Có nhiều phương thức biểu hiện tình yêu trong thơ ca thời kháng chiến. Ngoài những môtíp riêng – chung, vai trò của hình tượng không gian nghệ thuật, của chất tự sự còn phải kể đến hiệu quả biểu đạt của câu thơ tự
do.
Thơ tự do được dùng sớm nhất trong các sáng tác của Tản Đà, Phong Hoa Lạc, Nguyễn Lang Quy… Tản Đà được xem là “người của hai thế kỉ”, là người có ý thức cách tân mạnh mẽ hình thức thơđầu thế kỉ XX. Bài thơ
“Tống biệt” với những câu chữ dài ngắn không đều thích hợp thể hiện cảm xúc ngậm ngùi luyến tiếc khi rời tiên cảnh, cứ bước đi rồi lại bước dừng, hồi lâu cứ nhìn ngoái lại:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi! Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi.
Đá mòn, rêu nhạt Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từđây xa cách mãi. Cửa động Đầu non Đường lối cũ Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi. ( Tống biệt – Tản Đà)
Thơ tự do thực sự ra đời khi xuất hiện phong trào Thơ mới. Có thể
kểđến một số bài như: “Xuân về” của Lưu Trọng Lư, “Tiếng trúc tuyệt vời” của Thế Lữ,… và hàng loạt các bài thơ khác.
Năm vừa rồi Chàng cùng tôi Nơi vùng giáp Mộ Trong căn nhà cỏ Tôi quay tơ Chàng ngâm thơ … Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai Lá cành: rụng Ba gian: trống Xuân đi Chàng cũng đi Năm nay xuân còn trở lại Người xưa không thấy tới. ( Xuân về - Lưu Trọng Lư)
Không bị giới hạn, không bị câu thúc từ các quy định về cấu tạo của khổ thơ, câu thơ, niêm luật, thể thơ tự do có ưu thế trong việc đi sâu vào các
đề tài rộng lớn của cuộc sống. Bên cạnh đó, hình thức phóng khoáng của thơ tự do đã tạo điều kiện cho các tác giả biểu lộ một cách mạnh mẽ cảm xúc, cái tôi trữ tình.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm thơ tự do như sau: Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ, không bị ràng buộc vào quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối… Do vậy mà nó mở ra chân trời rộng rãi cho sự sáng tạo hình thức mỗi bài thơ. [2 ; 70]
Thể thơ tự do đã phát huy tác dụng mạnh làm nên thành tựu thơ ca giai đoạn 1945 – 1975. Chính mảnh đất màu mỡ của hiện thực sôi động và
đời sống tình cảm phong phú của người Việt Nam thời kì này đã tạo điều kiện cho thơ tự do sinh sôi và phát triển.
Để diễn tả nỗi đau li biệt, nhà thơ Hữu Loan đã sử dụng hình thức thơ tự do với cách ngắt nhịp, ngắt câu mới lạ, đột ngột tạo ra chiều sâu trong tâm tưởng – tâm trạng hụt hẫng, thất thểu, cô đơn khi bắt gặp hình
ảnh những đồi hoa sim, màu hoa của kí ức, của kỉ niệm buồn đau:
Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài Trong chiều
Không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang biền biệt…
Hình ảnh hoa sim “màu tím”gợi nỗi buồn, sự vô vọng, được thể hiện trên nền các câu thơ tự do, ngắt câu sáng tạo, Bài thơ như có sức ngân, vang xa dài lâu giữa không gian đất trời, vào giữa lòng người yêu thơ.
Từ cách ngắt câu cuối mỗi dòng thơ 5/4/5/2/2/4/3/2 cùng thanh bằng trong từ “biền” gợi sức vang xa; thanh trắc trong từ “biệt” gợi sức chùng. Tất cả đã góp phần thể hiện sự biến động, mất cân bằng tâm lí trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Như vậy, ưu thế của thể thơ tự do được nhà thơ tận dụng triệt để.
Cùng diễn tả nỗi đau thương mất mát, nhà thơ Dương Hương Ly cũng tìm
đến thể thơ tự do:
Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không nói được bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy
Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy
……
Bên những vết đạn xưa chúng giết bao người Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi
Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường
Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương Anh nổ súng.
( Bài thơ về hạnh phúc)
Đó là nỗi đau triền miên, dai dẳng nhưng lại thôi thúc vươn tới, vùng lên một cách quyết liệt, dữ dội.
Dù diễn tả cảm xúc đau đớn hay hạnh phúc, câu thơ tự do cũng góp phần hỗ trợ việc biểu đạt cảm xúc trữ tình:
Anh không dám xin Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đằm ấm, thanh tao Không giấu được.
Cứ bay dịu nhẹ.
(Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn) Những câu thơ không vần, cách ngắt câu tự do, giúp thể hiện sự ngập ngừng, thẹn thùng của đôi lứa yêu nhau khi thổ lộ tâm tình.
Cũng có thể là sự bất ngờ hạnh phúc trong “Quê hương” – Giang Nam, cả hai đều xúc động ngậm ngùi:
Hòa bình tôi trở vềđây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em
Vẫn khúc khích cười ( khó nói lắm anh ơi! ) Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
(Quê hương – Giang Nam ) Một thứ tình cảm đặc biệt dịu dàng, len nhẹ vào tâm hồn họ. Nhà thơ nữ
Hoàng Thị Minh Khanh và Thúy Bắc đều có những câu thơ tự do rất thành công khi diễn tả nỗi nhớ nhiều lớp, nhiều tầng, trùng trùng như sóng cồn, biển dâng:
Dù anh đi đâu đến đâu dù ta xa nhau biết mấy
em vẫn tin anh như từng tin Đảng vậy trong gian lao anh có mặt hàng đầu. ……
Em nhớ anh không chỉ trong giấc ngủ
em nhớ anh không chỉ lúc dạo chơi em nhớ anh không chỉđêm trăng tỏ
Em nhớ anh không chỉ lúc mưa rơi Mà em đã nhớ anh
cả những lúc soi gương chảy tóc cả những lúc công tác bộn bề
cả những lúc nghe đàn em trẻ học hay tiếng chim trời ríu rít bay đi…
(Nhớ - Hoàng Thị Minh Khanh) Những dòng thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ xen với các dòng thơ tám chữ, chín chữ góp phần thể hiện những biến động nhẹ nhàng nhưng không kém mãnh liệt trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
Thúy Bắc còn dùng cả thể thơ ba chữ gãy gọn, cách ngắt dòng dứt khoát để diễn tả nội tâm phức tạp của người con gái đang yêu:
Em dang tay Em xòe tay Chẳng thể nào Xua tan mây Chẳng thể nào Che anh được Rút sợi thương Chằm mái lợp Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh Nghiêng sườn Đông Che mưa anh Nghiêng sườn Tây Xòa bóng mát
Với những câu thơ trần trụi, phá vỡ những niêm luật, nhịp vần, không câu thúc vào số câu, số chữđã tạo tâm thế thoải mái cho các nhà thơ
trong việc thể hiện cảm xúc, góp phần làm nên sự thành công cho mảng thơ
viết vềđề tài tình yêu giai đoạn 1945 – 1975.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Thơ tình yêu ra đời trong giai đoạn 1945 – 1975 đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ tình yêu giai đoạn này là dòng riêng giữa nguồn chung, là bông hoa đầy hương sắc góp cho vườn thơ cách mạng. Các nhà thơđã cho ra đời những thi phẩm biểu hiện sâu sắc cảm xúc cái tôi riêng tư bên cạnh những xúc cảm về cái ta của cộng đồng, dân tộc. Hai yếu tố “riêng”, “chung” đã tạo nên đặc điểm của thơ tình yêu thời kì này.
Chiến tranh là kẻ thù của muôn nhà và là kẻ thù của tình yêu. Trong hoàn cảnh khó khăn, thơ tình yêu vẫn được khai sinh như nhu cầu tất yếu phản ánh đời sống tình cảm của con người. Những Kim - Kiều của thế kỉ
XX cũng rụt rè, e thẹn khi đến với tình yêu, họ cũng nhớ thương da diết, cháy lòng khi xa cách, cũng đau đớn khi mất đi người bạn đời, người yêu. Các nhà thơ đã tái hiện hiện thực đời sống, tình yêu của con người trong chiến tranh khốc liệt bằng nhiều phương thức nghệ thuật đa dạng, độc đáo: từ các môtíp riêng – chung , các yếu tố không gian nghệ thuật, phương thức tự sự đến sự vận dụng linh hoạt thể thơ tự do. Tất cảđều góp phần thể hiện thành công hình tượng nhân vật, cái tôi trữ tình lãng mạn trong thơ tình yêu giai đoạn này.
Thơ tình yêu thời kháng chiến không gợi vẻ bi lụy, nhụt chí ở người
đọc, không làm con người quên đi nhiệm vụ thiêng liêng, lý tưởng đấu tranh; ngược lại, tình yêu là liều thuốc xoa dịu đi mọi mất mát, đau thương tạo niềm tin yêu cuộc sống dù hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Qua thơ
tình yêu, người đọc vẫn có thể hình dung hiện thực ác liệt, tàn khốc đang diễn ra nơi chiến trường. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng nói: “Người Việt Nam yêu để thêm được mạnh mẽ, yêu để được sống thêm hăng hái, tranh đấu thêm được vững bền, chứ không phải yêu đểđắm đuối trong tình yêu và lãng quên cuộc sống”. Một lần nữa quan niệm trên lại được khẳng
định. Thơ tình yêu giai đoạn 1945 – 1975 đã góp phần điểm tô, làm phong phú đời sống tinh thần của người chiến sĩ, quần chúng nhân dân thời kháng chiến.
Trải qua sự sàng lọc của thời gian đối với các giá trị, thành tựu văn học, chắc chắn những tác phẩm thơ tiêu biểu viết về đề tài tình yêu ra đời trong giai đoạn văn học này sẽ còn mãi sức sống, mãi hiện hữu, neo đậu lâu bền trong sự trân trọng, yêu mến cũng như đáp ứng thị hiếu, nhu cầu học tập, nghiên cứu của công chúng, bạn đọc muôn đời sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Ngọc. Năm 2001. Hồn Thơ thế kỉ (bình luận một số bài thơ nổi tiếng). Hà Nội: NXB Thanh niên.
2. Hoàng Kim Ngọc (Biên Soạn và tụyển chọn). Năm 2007. Những
đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. NXB Đại học Sư phạm.
3. Lê Đình KỴ. Năm 1998. Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam. NXB Giáo dục.
4. Lê Lưu Oanh ( Tuyển chọn và giới thiệu nhà văn và tác phẩm trong nhà trường). Năm 2002. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm. NXB Giáo dục.
5. Nhiều tác giả. Năm 2005. Giảng văn văn học Việt Nam. NXB Giáo dục.
6. Nhiều tác giả. Năm 1996. Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia.
7. Nguyễn Duy Bắc. Năm 1998. Bản sắc đân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 – 1975). Hà Nội: NXB Văn hoá dân tộc.
8. Nguyễn Đức Quyền. Năm 1987. Tiểu luận những vẻđẹp thơ. Hội văn nghệ Nghĩa Bình.
9. Nguyễn Thị Bích Hà. Năm 2003. Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian. Trần Đình Sử. Tự sự học (Một số vấn đề lí luận và lịch sử). NXB Đại học Sư phạm: 225 – 234.
10. Nguyễn Văn Long (chủ biên). Năm 2007. Văn học Việt nam hiện đại tập II (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945). NXB Đại học Sư
phạm.
11. Nguyễn Văn Long. Năm 2001. Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám. NXB Giáo dục.
12. Phùng Hoài Ngọc. Năm 2006. Đề cương bài giảng Thi pháp học hiện đại. Đại học An Giang.
13. Thơ Việt Nam 1945 – 1985. Hà Nội: NXB Văn học.
14. Trần Đăng Xuyền. Năm 1996. Về một đặc điểm của thơ Việt Nam từ
1955 đến 1975. Nhiều tác giả. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia.
15. Trần Đình Sử. Năm 1997. Những thế giới nghệ thuật thơ (tiểu luận). Hà Nội: NXB Giáo dục.
17. Trần Ngọc Dương. Năm 2006. Nhà thơ Hữu Loan và bài thơ Màu tím hoa sim. Tạp chí văn học và tuổi trẻ: 9 – 11
18. Văn Giá. Năm 2007. “Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy”.Tạp chí văn học và tuổi trẻ: 7 – 9
19. Việt Hùng - Thảo Trang – Nguyên Ngọc (Nhóm tuyển chọn và biên soạn). Năm 2000. Đến với những bài thơ hay. Hà Nội: NXB Văn hoá – thông tin.
20. Vũ Duy Thông. 1998. Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975. Hà Nôi: NXB Giáo dục.
21. Vũ Tiến Quỳnh. Năm 1998. Phê bình luận văn học Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn nghệ.