Khi nói đến tác phẩm trữ tình là chủ yếu nói đến sự biểu hiện tâm trạng, cảm xúc, những tưởng nó không có cốt truyện và ởđó cái tôi – nhân vật trữ tình, giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh thế giới nội tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, thể loại trữ tình cũng có sự tham gia của yếu tố tự sự; ngược lại, tự sự cũng có vai trò quan trọng nhất định trong việc phản ánh cái tôi trữ tình.
Thơ mới do chỉ chú trọng khám phá, biểu hiện cái “tôi”cá nhân – cá thể bằng những chất liệu nội cảm với những trạng thái đa dạng, tinh tế của tình cảm, cảm xúc, cảm giác, ấn tượng,… cho nên cái “tôi” trong Thơ mới thường đánh mất mối liên hệ với cuộc đời bên ngoài và ngày càng chìm sâu vào trong nỗi cô đơn, trống vắng. Ngược lại, thơ ca cách mạng đã tăng cường chất liệu hiện thực, được khởi đầu từ thơ kháng chiến chống Pháp và mãi đến những năm kháng chiến chống Mĩ và sau này. Tất nhiên, thơ viết về tình yêu thời kì kháng chiến cũng đậm chất tự sự do không tách rời hiện thực đấu tranh của dân tộc nên nó dễ dàng tìm được sựđồng điệu nơi người
đọc.
Phương thức tự sựđược thể hiện bắt đầu có thể bằng việc kể. Người kể chuyện thường không phải là người đứng ngoài cốt truyện hay sự kiện.
Họ không kể chuyện của người khác một cách khách quan mà luôn luôn kể
chuyện của chính mình, lời kể chính là lời bộc bạch, tâm tình về cảnh ngộ
hay quan hệ nào đó của chính nhân vật, nhưng cuối cùng cũng là để biểu hiện “cảm hứng trữ tình” của họ về những cảnh ngộđó. [ 8 ;233]
“Bài thơ về hạnh phúc” của Dương Hương Ly là một minh chứng. Tác giả cũng chính là nhân vật trữ tình và anh đang kể về câu chuyện của chính cuộc đời mình. Cuộc đời kháng chiến gian khổ, vất vả nhưng rất đỗi hạnh phúc bên người bạn đời, người đồng chí, người đồng nghiệp Xuân Quý thân yêu. Nhưng tiếc thay, súng đạn quân thù không loại trừ một ai, người vợ thân thương của nhà thơđã vĩnh viễn ra đi:
Thôi em nằm lại
Với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi
Trên chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên Trời chiến trường không một chút bình yên Súng nổ gấp.
Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên
Lời thơ là lời tâm tình nhẹ nhàng đau thấu tâm can “Thôi / em nằm lại” biết bao nỗi đau uất nghẹn sau từ “thôi” nhẹ nhàng đó. Trước kia, Nguyễn Khuyến cũng từng khóc bạn Dương Khuê bằng từ “thôi” nhưng
đằng sau lại ẩn chứa một nỗi đau vô cùng, vô tận:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Khóc Dương Khuê)
Cũng không ra ngoài việc kể chuyện về cuộc đời mình, Hữu Loan đã trải lòng mình qua bài thơ “Màu tím hoa sim”. Tác giả bắt đầu kể:
Nàng có ba người anh bộđội Những em nàng
Có em chưa biết nói Khi tóc nàng đang xanh Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái ……
Thông qua việc kể lại chuỗi các sự việc, bài thơ cho người đọc cảm nhận được những biến động, xáo trộn trong cuộc sống của người lính. Hi sinh hạnh phúc cá nhân cho tình yêu đất nước đã trở thành lí tưởng sống của những đôi trai gái thời đó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà cho rằng:
tự sự thường chính là cái cớđể nhân vật thông qua chuyện mà bộc lộ tâm trạng của mình. [8 ; 233].Qua câu chuyện tình yêu dang dở, Hữu Loan kín
đáo bộc lộ tình yêu thương vợ tha thiết, cả nỗi đau thổn thức, giày vò trong tim:
Tóc nàng xanh xanh Ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được nhìn nhau một lần ……
…Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài Trong chiều
Không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang Biền biệt!
Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa “ Áo anh sứt chỉđường tà
Vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu”
(Màu tím hoa sim – Hữu Loan)
Người vợ thân yêu của nhà thơ mất lúc còn rất trẻkhi“Tóc nàng xanh xanh – Ngắn chưa đầy búi” và đây cũng chính là nỗi đau tột cùng, là sự bất hạnh của người “đi” lẫn kẻ ở. Câu thơ “Nhìn áo rách vai” và “Tôi hát trong màu hoa” cho người đọc tự nhủ: Tác giả đang hát phải chăng lòng cũng đang thổn thức khi nhận ra cảnh ngộ hiện tại và gặp lại cảnh xưa!
Bằng giọng kể tâm tình, nhà thơ Giang Nam đã truyền đến người đọc nỗi đau, mất mát lớn trong cuộc đời của chính mình. Bài thơ “Quê hương” ra đời từ một kí ức buồn thương. Ba mươi câu đầu kể lại quãng thời gian vui tươi, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu nhưng những câu còn lại là sự
sửng sờ trước hung tin, khác gì giông tốập đến bao phủ:
Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!
Nếu đoạn thơ đầu giọng thơ thong thả trìu mến, với những hình ảnh thơ mộng thì đoạn sau gân guốc, quằn quại trong đau thương. Người đọc như bị thu hút, theo dõi diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình bởi cả bài thơ
là một câu chuyện kể nhiều chi tiết vừa hấp dẫn vừa xúc động do sự đan xen, kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình.
Các nhà thơ kể chuyện của đời mình mà như nghe chuyện của muôn người. Những câu chuyện tình yêu vừa lãng mạn vừa bi thương làm xúc
động lòng người xảy ra giữa thời khói lửa chiến tranh.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Núi đôi” đang hồi tưởng lại những kỉ
niệm vừa đáng yêu, vừa cay đắng, chua xót của quá khứ:
Bảy năm về trước em mười bảy Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa Bữa thì em tới, bữa anh sang. ……
Bỗng tới mùa chiêm quân giặc tới Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từđó mất tin nhau. ……
Mới tới cầu ao, tin sét đánh Giặc giết em rồi dưới gốc thông ( Vũ Cao)
Nỗi đau này không thể đặt tên, cách tác giả vừa hồi tưởng vừa kể dẫn dắt người đọc vào câu chuyện đồng cảm nỗi đau như không còn là nỗi đau cá nhân. Cả bài thơ (64 câu) là một câu chuyện dài về đời người: sống, chiến
đấu, yêu thương dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng. Nhân vật nữ du kích được nhắc đến do tác giả hư cấu. Thế nhưng, hình ảnh cô gái chết khi vây đồn giặc lại có sức ảnh hưởng lớn đến những người cầm súng lúc bấy giờ. Cô là đại diện tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của cả một tầng lớp, các cô nữ giao liên, du kích lúc bấy giờ trên khắp mọi miền đất nước.
Những bài thơ ra đời trong giai đoạn này đã đi sát cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền Nam, Bắc, bao quát, chiếm lĩnh hiện thực chiến trường. Bằng cách khai thác riêng, các nhà thơđã phản ánh từng mảng hiện thực. Tất cả hợp thành bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Trong những năm tháng đó, đất nước phải chịu biết bao vết thương do chiến tranh để lại. Đó là hình ảnh:
Bỗng tới mùa chiêm quân giặc tới Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
……
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói Núi vẫn đôi mà anh mất em!
……
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy Sân biến thành ao nhà đổ chái Ngổn ngang bờ bụi, cánh dơi bay.
( Núi đôi – Vũ Cao)
Đất đai, cây cỏ, nhà cửa tan hoang sau những trận càn. Phương thức tự sự
trong thơ phát huy tác dụng vừa kể vừa tả vừa sâu lắng trữ tình. Người đọc hình dung sau cuộc chiến, mọi thứ đều tan tác, mọi nơi đều nhuốm màu tang thương. Dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng đã gánh chịu bao mất mát từ cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thực dân Pháp và đế quốc Mĩ tiến hành. Chúng đã thả hàng ngàn, hàng triệu tấn bom trên khắp đất nước này. Vậy mà giữa đạn bom, con người vẫn đường hoàng ung dung, nghĩ suy sâu sắc, càng thêm trân trọng bao lẽ sống – tình yêu:
Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng Tổ công binh đứng ngồi trong trạm gác
Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.
(Vầng trăng và những quầng lửa – Phạm Tiến Duật) hay:
Anh ngủ lại trên lá rừng và đếm những bom rơi Nhưng tình yêu của em làm lòng anh yên tĩnh quá Hạnh phúc là sau những chặng đường vất vả
Lại hiểu em nhiều trong muôn nẻo xa xôi.
(Buổi hẹn hò lớn lao – Nguyễn Khoa Điềm) hay:
B.52 bom nghìn tấn dội ……
Giặc mới lui càn khi em vừa đến Bà mẹ già kể chuyện chặn xe tăng Quanh những bờ dương giặc san bằng
Đã mở lại những chiến hào gan góc
Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học
……
Trong một góc vườn cháy khét lửa na – pan Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc
(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Hậu quả của những trận mưa bom thật khủng khiếp. Nó làm cho “cây cối ngả nghiêng”, “những bờ dương giặc san bằng”, “góc vườn cháy khét lửa na – pan” nhưng trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh, đất nước Việt Nam vẫn cứ hồi sinh. Con người Việt Nam vẫn lạc quan: ca hát, nghĩ đến người yêu nơi xa, vẫn “mở lại những chiến hào gan góc ; những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học” và cao hơn hết là sự sống nảy sinh từ
trong cái chết “trong một góc vườn cháy khét lửa na – pan; em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc”. Chính sức mạnh tinh thần đã giúp dân tộc Việt Nam
chiến thắng quân thù. Nếu không có lòng yêu nước thiết tha, lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng thì dân tộc Việt Nam làm sao có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi thiếu thốn, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà nhận định xác đáng: Nếu không có sự kiện, không có lí do bắt nguồn cho những cảm xúc, những tâm trạng thì cảm xúc tâm trạng đó cũng trở nên lênh phênh, chung chung vì thế mà có lẽ
cũng mờ nhạt. Tự sự như cái mắc để treo bức tranh, nhưđôi bờđất để dòng sông chảy mà nếu không có cái mắc đó thì bức tranh không thể được treo lên, không có bờđất thì nước chẳng theo một dòng nhất định.[8 ; 232].Qua
đây, chúng ta thấy được vai trò của phương thức tự sự trong việc lót nền dẫn dắt cảm xúc, làm cho cảm xúc được thăng hoa. Đồng thời, nó góp phần xây dựng hình tượng, biểu hiện sâu sắc cái tôi trữ tình trong thơ tình yêu thời kháng chiến.