Từ chuyên luận “Thi pháp thơ Tố Hữu”, giáo sư Trần Đình Sử giải thích vai trò của yếu tố không gian nghệ thuật như sau: Khó mà hiểu hết
đặc điểm trong quan niệm về thế giới và con người của một nhà thơ nếu không tìm hiểu không gian nghệ thuật trong sáng tác đó. Bởi vì, nếu như
không gian cũng như thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, thì có thể
nói, trong cuộc đời, không gian và thời gian cũng là hình thức tồn tại của con người. Khó mà hiểu được con người nếu không hiểu được không gian tồn tại của nó. [16 ; 164]
Qua đề cương bài giảng “Thi pháp học hiện đại”, thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc cũng chỉ ra rằng: Không gian nghệ thuật thuộc hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại, triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ
thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn và miêu tả.[12 ;13]
Như vậy, qua những vấn đề vừa dẫn trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của không gian nghệ thuật trong việc tìm hiểu quan niệm của tác giả về thế giới và con người. Hay nói khác đi, không gian nghệ
thuật mang quan niệm của tác giả và tìm hiểu sự biểu hiện không gian nghệ
thuật của tác phẩm sẽ góp phần mở ra hướng hiểu một cách trọn vẹn về con người và thời đại văn học.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, để diễn tả nỗi nhớ trong sự xa cách, hay bộc lộ tình yêu tươi trẻ, hồn nhiên, đằm thắm, hay sự mất mát đau thương, tình yêu lí tưởng, các tác giả đã chọn cho mình những không gian riêng. Đó có thể là không gian mảnh vườn, góc phố, sân nhà gắn với không gian chia tay không ảm đạm, u hoài như trong “chinh phụ ngâm”; ởđây có “nắng vàng rực rỡ giữa vườn hoa thắm sắc”- không gian của niềm tin và ánh lên sắc màu lạc quan, sắc màu của nỗi nhớ và sự chung thủy:
Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu bỗng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
(Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mĩ) Hay là cảnh những người yêu nhau tiễn nhau đồng thời cũng thổ lộ tình yêu chưa một lần dám ngỏ. Lúc này, không gian căn nhà, góc phố - nơi chứng kiến những mối tình chớm nở - giữ vai trò trung tâm:
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
……
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận.
(Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn) Từ không gian nơi chốn (khu vườn, ngôi nhà), không gian nghệ thuật được mở rộng ra thành không gian chiến trường - không gian xa cách. Chiến trường mênh mông đạn bom ác liệt lại là nơi chất chứa bao nỗi nhớ niềm thương, do hoàn cảnh chiến tranh con người khó có cơ hội gặp nhau. Do vậy, không gian chiến trường trở thành không gian ý niệm: xa mà gần; cách mà không ngăn; nỗi nhớ nối gần hai trận tuyến, không gian chia cách đã có nỗi nhớ và lý tưởng đấu tranh liên thông, nối kết:
Vầng trăng sương muối Cơn gió đầu ngàn; Nhớ là tiếng nói
Tính là không gian ……
Chúng ta cách nhau bao nhiêu dặm xanh Chúng ta cách nhau bao nhiêu dặm lửa
...
Hai trận tuyến hai đầu
Đang nhích lại gần nhau
(Em phương xa – Thi Hoàng)
Tình yêu nối liền không gian, dù xa cách muôn trùng nhưng họ vẫn gần nhau: Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm …… Từ nơi em gởi đến nơi anh Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.
(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) Tình yêu của đôi trai gái ở rừng Trường Sơn trở nên to lớn, nó vượt lên trên những cánh rừng đại ngàn và núi non hiểm trở, rút dần khoảng cách xa xôi, nối liền sợi dây tình cảm bằng “Những đoàn quân trùng trùng ra trận”. Họ chưa từng gặp nhau nhưng trái tim họ cùng đập chung một nhịp, họ vẫn kề vai, sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh gian khổ, từ xa mà nhớ thương lại nối gần không gian xa cách. Từ không gian thực cách ngăn trở thành không gian nghệ thuật – không gian tâm tưởng – nối kết hai tâm hồn: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Bên nắng đốt Bên mưa quây ……
Rút sợi thương Chằm mái lợp Rút sợi nhớ Đan vòm xanh Nghiêng sườn Đông Che mưa anh Nghiêng sườn Tây Xòa bóng mát
( Sợi nhớ sợi thương – Thúy Bắc)
Không gian chiến trường là nơi chăng tơ cho những sợi dây yêu thương
đồng thời cũng là nơi chứng kiến những nỗi đau li biệt. Màu sắc cảnh vật không gian ởđây thể hiện sự lạc quan: mùa xuân ở mãi, sắc trời, rừng cây vẫn xanh nguyên nơi người nằm lại:
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi
Trên chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.
(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Nhìn chung, không gian chia tay, không gian xa cách, không gian chiến trường gắn liền với không gian tâm tưởng,…giúp nhân vật trữ tình bộc lộ cái tôi giàu xúc cảm, cùng bao lẽ sống yêu thương. Không gian cũng là nơi con người sống hết mình vì nhiệm vụ và tình yêu của con người cũng
đơm hoa kết trái. Các nhà thơ viết về tình yêu đã khắc họa thành công hình tượng không gian nghệ thuật trong thi ca.