CHƯƠNG III CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MỚI TRONG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN
3.2) Phê bình mới trong lí luận phê bình văn học Anh lấy việc phân tích chỉnh thể cấu trúc toàn vẹn và hữu cơ của văn bản tác
phân tích chỉnh thể cấu trúc toàn vẹn và hữu cơ của văn bản tác phẩm văn học làm nội dung của phê bình văn học
Các nhà phê bình mới Anh quan niệm rằng, văn bản tác phẩm văn học là một cấu trúc hữu cơ toàn vẹn và thống nhất. Nó là một hệ thống phức tạp của những yếu tố có quan hệ, tương liên với nhau và do đó nó không thểđược giải quyết trong bất cứ một yếu tố hoặc đặc điểm nào. Eliot thể hiện quan niệm này bằng khái niệm “sự tương quan đối tượng” trong bài tiểu luận “Hămlet và những vấn đề của chàng” in trong quyển “Rừng thiêng”. Sự
tương quan đối tượng này đặt một mối liên quan, quan hệ giữa những từ trong nguyên bản và những sự kiện, những trạng thái tinh thần, hoặc những sự trải nghiệm. Văn bản tác phẩm văn học, đối với các nhà phê bình mới Anh, là một chỉnh thể cấu trúc hữu cơ bao gồm nhiều yếu tố phức tạp hoà hợp và thống nhất với nhau. Eliot cho rằng: ““tính hỗn tạp của vật liệu thì bị ép buộc ở
trong tính thống nhất bởi sự hoạt động của trí óc nhà thơ cái mà thì có mặt ở
khắp nơi trong thơ ca” (“Selected Prose of T.S. Eliot”) (F. Kermode). Lí thuyết về tính thống nhất hữu cơ trong văn bản tác phẩm của Richards thể
nghiệm của nhà thơ. Richards viết: “những kinh nghiệm của anh ta, những cái mà ít nhất đưa giá trị cho tác phẩm của anh ta, miêu tả và trình bày sự hòa giải của những xung lực mà trong hầu hết những bộ óc khác thì vẫn lộn xộn, cản trở lẫn nhau và đối lập, mâu thuẫn nhau” (“Những nguyên tắc phê bình văn học”). Theo Richards, một lí thuyết phê bình phải bao gồm cả lí thuyết về
giá trị và lí thuyết giao tiếp trong một giả định rằng thơ ca giao tiếp giá trịđặt trên nền tảng sự hoà hợp của những xung lực mâu thuẫn, đối lập trong kinh nghiệm nhà thơ. Tính thống nhất thơ ca, theo Richards, còn được thực hiện bởi những rung động thơ ca. Richards cho rằng, nhà thơ có thể thông qua những rung động được tổ chức sắp xếp rất mực thống nhất do khơi gợi lên bởi những “nhân tố hình thức” để kết hợp được tất cả những rung động mà trong những tình huống thông thường hay rời rạc, thậm chí hay xung đột và bài xích lẫn nhau trở thành một trạng thái cân đối ổn định. Kế thừa quan niệm của các nhà phê bình mới Anh và khẳng định rõ ràng ở một mức độ cao hơn, Ransom xem thơ ca sở hữu một tính thống nhất hữu cơ. Wimmsatt trong bài báo
“Explication as Criticism” trong quyển sách “The Verbal Icon” cho rằng tất cả trong một bài thơ. Thơ ca là nghệ thuật mà phần lớn vượt trội một cách dễ
dàng nguyên tắc vui thích đơn giản và minh hoạ nguyên tắc cấu trúc và sự
căng thẳng hoà hợp. Bài thơ thì không phải là một bài thơ nếu những chiều phân cực thì không cân bằng. Allan Tate: trong “Tension in Poetry” mong muốn giải thích một ý niệm tương tự của sự thống nhất giữa một sự căng thẳng động lực giữa nghĩa sắc thái và nghĩa từ vựng của từ. Cleanth Brooks trong bài tiểu luận “Nhà phê bình hình thức” viết: “phê bình văn học đó là một sự miêu tả và đánh giá khách thể của nó. Mối quan tâm chủ yếu của phê bình là với vấn đề của tính thống nhất – một loại toàn thể cái mà một tác phẩm văn học thiết lập hoặc thất bại để thiết lập, và mối quan hệ của các bộ
này”. Cũng cho rằng, tác phẩm văn học là một chỉnh thể cấu trúc hữu cơ hài hoà thống nhất của nhiều yếu tố, Warren viết: “chúng ta có thể tạo ra những sự khái quát hoá về bản chất của cấu trúc thơ ca không? Đầu tiên nó bao gồm nhiều sự đối kháng ở nhiều mức độ khác nhau. Có sự căng thẳng giữa nhịp điệu của bài thơ và nhịp điệu của lời nói; giữa tính hình thức của nhịp
điệu và tính không có hình thức của ngôn ngữ: giữa cái cụ thể và cái chung, cái cụ thể và cái trừu tượng; giữa những yếu tố của, thậm chí, những ẩn dụ đơn giản nhất; giữa cái đẹp và cái xấu; giữa những ý niệm; giữa những yếu tố bao gồm trong sự trớ trêu; giữa tính văn xuôi và tính thơ ca”(“Pure and Impure Poetry”(1942)). Nếu như tính chỉnh thể thống nhất của tác phẩm văn học trong quan niệm của các nhà phê bình mới Anh là ở sự điều hoà của những xung lực tâm lí trong trí óc của nhà thơ, thì tính thống nhất hài hoà này của tác phẩm đối với các nhà phê bình Mỹ lại nằm chính tại đặc điểm nội tại của ngôn ngữ trong tác phẩm. Brooks khẳng định ngôn ngữ của bài thơ tự bản thân nó tác động hòa giải những mâu thuẫn, trái ngược, đối lập, và rằng kết quả là ý nghĩa của bài thơ. Theo cách này, Brooks thay thế lí thuyết tâm lí của Richards về sự điều hoà và cân bằng “những xung lực” kinh nghiệm bằng cách tuyên bố rằng tác động được thể hiện trong chính bản thân ngôn ngữ thơ
ca. Cấu trúc, đối với các nhà phê bình mới, được khẳng định như là bản chất của tác phẩm văn học. Vậy, cái gì là bản chất thực chất của cấu trúc? Cái làm nên cấu trúc của tác phẩm văn học, theo các nhà phê bình mới, chính là mối quan hệ xuyên thấm vào nhau không thể tách rời của hình thức và nội dung ý nghĩa, trong đó nội dung ý nghĩa cũng chính là hình thức. Sự phản đối của Eliot đối với vở kịch Hamlet của Sheakspere là rằng nó thiếu một nguyên tắc hình thức thích hợp đối với nội dung kinh nghiệm của nó. Eliot bắt đầu bởi tranh luận rằng “Hamlet của Sheakspeare, tới chừng mức mà nó là của Sheakspeare, là một vở kịch bàn về tác động của tội lỗi của người mẹ lên đứa
con trai mình, và rằng Sheakspeare thì không thể bộc lộ động cơ này một cách thành công trên chất liệu “cứng đầu” của vở kịch cũ”. (“The Spanish Stragedy”). Eliot xác định hình thức có một mối “tương quan khách thể” đối với nội dung ý nghĩa; nội dung ý nghĩa nhờ cảm xúc mà được biểu hiện và tìm ra. Ông viết: “chỉ cách thức diễn tả cảm xúc trong hình thức nghệ thuật
đang tìm thấy một “tương quan khách thể”; nói cách khác, một tập hợp những khách thể, một tình huống, một chuỗi những sự kiện– cái mà sẽ là công thức của cảm xúc cụ thể; như thế, khi những sự kiện bên ngoài cái mà phải kết thức trong kinh nghiệm cảm giác, được đưa ra, cảm xúc được đưa ra ngay lập tức, cảm xúc thì được gợi ra ngay lập tức” (“Rừng thiêng”). Tiếp thu và phát triển ý niệm trên của các nhà phê bình mới Anh, Ransom nói: “Tôi đề
xuất rằng, vần luật và qui trình ý nghĩa là hoạt động thơ ca mang tính hữu cơ, và bao gồm tất cả những đặc điểm quan trọng của nó” (“Phê bình mới”). Bàn về mối quan hệ hình thức nội dung, Ransom viết: “một sự phù hợp, hài hoà hoặc thích đáng tuyệt vời, thậm chí một sự ổn định vĩnh viễn, dường như đạt được trong sự kết hợp của đặc tính ngữ nghĩa và đặc tính ngữ âm, ở trong một cụm từ thơ ca hay…” (“Phê bình mới”). Đồng tình với Ransom, Brooks viết: “trong một tác phẩm thành công, hình thức và nội dung ý nghĩa không thể chia lìa. Hình thức là ý nghĩa. Văn học một cách cơ bản là ẩn dụ và tượng trưng…” (“Nhà phê bình hình thức”). Brooks trong “chiếc bình được trạm trổ tốt”, cho rằng trong mỗi thời đại, trong những phong cách đa dạng, một phẩm chất của sức căng kịch tính (tension) và nghịch lí (paradox) là cần thiết
đối với ý nghĩa thơ ca, nhiều sự đảm bảo tuyên bố rằng thơ và sự nghịch lí là tất cả nhưng đồng nhất. Đối với brooks, thuật ngữ “paradox” (nghịch lí) kêu gọi sự chú ý đối với việc phát hiện ra rằng không có sự phân biệt dễ dàng giữa “hình thức” và “nội dung” có thểđược duy trì mà không có việc bóp méo toàn bộ ngữ nghĩa của bài thơ: chỉ có duy nhất hình thức của bài thơ thể hiện ý
nghĩa của nó. Sự thẩm thấu vào nhau giữa hình thức và nội dung ý nghĩa làm thành cấu trúc của tác phẩm văn học. Cho nên, khi lấy văn bản tác phẩm văn học là đối tượng trung tâm và duy nhất của phê bình, các nhà phê bình mới tiến hành phân tích cấu trúc của văn bản tác phẩm văn học, tập trung vào những khía cạnh hình thức trên cơ sở chỉ ra rằng rằng những khía cạnh này phục vụ để nuôi dưỡng cấu trúc ngữ nghĩa bên trong văn bản. Chính vì thế, Phê bình mới còn được gọi là phê bình hình thức. Về điểm này, Phê bình mới có điểm giống với phê bình hình thức của các nhà hình thức Nga. Tuy vậy, các nhà hình thức Nga khác Phê bình mới trong mối quan tâm đặc biệt của họ
vào các thiết bị và những qui luật của cấu trúc văn chương. Họ luôn luôn tìm kiếm tính thơ ca trong thơ ca và tính văn xuôi trong văn xuôi vì thế ngay cả
những sự nghiên cứu riêng rẽ của họ luôn luôn đi đến mở ra một điểm nguyên tắc thơ ca mà có thể được áp dụng đối với những văn bản khác trong cùng một thể loại. Vì thế những kĩ thuật diễn giải có xu hướng di chuyển sự nhấn mạnh vào văn bản sang sự nhấn mạnh vào những luật lệ mà điều khiển sự
sáng tạo ra văn bản. Phê bình mới cũng tìm kiếm tính thơ ca của thơ ca, tính văn xuôi của văn xuôi, tính văn học của văn học, nhưng các nhà phê bình mới tập trung vào những “tác phẩm” riêng biệt của văn học hơn là vào “nguyên bản” hoặc hệ thống những qui tắc văn học mà làm cho nó thành công.
Dưới đây, chúng tôi, thông qua tổng kết những bài tiểu luận về hình thức của các nhà phê bình mới Anh Eliot, Richards, Empson, nêu ra những yếu tố hình thức mà các nhà phê bình mới tập trung vào khi xem xét văn bản tác phẩm văn học:
Nhân vật: sáng tạo ra và miêu tả những con người và những thực thể mang tính hư cấu
Nam nhân vật phản diện- một nhân vật trung tâm đồng tình với những thói xấu đáng kể của cá nhân
Động lực- đang thay đổi, đang lớn lên, hoạt động
Bằng phẳng, tẻ nhạt, đứng im- không phát triển theo chiều hướng tốt Nhân vật chính- nhân vật chính mà người đọc được mong chờ đồng
cảm với
Trôi chảy- phát triển tốt
Tĩnh tại, không vận động- không phát triển hoặc thay đổi, một nhân vật không hoạt động
Tượng trưng- vẽ biếm hoạ là đại diện của những loại người nhất định nào đó
Các hình thái tu từ: những thiết bị diễn tả khác nhau được sử dụng thay cho văn xuôi đơn giản, dễ hiểu để cho sự miêu tả sinh động, đầy hình ảnh
Chuyện ngụ ngôn: câu chuyện tương đương với bài học răn dạy hoặc thông điệp nằm ở bên dưới
Sự giống nhau: sự so sánh mở rộng của một thứ hoặc một sự kiện với một thứ hoặc một sự kiện khác
Sự trớ trêu: những sự kiện, những ý niệm hoặc những thái độ ngược
đời, nghịch lí, được đánh lộn xòng với mỗi cái khác
Sự châm biếm, mỉa mai, chế nhạo: tạo ra niềm vui nghiêm trang về
những đồ vật, ý niệm, người hoặc sự kiện
Sự trào phúng: sự tổng hợp của những sự trớ trêu và sự chế nhạo, mỉa mai, châm biếm được phát triển ở mức độ cao
Ẩn dụ: sự so sánh được mở rộng hoặc ngắn ngủi của một thứ này với một thứ khác
Hoán dụ: sự so sánh hoặc sự tương phản, trái ngược của một bộ phận với toàn thể (như trong “ anh ta đã từ bỏ thanh gươm” để chỉ việc rời bỏ một cuộc sống chiến trận)
Nhân cách hoá: so sánh những đồ vật vô tri vô giác với con người
So sánh: một thứ hoặc một người nào “như là một” thứ hoặc người khác
Sự tượng trưng: sử dụng những thứ vô tri vô giác hoặc được tưởng tượng để đại diện cho những tình huống có thực
Vật không thể sờ thấy được: những biểu tượng hình ảnh hoặc “tinh thần”
Vật có thể sờ thấy được: những biểu tượng vật chất hoặc “có thật”
Phép hoán dụ: so sánh toàn thể với một hoặc nhiều bộ phận của nó (như trong câu nói “ năm mỉm cười” để chỉ mùa xuân)
Hình ảnh: những chi tiết đặc biệt được dùng để miêu tả nhân vật, tình huống,
đồ vật, ý niệm hoặc sự kiện
Nghe: hình ảnh mà làm cho bạn nghe thấy những âm thanh trong trí óc Nhìn thấy: những hình ảnh vẽ ra những bức tranh tinh thần
Ngửi: những hình ảnh mang những kí ức về mùi hoặc hương vịđến với trí óc
Vị: những hình ảnh mà làm bạn gợi nhớ lại hoặc tưởng tượng ra bằng cách như thế nào một số thứ có thể nếm vị
Sờ: những hình ảnh mà giúp bạn có thể tưởng tượng bằng cách như thế
nào một số thứ có thể cảm thấy trên da thịt
Có thể nhận thức được: những hình ảnh mà đưa bạn đến một thế giới hình ảnh của những cảm giác
Cốt truyện: một dãy những sự kiện hoặc những thứ xảy ra mà tổ chức một văn bản
Cao trào: sự kiện chính trong một văn bản
Sự phức tạp, rắc rối: được mô tả bởi nhiều những chỗ quanh co khúc khuỷu
Sự xung đột: những đặc trưng cốt truyện biểu thị những sự kình địch, ganh đua của con người và những khó khăn
Ở bên ngoài: những xung đột hoạt động, có lẽ mang tính vật chất và
được biểu lộ công khai
Ở bên trong: những xung đột thụ động, có lẽ mang tính tinh thần và
được biểu lộ ngầm, không công khai
Kết cục: cái mà xảy ra như là kết quả của cao trào
Sự báo trước: những đặc trưng của cốt truyện cái mà dự báo những sự
kiện khác, như cao trào hoặc kết cục
Không có vẻ thật: những cốt truyện kì quái mà không có thể chấp nhận trong ý nghĩa về thực tế quen thuộc
Hợp lí, có thể tin: những cốt truyện quen thuộc, có thể tin được Đơn giản: được sắp xếp với một vài chỗ chỗ quanh co khúc khuỷu
Điểm nhìn: luật xa gần của giọng điệu trần thuật có kiểm soát
Ngôi thứ nhất: giọng trần thuật mà nói với những đại từ nhân xưng “tôi, chúng tôi, chúng ta”
Việc thông suốt mọi chuyện có giới hạn: người trần thuật không biết mọi thứ
Khách quan: người trần thuật cố gắng kể câu chuyện từ một điểm nhìn vô ngã, phi cá nhân
Sự thông suốt mọi sự: người trần thuật coi như là biết được sự thật cơ
bản của câu chuyện
Tính chủ quan: người trần thuật công nhận rằng những yếu tố cá nhân
đã ảnh hưởng đến sự diễn giải
Ngôi thứ ba: giọng trần thuật sử dụng những đại từ nhân xưng như “anh
ấy, cô ấy, họ”
Không đáng tin: người trần thuật không thể được tin kể sự thật hoặc khách quan Bối cảnh: bầu không khí, thời kì lịch sử, bối cảnh vật lí, hoặc trạng thái của văn bản Nơi chốn: những vị trí vật lí hoặc tinh thần của những sự kiện, những đồ vật, những nhân vật và những thời điểm lịch sử Thời gian: tiến trình vật lí hoặc tinh thần của những sự kiện
Tính phi lịch sử: không được đặt vào bất cứ thời kì lịch sử “có thật” nào, mà mang tính tưởng tượng
Theo thứ tự thời gian hay trật tự tuyến tính: kể các sự kiện theo tuyến tính
Giật lùi, về phía sau: bắt đầu ở chỗ kết thúc và hoạt động hướng về chỗ