phê bình,

đã đề nghị đọc kĩ văn bản tác phẩm mà còn được gọi tên là kĩ thuật đọc kĩ

lưỡng (close reading). Là học trò của Richards, Empsom tiếp thu những quan niệm của thầy mình, trong “Bảy loại mơ hồ, nhập nhằng, đa nghĩa”, đã vận dụng kĩ thuật đọc kĩ lưỡng này vào phân tích các văn bản thơ và chỉ ra bảy loại mơ hồ, nhập nhằng, đa nghĩa như đã được liệt kê ở trên. Do đặc trưng của ngôn ngữ văn học là có tính đa nghĩa, nên kĩ thuật đọc kĩ lưỡng được áp dụng

đối với văn bản là để chỉ ra các tầng bậc ý nghĩa của văn bản văn học mà không có sự bỏ sót ý nghĩa nào. Kĩ thuật đọc kĩ lưỡng, do đó, có tác dụng bảo vệ văn học chống lại tất cả các lí thuyết nào mà làm nghèo nàn, hoặc giảm bớt

đi ý nghĩa của nó. Cũng đồng quan điểm với các nhà phê bình mới Anh, nhà phê bình mới Mỹ là Cleanth Brooks kết thúc “The Well Wrought Urn” bằng việc miêu tả cái mà ông ta gọi là “Heresy of Paraphrase” (“Dị giáo của sự

diễn giải”), tranh cãi rằng bất cứ nỗ lực nào để làm nghèo đi ý nghĩa của thơ

ca thành một lời phát biểu văn xuôi về một chủ đề hoặc một miêu tả về cốt truyện là một sự phản bội thơ ca với tư cách là bài thơ. Điều này có nghĩa là ý nghĩa của một văn bản không bao giờ có thể được giải quyết ở trong một nội dung đơn nghĩa mà nó là một qui trình năng sản vô tận. Tất cả những sự sử

dụng ngôn ngữ phản ánh một mức độ tự do thực chất trong việc tạo ra ý nghĩa.

Phê bình mới cải tạo lại việc đọc mà đầu tiên được gọi là sự chú ý đối với

đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn học, và một cách đột ngột, mở rộng lăng kính cho sự diễn giải tác phẩm văn học. Các nhà phê bình chỉ ra rằng họ tin

vào tính đa kiêm nhiệm nhiều chức năng của phê bình, ví dụ, nhiều sự diễn giải của cùng một tác phẩm có thể đạt được một cách đồng thời. Tri thức diễn giải thì mang tính chủ quan, nó không phải là công thức của một số chân lí khách quan không đổi, mà là sự xây dựng có động cơ của trí óc con người. Trong khi tri thức về diễn giải vẫn là tri thức, nó, không, một cách logic, giới hạn phạm vi phản hồi đối với nó. Sự diễn giải là vô tận, không hạn định. Những nhà thực hành kĩ thuật đọc kĩ lưỡng tán thành việc đọc có phương pháp và có hệ thống đối với văn bản tác phẩm văn học. Kĩ thuật đọc kĩ lưỡng là nhằm phát hiện ra các tầng bậc ý nghĩa của văn bản. Tính đa nghĩa của văn bản là khả năng của ngôn ngữ để giữ vững nhiều ý nghĩa và như thế nó tăng cường tính phức tạp của ngôn ngữ. Tính phức tạp này được tạo ra bởi tính thống nhất hữu cơ của văn bản, là một đặc điểm xác thực của văn bản. Tính

đa ý nghĩa của văn bản là kết quả của bốn yếu tố ngôn ngữ: irony (sự trớ trêu, mỉa mai), paradox (sự nghịch lí), ambiguity (Sự mơ hồ, nhập nhằng, đa nghĩa), và tension (sự căng thẳng). Sự nghịch lí nghĩa là một lời phát biểu mà dường như là tự mâu thuẫn, trái ngược. Thoạt tiên, nó tự mâu thuẫn hoặc đối lập, nhưng khi được phân tích sâu, nó tăng cường ý nghĩa bằng cách đề nghị

những phạm vi rộng lớn hơn đối với lời phát biểu. Sự trớ trêu, mỉa mai thì cũng là một lời phát biểu hoặc một sự kiện mà dường như là trái ngược, tương phản với ý nghĩa đen của nó; một lời phát biểu trớ trêu, mỉa mai thì mâu thuẫn, trái ngược với ý nghĩa được dự định và mong đợi. Và sự căng thẳng, trong phê bình mới, nghĩa là sự đối lập, mâu thuẫn ở trong văn bản. Bressler

định nghĩa nó như là “sự đối lập, mâu thuẫn giữa nghĩa từ vựng và nghĩa mở

rộng của một từ, giữa nghĩa đen và nghĩa hàm ẩn, và một chi tiết trừu tượng và một chi tiết cụ thể”. Bốn thiết bị ngôn ngữ này, cũng như những thiết bị

hình thức khác như là những hình ảnh, những biểu tượng, các biện pháp nghệ

không- thời gian, điểm nhìn nghệ thuật, bối cảnh… điều khiển cấu trúc của tác phẩm. Nếu một văn bản có một tính thống nhất hữu cơ, vậy thì tất cả

những yếu tố hình thức của nó hoạt động cùng nhau để thiết lập toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm. Chính vì thế, để phát hiện ra toàn bộ các tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm văn học mà không bỏ sót đi bất cứ ý nghĩa nào, kĩ thuật đọc kĩ

lưỡng đòi hỏi trước hết phải tập trung vào các yếu tố ngôn ngữ và hình thức trên. Chúng chính là những yếu tố mà nhà phê bình mới sẽ tham khảo chính

để tìm ra toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm.

Để minh hoạ cho việc áp dụng kĩ thuật đọc kĩ lưỡng vào việc phân tích tác phẩm văn học, dưới đây, người viết luận văn trích dẫn một sự áp dụng kĩ

thuật này vào phân tích một văn bản thơ ngắn của Empson trong “Bảy loại mơ hồ, nhập nhằng, đa nghĩa”:

“Cấu trúc hợp lí chính của bài ca đẹp đẽ, tinh vi dưới đây (nó được hát cho Mariana trong trang trại được xây hào bao quanh (Measure for Measure, Act. iv. i.) là một sự tương phản, trái ngược; lấy ra nhưng mang lại; bao gồm một sự mâu thuẫn, trái ngược; và có một sự mâu thuẫn, trái ngược khác trong ý niệm về một nụ hôn “trở lại”:

Take, oh take thy lips away, That so sweetly were forsworne, And those eyes : the break of day Lights that doe mislead the Morne ;

But my kisses bring againe, bring againe,

Seals of love, but seal'd in vaine, seal'd in vaine.

Rằng rất ngọt ngào là lời thề thốt, Và đôi mắt đó: buổi bình minh

Những luồng ánh sáng mà thật sự đánh lừa, làm mê muội, làm lầm

đường lạc lối buổi sáng;

Nhưng những nụ hôn của anh mang lại lần nữa, Mang lại lần nữa,

Những dấu hiệu của tình yêu, nhưng dấu hiệu không kết quả, vô ích, dấu hiệu không kết quả, vô ích.

Trong đó, anh ta phải lấy đôi môi của anh ta ra, anh ta đã ở trong sự hiện diện của cô ta; cô ta thật sự đang bảo anh ta ra đi, và đang giữ mệnh lệnh về tình thế này; hoặc nếu anh ta chỉ hiện diện trong trí tưởng tượng của cô ta, bởi vì cô ta không thể quên anh, vẫn cội nguồn của sự thỏa mãn trí tưởng tượng của cô ta là để giả vờ rằng anh ta đã ở trong sự hiện diện của cô ta, rằng cô ta đang ở trong một vị trí để khước từ, cự tuyệt anh ta, hoặc giả vờ khước từ, cự tuyệt anh ta; và mệnh lệnh của cô ta sẽ được thỏa mãn bởi cả một sự biểu hiện, diễn tả sự oán giận của cô ta và bởi một sự quên

đi ước muốn của cô. Nhưng anh ta không thể đã ở trong sự hiện diện của cô ta, bởi vì anh ta phải đi đến và mang lại lần nữa cho cô ta những nụ

hôn; và vì thế, khi anh ta thì không có mặt, cô ta thú nhận rằng cô ta muốn chúng nhiều hơn. Nhưng, một lần nữa (nếu, có lẽ anh ta thì có mặt, và cô ta đang gửi anh ta trở lại để đem về những thứ đó), anh ta chắc hẳn không mang lại cho cô ta những nụ hôn mới, mà chỉ mang lại cho cô ta những nụ

hôn cũ trở về, để phục hồi lại cho cô ta điều kiện không được hôn đầu tiên của cô ta. Lưu ý rằng phép ẩn dụ từ những dấu hiệu (seals) không giữ

vững, duy trì sự giả vờ cuối cùng này, mà dường như là ý nghĩa chủ yếu của cô ta; nó thì vô ích hơn việc hoàn lại một dấu hiệu khi nó đã bị tan vỡ

hai sự mâu thuẫn, trái ngược này, tóm lại, vận chuyển, truyền tải sự vừa yêu vừa ghét, sự mâu thuẫn trong tư tưởng, cảm xúc của cô ta dành cho anh ta. Có những sự mâu thuẫn, trái ngược nhỏ từ hình ảnh, hình tượng. Hoặc lúc buổi bình minh: lúc rạng đông cô ta có thể lần nữa thấy được vẻ đẹp của anh ta; vào buổi sáng, anh ta rời bỏ cô ta một cách tàn nhẫn, và quên đi những lời thề nguyền của anh ta. Hoặc giống như buổi bình minh: anh ta phải lấy đi, mang đi đôi mắt của anh ta dù là, khi chúng đến, chúng

đưa cho cô ta thế giới tất cả ánh sáng mà nó có thể bây giờ hi vọng có

được; và trong đó chúng thì giống như mặt trời của một ngày một người phải luôn luôn có được hi vọng rằng chúng sẽ sớm được lấy. Cũng có một trò chơi chữ trên sự đứt gãy, rạn nứt (break) mà đưa cho nó hai hoạt động trái ngược nhau trên ngày; sự đi đến của chúng giống như lúc rạng sáng bởi vì chúng khôi phục lại niềm hạnh phúc của cô ta, nhưng anh ta phải lấy chúng ra bởi vì chúng chặn ngắt, hoặc đập nát, sự rõ của sự thiếu thận trọng của cô ta; bởi vì chúng đập vỡ trái tim của cô ta hoặc với vẻ đẹp đầu tiên của chúng hoặc với sự tàn nhẫn, khắc nghiệt cuối cùng của chúng; và từ này vẫn nói bóng gió, dưới tất cả những sự liên kết bóp nghẹt này, tại sự

mất mát của sự trong trắng của cô ta. Chúng đánh lừa, làm mê muội, làm lầm đường lạc lối buổi sáng trong ý niệm chủ yếu là một phép ngoa dụ đơn giản; “khi đôi mắt của anh đến một nơi những suy nghĩ tự nhiên nó chính là mặt trời đang mọc”. Nhưng đánh lừa, làm mê muội, làm lầm

đường lạc lối đã là một từ khá thích hợp cho tình huống này; bản thân cô ta thì đang ở trong một tình trạng bình minh, tuổi thanh xuân trước khi anh ta đến với cô ta, bởi vì sự trẻ trung, tươi mới và thiếu kinh nghiệm của cô ta; chỉ khi cô ta là ngày trong dòng trước, hoặc là khi cô ta thì hạnh phúc trong tình yêu của anh ta dành cho cô, vì thế lời hứa về buổi sáng của cô ta

toàn của cô ta, việc hiểu những cảm xúc của bản thân cô ta, và sự không có tính tối tăm của những ước muốn phức tap hay không được thỏa mãn”. Phương pháp đọc kĩ lưỡng của Phê bình mới mà đầu tiên xuất hiện ở Anh và sau đó được kế thừa ở Mỹ, nhấn mạnh sự chú ý tiệm cận và kĩ lưỡng vào ngôn ngữ và cấu trúc văn học, thì có giá trị và tạo ra nhiều những sự hiểu thấu bên trong căn nguyên và xác thực về thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình một cách thích đáng. Tuy thế, kĩ thuật đọc kĩ lưỡng của Phê bình mới áp dụng cho tất cả các loại văn chương do đó Phê bình mới thất bại trong việc nhận ra rằng hoạt động đọc thì cũng phụ thuộc vào hệ thống văn chương. Qui trình phân tích văn bản này thì khá thích hợp đối với những văn bản ngắn giống như các bài thơ, nhưng nếu tác phẩm văn học mà quá dài, một người có thể lí giải chỉ

một số khía cạnh hình thức của nó, như bối cảnh hoặc hình ảnh của văn bản. Một sự đọc kĩ lưỡng và khép kín chăm chú thật sự của một văn bản văn xuôi hai trăm từ có thể kéo dài ra hàng ngàn từ mà không có sự cạn kiệt khả năng quan sát và việc nhìn thấu được bên trong văn bản. Để lấy một ví dụ gương mẫu, bài tiểu luận của Jacques Derrida: “Ulysses Gramophone” mà J. Hillis Miller đã miêu tả như một “ một sự khoa trương…một tiếng nổ” của kĩ thuật

đọc kĩ lưỡng đã chiếm hết hơn tám mươi trang cho một sự diễn giải của từ

“yes” trong tiểu thuyết của nhà văn hiện đại James Joyce: “ Ulysses”.

Nói tóm lại, lấy việc xem xét bản thân văn bản tác phẩm văn học một cách độc lập và hoàn toàn khép kín khỏi tác giả, người đọc và bối cảnh lịch sử

xã hội và văn hoá làm đối tượng của phê bình văn học, lấy việc phân tích chỉnh thể cấu trúc hữu cơ là sự hài hoà thống nhất của hình thức và nội dung của văn bản tác phẩm văn học làm nội dung của phê bình văn học, xem kĩ

thuật đọc kĩ lưỡng và khép kín bản thân văn bản tác phẩm văn học, phân tích, diễn giải từng yếu tố ngôn từ của tác phẩm và phát hiện ra các tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm văn học là phương pháp của phê bình văn học, là ba đặc

điểm cơ bản của khuynh hướng Phê bình mới trong lí luận phê bình văn học Anh. Các đặc điểm này về sau được kế thừa, khẳng định và nhấn mạnh thêm bởi các nhà phê bình mới ở Mỹ. Mỗi đặc điểm trên đều bộc lộ những mặt mạnh và những hạn chế nhất định như đã được chỉ ra ở trên. Những hạn chế

trong quan niệm về đối tượng, nội dung và phương pháp của khuynh hướng Phê bình mới cả ở Anh và Mỹ dẫn đến sự suy yếu và tàn lụi của khuynh hướng phê bình này, nhưng những mặt mạnh của nó thì vẫn còn nguyên giá

Một phần của tài liệu khuynh hướng phê bình mới trong lý luận phê bình văn học anh (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)