Khuynh hướng Phê bình mới trong lí luận phê bình văn học Anh xem bản thân văn bản tác phẩm độc lập và khép kín là đố

Một phần của tài liệu khuynh hướng phê bình mới trong lý luận phê bình văn học anh (Trang 56 - 69)

CHƯƠNG III CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MỚI TRONG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN

3.1)Khuynh hướng Phê bình mới trong lí luận phê bình văn học Anh xem bản thân văn bản tác phẩm độc lập và khép kín là đố

Anh xem bản thân văn bản tác phẩm độc lập và khép kín là đối tượng của phê bình văn học

Để làm rõ một trong những đặc điểm cơ bản nhất này của khuynh hướng Phê bình mới trong nền lí luận phê bình văn học Anh, trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm văn bản- khái niệm trung tâm của Phê bình mới. Chủ

nghĩa biểu hiện mà đại diện tiêu biểu là Benedetto Croce quan niệm tác phẩm là phi văn bản. Theo Benedetto Croce, khi nhà nghệ sĩ trực giác được một ý niệm cá biệt là tác phẩm đã được hình thành trong tinh thần anh ta. Do đó, tác phẩm là phi văn bản. Việc nhà văn khách quan hoá tác phẩm ra thành văn bản, Benedetto Croce ví như ghi âm một bài hát, chỉ là nhằm phục vụ cho nhu

cầu mưu sinh, trái với bản chất của nghệ thuật là không vụ lợi. Rõ ràng, đây là cách hiểu có phần xa lạ và siêu hình, làm cho tác phẩm văn học trở nên không thể nắm bắt được. Trái ngược với chủ nghĩa biểu hiện, mỹ học tiếp nhận lại quan niệm văn bản phi tác phẩm. Các nhà mỹ học tiếp nhận cho rằng, văn bản mà nhà văn viết ra chưa phải là một tác phẩm văn học. Văn bản ấy chỉ có thể

trở thành tác phẩm văn học khi có sự tiếp nhận của bạn đọc. Vì thế, có bao nhiêu bạn đọc là sẽ có bấy nhiêu tác phẩm. Rõ ràng, đây là cách hiểu văn bản tác phẩm văn học có phần cực đoan, cho nên nó đi xa quá so với logic chân lí thông thường. Trái ngược với hai cách hiểu trên, các nhà phê bình mới đưa ra quan niệm văn bản tác phẩm của mình. Văn bản tác phẩm, như trên đã nói, là khái niệm trung tâm, tập trung mọi sự chú ý vào nó của các nhà phê bình mới cả ở Anh và Mỹ và được quan niệm một cách đơn giản là tác phẩm do nhà nghệ sĩ viết ra và hàm chứa một ý nghĩa nhất định. Rõ ràng, đây là cách hiểu rất thông thường và phổ biến. Do đó khái niệm văn bản tác phẩm của Phê bình mới tiến tới tiệm cận hơn với chân lí khách quan.

Văn bản tác phẩm văn học, theo quan niệm của các nhà Phê bình mới cả ở Anh và Mỹ là một toàn thể cấu trúc thẩm mĩ hoàn chỉnh, độc lập, tự trị

và có đời sống riêng của nó. Các nhà Phê bình mới cũng cho rằng tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn nhưng khi tác phẩm đã thoát thai từ

nhà nghệ sĩ và đi vào thế giới thì nó có đời sống riêng tư, độc lập của nó, không phụ thuộc vào tác giả. Về phương diện này, Phê bình mới đã có cùng giao điểm với chủ nghĩa cấu trúc, nhất là chủ nghĩa cấu trúc giai đoạn đầu khi họ cũng cho rằng tác phẩm văn học là một hệ thống đóng với những qui tắc của riêng nó, “ một hệ thống với trật tự của chính bản thân nó”, thậm chí là một hộp đen khép kín, độc lập với mọi hoạt động bên ngoài. Văn bản tác phẩm là một thực thể tự trị, cố định, bất biến và vĩnh viễn, thậm chí là một vật thể rắn. Nó luôn tồn tại một ý nghĩa xác định không phụ thuộc vào bất cứ một

ngữ cảnh nào ở bên ngoài nó. Và do đó, tự bản thân văn bản đã cung cấp một con đường đểđi vào nó và diễn giải nó. Chính vì thế, Phê bình mới cho rằng, các nhà phê bình chỉ nên tập trung vào bản thân văn bản và chỉ văn bản tác phẩm mà thôi. Mọi phân tích thơ ca đi ra ngoài văn bản tác phẩm đều là không có giá trị. Phê bình mới đi đến phủ nhận qui trình đối với bất cứ ngữ

cảnh nào đằng sau hệ thống ngôn từ của chính nó. Chính do quan điểm này mà Phê bình mới còn được gọi là phê bình bên trong hay phê bình bản thể. Thomas Stearn Eliot là một trong những người đầu tiên cho rằng văn bản tác phẩm văn học có ý nghĩa riêng của nó, rằng “bài thơ có nghĩa chỉ là cái mà nó nói” (“Rừng thiêng”), chính là một mối “tương liên đối tượng”, tồn tại vì mục

đích tự thân của nó. Trong những bài phê bình tiểu luận của mình, ông đã tập trung vào văn bản thơ của các nhà thơ thế kỉ XIX và chỉ ra lỗi sai của nó. William Empson trong những sự thực hành phân tích thơ ca của mình qua

“Bảy loại mơ hồ, nhập nhằng, đa nghĩa” cũng chỉ tập trung vào bản thân văn bản tác phẩm thơ mà thôi. Như vậy, văn bản tác phẩm văn học trong quan niệm của các nhà phê bình mới cả ở Anh và Mỹ là một thực thể tự trị, độc lập với mọi ngữ cảnh bên ngoài và do đó cần phải được nghiên cứu một cách khép kín, thoát khỏi mọi tác động hay ảnh hưởng từ bên ngoài như tác giả, người đọc hay bối cảnh lịch sử…

Như trên đã nói, Phê bình mới ra đời trên nền tảng phê phán định nghĩa thơ ca của chủ nghĩa lãng mạn khi họ cho thơ ca là “sự chảy tràn của những cảm xúc cá nhân” hay “cảm xúc được hồi tưởng ở trạng thái tĩnh”. Phê bình mới phản ứng lại phê bình theo thuyết nhân cách hoá (chủ nghĩa biểu hiện của văn học lãng mạn) của thế kỉ XIX mà họ cho là ngây thơ, giản dị, khờ dại và vô lý, ngớ ngẩn. Các nhà phê bình mới cho rằng các nhà phê bình theo thuyết nhân cách hoá phân tích bài thơ cứ như là nó là những lời phát biểu mang tính cá nhân, giọng điệu, những tình cảm, những thái độ, và trạng thái trí óc của

người nói là của nhà thơ và thậm chí những chi tiết biểu tượng thì thường

được đọc như là khía cạnh phàm tục của bản thân nhà thơ hoặc hoàn cảnh của nhà thơ; rằng các nhà phê bình theo thuyết nhân cách hoá chỉ viết thêm dài hơn vào tiểu sử của nhà thơ mà thôi. Phản đối định nghĩa thơ ca trên của chủ

nghĩa lãng mạn cũng như phê bình của các nhà phê bình theo thuyết nhân cách hoá, Phê bình mới đồng thời cũng đưa ra định nghĩa thơ ca của mình. Eliot trong “Truyền thống và tài năng cá nhân” đã định nghĩa thơ ca là nghệ

thuật phi cá nhân. Ông viết: “các nhà thơ tuyệt đối không thể hiện cái tôi của mình, họ giữ vai trò trung gian, chỉ trung gian thôi, họ có trong mình những

ấn tượng, những trăn trở khác nhau cùng phối hợp thành một hình ảnh hoàn thiện và bất ngờ nhất. Những ấn tượng và trăn trở, điều rất quan trọng đối với tác giả như đối với một con người, có thể không tìm thấy chỗ đứng của mình trong sáng tác của nhà thơ; và ngược lại, những cảm xúc rất quan trọng

đối với sáng tác của nhà thơ có thể lại không đóng vai trò gì đối với nhà thơ

dưới góc độ một nhân cách”. Như vậy, văn bản tác phẩm thơ ca nói riêng cũng như mọi văn bản tác phẩm văn học khác là một thực thể tự trị, hoàn toàn

độc lập với tác giả và do đó cần phải được nghiên cứu khép kín với tác giả. Eliot một lần nữa khẳng định lại điều này:“chúng ta chỉ có thể nói rằng bài thơ, trong một số ý nghĩa, có cuộc sống riêng của chính nó; rằng những bộ

phận của nó hình thành nên một số cái gì đó khá khác với một dữ liệu về tiểu sử có trật tự một cách gọn gàng; rằng tình cảm, cảm xúc hoặc sự tưởng tượng có từ bài thơ là một cái gì đó khác với tình cảm, cảm xúc hoặc sự tưởng tượng ở trong tâm trí của nhà thơ.” (“Rừng thiêng”). Quan điểm này của Eliot về sau được chia sẻ bởi nhà phê bình mới người Mỹ là Wimsatt. Ông viết:“bài thơ thì không phải của bản thân nhà phê bình và không phải của tác giả (nó được tháo gỡ ra khỏi tác giả từ lúc sinh ra và đi khắp nơi vào thế giới vượt ra ngoài sức mạnh của anh ta để dự định nó hoặc kiểm soát nó). Bài thơ

thuộc về chung, công đồng. Nó được thêu dệt nên bởi ngôn ngữ, sự sở hữu

đặc biệt của cộng đồng, và nó thì về con người, một khách thể của tri thức cộng đồng…” (The Verbal Icon, Lexington, 1954). Như vậy, tác phẩm văn học là mang tính tự trị, hoàn toàn độc lập với tác giả của nó.

Thuật ngữ sự hư cấu, tưởng tượng thường được dùng để chỉ sự kiện rằng một nhân vật tưởng tượng đã được tạo ra bởi nhà thơ và không có sự tồn tại bên ngoài bài thơ. Nhưng các nhà phê bình mới sử dụng thuật ngữ này trong một ý nghĩa đặc biệt để chỉ đến sự khác nhau giữa sự phản ánh và tính hiện thực, giữa con người “thật” trong một số ý nghĩa trừu tượng và cái cách thức mà cá nhân bày tỏ chính bản thân anh ta trong bất cứ mối quan hệ nào khác với những cái đó ở bên ngoài bản thân anh ta. Đối xử với hai loại sự hư

cấu, tưởng tượng này như thể chúng là một, đối với các nhà phê bình mới, là không phân biệt giữa nghệ thuật và cuộc sống mà là làm lộn xộn, rối ren chúng. Rõ ràng, định nghĩa thơ ca là phi cá nhân của Phê bình mới đã thách thức những lí thuyết về văn học như là phê bình Mác xít khi những lí thuyết này cho rằng thơ ca là sự phản ánh của thế giới chủ quan của nhà nghệ sĩ, những tư tưởng, tình cảm, hoàn cảnh sống, kinh nghiệm, niềm tin…của anh ta.

Định nghĩa thơ ca là nghệ thuật phi cá nhân trên của các nhà phê bình mới bộc lộ rõ hai thiếu sót cơ bản sau. Một là, định nghĩa thơ ca là nghệ thuật phi cá nhân không được chia sẻ bởi đặc điểm của tất cả các loại thơ ca. Bởi vì, cũng có những loại thơ ca mà nhà thơ cũng là người nói, sở chỉ đến bạn hoặc kẻ thù của anh ta bằng tên, nói bóng gió đến nhà của anh ta, nghề nghiệp, và kể lại một số đặc điểm về cuộc sống và nghề nghiệp quá khứ của anh ta, những bài thơ như thế thường được gọi là mang tính cá nhân và thậm chí là tự

truyện. Như thế, Phê bình mới đối xử với thơ ca một cách chung chung, một phẩm chất đồng đều cho tất cả thơ ca. Và do đó lời tuyên bố nghệ thuật phi cá

nhân được áp dụng cho tất cả thơ ca. Làm như vậy, họ đã xuyên tạc một số

loại thơ ca. Hai là, các nhà phê bình mới đã hoàn toàn ngộ nhận khi họ cho rằng tác phẩm văn học là một khách thể tự trị, hoàn toàn độc lập với tác giả. Tác phẩm văn học là do nhà nghệ sĩ viết ra. Với tư cách là con đẻ tinh thần của nhà văn, tác phẩm văn học, bao giờ cũng vậy, một cách trực tiếp hay gián tiếp, thể hiện những tâm tư, tình cảm, niềm tin, kinh nghiệm, thế giới quan… của nhà nghệ sĩ. Đúng như quan niệm của Mác rằng khi con người lao động

để tạo ra sản phẩm, thì sản phẩm do con người tạo ra bao giờ cũng mang dấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ấn cá nhân của con người. Quan niệm tác phẩm văn học là độc lập với nguồn gốc sáng tạo ra nó, như thế, là chủ quan và phiến diện. Văn học không bao giờ là một nghệ thuật phi cá nhân cũng như tác phẩm văn học không bao giờ

là một thực thể tự trị, độc lập. Như trên đã nói, Phê bình mới ra đời trên cơ sở

phủ nhận phê bình tiểu sử khi họ quá chú tâm vào tiểu sử của nhà nghệ sĩ thay vì vào nguyên bản tác phẩm. Phê bình tiểu sử đã tập trung tất cả tài liệu về

hoặc có liên quan đối với văn bản và tác giả. Nhưng nó đã đi quá xa, đến chỗ

cực đoan, và đã quên bản thân văn bản gốc. Tính cẩu thả này (đối với các nhà phê bình mới) được chấp nhận về mặt lí thuyết và quá phổ biến rằng trong một lớp học về thơ ca, các sinh viên mong chờ giảng viên nói về nhà thơ và

đưa ra một bản miêu tả đời sống trí tuệ và cá nhân của nhà thơ: gia đình, bạn bè, kẻ thù, người yêu, thói quen, học thức, niềm tin và kinh nghiệm mà không có sự phân tích hoặc thậm chí đọc bài thơ. Rõ ràng, lấy việc xem xét tiểu sử, hoàn cảnh sống cá nhân của tác giả để thay thế cho việc đọc bản thân văn bản của các nhà phê bình tiểu sử là sai lầm nhưnng từ đó mà loại bỏ hoàn toàn việc xem xét tiểu sử, cảm xúc…của tác giả khỏi việc đọc mang tính khép kín văn bản như các nhà phê bình mới là cực đoan và phiến diện, làm thiệt thòi cho việc hiểu tác phẩm.

Việc định nghĩa thơ ca là nghệ thuật phi cá nhân, yêu cầu phân biệt tách bạch tác phẩm văn học với tác giả của nó, cho rằng tác phẩm văn học là một khách thể hoàn chỉnh, tự trị, hoàn toàn độc lập với tác giả, từ đó tuyên bố rằng văn bản, với tư cách một tác phẩm hoàn chỉnh, thì thích hợp cho việc diễn giải, và một người nên xem xét văn bản, và chỉ văn bản, để phân tích nó và lấy được ý nghĩa thật sự của nó của các nhà phê bình mới Anh về sau được các nhà phê bình mới Mỹ như Clean Brooks (1906- 1994), W.K Wimsatt (1907- 1975) và Monroe Beardsley (1915- 1985) kế thừa và khẳng định mạnh mẽ hơn. Brooks cho rằng Phê bình mới phớt lờ những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo văn học, cụ thể là tác giả với tư cách là một sự tồn tại mang tính lịch sử thật sự. Ông viết: ““nhà phê bình hình thức, bởi vì anh ta muốn phê bình bản thân tác phẩm, anh ta giả định rằng phần có liên quan của ý đồ tác giả là cái mà anh ta thật sự có ở trong tác phẩm của anh ta; đó là, anh ta cho rằng ý đồ của tác giả như là khi được nhận ra, là “ý đồ” mà coi là, không phải một cách cần thiết, cái mà anh ta ý thức về để cố gắng làm, hoặc cái mà anh ta bây giờ nhớ ra anh ta cố gắng để làm”. (“Nhà phê bình hình thức”). W.K Wimsatt và Monroe Beardsley cũng yêu cầu phân biệt giữa ý đồ của tác giả với bản thân văn bản tác phẩm qua định nghĩa về sự ngộ nhận ý đồ:“Ngộ

nhận ý đồ là một sự lẫn lộn giữa bài thơ và nguồn gốc của nó, một trường hợp đặc biệt của cái mà được biết đối với nhà triết học như là ngộ nhận phát sinh. Nó bắt đầu bởi việc cố gắng tìm thấy nguồn gốc của phê bình chuẩn mực từ những căn nguyên tâm lí học của bài thơ và kết thúc trong tiểu sử và thuyết tương đối”. (“Ngộ nhận ý đồ” in trong tác phẩm “The verbal Icon”).

Khái niệm ngộ nhận ý đồ này của các nhà phê bình mới Mỹ, rõ ràng, được xây dựng trên cơ sở của sự phản đối những quan niệm văn chương của những người đọc và nhà phê bình truyền thống khi họ tin rằng luôn luôn có một ý niệm (hoặc chủ ý) đằng sau mỗi tác phẩm văn chương – cái mà tác giả của nó

đã có ở trong đầu óc của anh ta, trước khi viết. Đây là lí do anh ta đã viết tác phẩm này; để giao tiếp nó, một cách trực tiếp hay gián tiếp, với chúng ta. Đó là tại sao họ nghiên cứu tiểu sử của tác giả, cuộc sống của anh ta và thời đại. Nhưng phê bình mới từ chối ý đồ tác giả, bởi việc chỉ ra sự ngộ nhận ý đồ. Họ

hoài nghi liệu rằng có một chủ ý của tác giả khi hầu hết các tác giả vĩđại của quá khứ đã chết và không thể đi đến bảo với chúng ta bằng cách như thế nào tác phẩm của họ được giả sử để đọc. Nó chỉ có thể là một sự ngộ nhận ý đồ. Quá nhiều thời điểm, một tác giả muốn nói một cái gì đó, nhưng kết quả thì khác, và có thể rằng nhà thơ đã không ý thức về chủ ý của bài thơ của anh ta

Một phần của tài liệu khuynh hướng phê bình mới trong lý luận phê bình văn học anh (Trang 56 - 69)