Tình yêu lí tưởng:

Một phần của tài liệu sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975 (Trang 33 - 35)

II. Tình yêu và nỗi nhớ vượt không gian, thời gian:

1.Tình yêu lí tưởng:

Thời chiến đã có biết bao cuộc chia tay: Bà tiễn cháu, mẹ tiễn cha, vợ tiễn chồng…những người đang yêu đưa tiễn nhau… Vì thế, thơ viết về

tình yêu cũng xây dựng những hình tượng về những cuộc chia tay. Bài thơ

Cuộc chia li màu đỏ” của Nguyễn Mĩ được xem như một bản tuyên ngôn của tình yêu thời cách mạng. Đôi lứa yêu nhau thắm thiết nhưng vì lí tưởng chung sẵn sàng hi sinh hạnh phúc, song tình yêu của họ vẫn nguyên vẹn, thủy chung. Lúc này, tình yêu của họ chính là bản chất của tình yêu chân chính, cao thượng:

Chiếc áo đỏ rực như than lửa

Cháy không nguôi trước cảnh chia li Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực9 cháy Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đã bừng trên nét mặt

- Một rạng đông với màu hồng ngọc

Cuộc chia tay đã có nước mắt rơi. Nhưng không vì thế mà bi lụy. Cô gái đã không giấu được những giọt nước mắt đằm đìa trên gương mặt. Nguyễn Mĩ đã thể hiện chân thật cái nét buồn thương vốn có ấy. Nhưng trên cái nền cao đẹp của lí tưởng thể hiện ở cái màu đỏ của tứ thơ thì sự

buồn thương càng trở nên cao đẹp, cao cả. Những dòng thơđó mang dấu ấn sử thi của những ngày chống Mĩ, diễn tả đúng tình cảm vốn có, nên có, cần phải có của những lứa đôi ra trận. Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ.

Cuộc chia tay thấm đẫm màu sắc lí tưởng, tình yêu của người ở lại luôn sống mãi trong lòng người ra trận, trở thành điểm tựa, thành sức mạnh nâng bước quân hành:

Nhưng tôi biết cái màu đỏấy Cái màu đỏ như cái màu đỏấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp

Một làng xa giữa đêm giá rét… Nghĩa là cái màu đỏấy theo đi Như không hề có cuộc chia li… (Nguyễn Mĩ)

Đôi bạn trẻ chia tay nhau, nhưng sợi dây tình yêu vô hình đã liên kết họ lại. Màu đỏ của tình yêu rực cháy chính là biểu tượng cao đẹp cho cả

một thế hệ - những con người sống, chiến đấu và yêu nhau trong ánh sáng của lí tưởng.

Thơ giai đoạn này không thiếu những cuộc chia li như vậy. Những người yêu nhau đã kiềm nén cảm xúc riêng tư, quyết chí ra đi. Họ

luôn có khẩu hiệu cho riêng mình và chung cho cả thời đại. Sự hi sinh và bước chuyển biến này đòi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực, niềm tin phi thường:

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”

(Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mĩ )

Trái tim đau nỗi đau mất nước anh ơi anh – khi Tổ quốc yêu cầu ta sẵn sàng gởi lại nhớ thương nhau theo bước hành quân kháng chiến

(Nhớ - Hoàng Thị Minh Khanh) hay:

Tiếng em thì thầm đêm ngày vẫn nhắc Khi Tổ quốc cần

Chúng mình biết hy sinh

(Hoa chanh – Nguyễn Bao)

Đó là sự hi sinh thầm lặng hạnh phúc cá nhân, sự hi sinh của những người anh hùng. Người người tiếp bước ra đi, nhiều thế hệ lên đường, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và tình yêu của người lính qua đạn lửa chiến tranh càng thêm cao đẹp lộng lẫy.

Nhân vật trữ tình cùng cô bạn hàng xóm trong bài thơ “Quê hương” của Giang Nam đã cùng có những kỉ niệm tuổi thơ thơ mộng, hồn nhiên tươi vui. Họ đã cùng lớn lên theo những kỉ niệm thời thơ ấu. Rồi kháng chiến, cả hai cùng lên đường. Họ gặp nhau tình cờ, vội vã chia xa nhưng mắt nhìn nồng ấm đi theo mãi:

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vịđi qua tôi ngoái đầu nhìn lại

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…

(Quê hương – Giang Nam) Chiến tranh không thể hủy diệt được sự sống, cái đẹp gieo mầm ngay trên mảnh đất chết của bom đạn, như một sự thách thức đối mặt kẻ

thù:

Hố bom toác ởđầu sân Cuối sân lại nởđoá hồng Màu đỏ hai lần đỏ gấp

Phí hoài bom chúng nghìn cân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hoa những ngày thường - Chế Lan Viên) Bông hoa có lúc trở thành biểu tượng của niềm nhớ thương hoài niệm về hạnh phúc, tình yêu:

Em ơi, chớ cười em nhé! Sao đi sông rộng đèo cao Hoa ngày ta ở bên nhau Mà tấm lòng riêng vẫn nhớ

(Hoa những ngày thường)

Hoa cũng chính là “em”, tình yêu của cô gái trở thành động lực thôi thúc:

Ôi màu son của lòng tin

Hồng những gương hồng như mặt Chính em, là em, như em

Bên đường giục giã anh lên

(Chế Lan Viên)

Hạnh phúc không thể toàn vẹn khi quê hương còn bóng quân thù. Cho nên, “anh” đã chiến đấu gan dạ và lúc nào cũng mang theo một tình yêu lí tưởng. Người vợ, người yêu chính là nguồn động viên lớn lao, là hành trang lúc nào người lính cũng lấy đó làm sức mạnh để mà chiến đấu:

Hoa ghé lòng ta như bảo:

Em đây, hoa những ngày thường Yêu quá thành hoa chiến đấu Rời chốn phòng riêng nho nhỏ

Theo anh lên tận chiến hào Dập tắt muôn trùng đạn lửa Lấp bằng những hố bom sâu Chói lói tình yêu em nở

(Hoa những ngày thường)

Đó là một tình yêu cao đẹp, giàu chất lí tưởng, giàu tính sử thi. Bởi nó không thu hẹp ở một cá nhân mà là cả một thế hệ.

Sự tàn phá của chiến tranh thật là thảm khốc, tình yêu cũng cùng chịu chung số phận. Những chàng trai cô gái chiến đấu dũng cảm quên mình, sẵn sàng hi sinh cả tính mệnh. Họ đã để lại chiến trường một phần xương thịt của mình. Đau lòng hơn là đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở về, không kịp hưởng niềm vui ngày hòa bình. Những cái chết đó đã hóa thành bất tử. Thơ ca giai đoạn này mang giọng điệu hào hùng xen lẫn bi tráng xuất phát từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Một phần của tài liệu sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975 (Trang 33 - 35)