CHƯƠNG II CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MỚI TRONG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN
2.1.1) Tiểu sử và các tác phẩm chính
Thomas Stearn Eliot (sinh ngày 26, tháng 9, năm 1888– mất ngày 4, tháng giêng, năm 1965) là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học Anh. Có thể nói không quá rằng, ông là nhà thơ
ngôn ngữ Anh quan trọng nhất của thế kỉ XX. Eliot được sinh ra trong gia đình Eliot, có nguồn gốc từ nước Anh cổ, đã chuyển dời đến St. Louis, Missouri, Mỹ. Bố của ông, Henry Ware Eliot là một thương gia thành đạt. Mẹ của ông, Charlotte Champe Stearns viết thơ và là một người hoạt động xã hội. Từ năm 1898 đến 1905, Eliot tham gia vào học viện Smith để học tiếng Latin, Hy- Lạp cổ, tiếng Pháp và tiếng Đức. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia vào học viện Milton tại Massachusetts. Từ 1906
đến 1909, ông học triết học tại Harvard, lấy được bằng cử nhân sau ba năm học. Từ 1909–1910, ông làm trợ giảng triết học tại Harvard. Từ 1910–1911, ông sống ở Paris, học triết học tại Sorbonne. Từ 1911-1914, ông trở lại Harvard, học triết học Ấn độ và tiếng Sanskrit. Vào năm 1914, ông nhận được một học bổng vào trường cao đẳng Merton, Oxford, Anh. Năm 1915, ông kết hôn lần thứ nhất với Vivienne Haigh-Wood, một nữ gia sư tại Cambridge. Vào năm 1917, ông làm việc tại ngân hàng Lloyds, London. Vào năm 1925, ông rời Lloyds để làm việc tại nhà xuất bản Faber and Gwyer, sau đó là nhà
xuất bản Faber and Faber. Năm 1927, Eliot đã cải đạo theo giáo phái Anh, và vào tháng 10 năm đó, tham gia quyền công dân Anh. Khoảng năm 1932, khi Harvard đề nghị ông giữ chức giáo sư Charles Eliot Norton trong một năm từ
1932-1933, ông để Vivien ở Anh, trở về Mỹ. Năm 1948, ông được nhận giải thưởng Nobel. Năm 1957, ông kết hôn lần thứ hai với Valerie Fletcher- thư kí của ông tại nhà xuất bản Faber và Faber. Vào đầu những năm 1960, do sự
xuống cấp của sức khỏe, ông làm cố vấn biên tập cho nhà xuất bản Wesleyan University, Connecticut. Eliot mất vì bệnh ung thư phổi tại London vào năm 1965.
Các tác phẩm phê bình chính của Thomas Stearn Eliot phải kể đến là: “The Second-Order Mind” (Trí óc trật tự thứ hai) (1920), “The Sacred Wood: Essays on Poetry and Criticism” (Rừng thiêng: những bài tiểu luận về thơ ca và phê bình) (1920), “The Use of Poetry and The Use of Criticism” (Chức năng của thơ ca và chức năng của phê bình) (1933), “The Frontiers of Criticism” (Những biên giới phê bình) (1956)…