Niềm đau xót, sự vượt lên những mất mát đau thương

Một phần của tài liệu sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975 (Trang 35 - 47)

II. Tình yêu và nỗi nhớ vượt không gian, thời gian:

2.Niềm đau xót, sự vượt lên những mất mát đau thương

trong chiến tranh:

Vẻđẹp rực rỡ nhất của con người trong giai đoạn này được thể hiện

ở chỗ biết hi sinh quyền lợi hạnh phúc cá nhân, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho nhân dân và Tổ quốc. [14; 263]

Con người trong giai đoạn này đã dùng hết tâm lực của mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Họ đã “ra đi” theo một cách

riêng. Lúc đó, nỗi đau của cái tôi riêng tư đã hòa vào nỗi đau chung của toàn dân tộc, hay chính là nỗi đau của dân tộc được cụ thể hóa trong nỗi đau cá nhân của mỗi con người, mỗi lứa đôi cụ thể.

Trong tình yêu, các chàng trai cô gái đã phải gạt đi hạnh phúc cá nhân, đi theo tiếng gọi của đất nước, dân tộc. Họ ra đi một cách tự nguyện, sẵn sàng hiến thân cho Tổ quốc thân yêu. Họ ra đi theo lí tưởng cách mạng

đang chiếu rọi trong tim. Cho nên, sự hi sinh mất mát là điều không thể

tránh khỏi, dư âm nỗi đau cũng âm ỉ dài lâu trong lòng người ở lại.

Bài thơ “Màu tím hoa sim” thể hiện nỗi đau của một người chồng mất đi người vợ trẻ. Từ câu chuyện có thật của một anh vệ quốc quân Hữu Loan, tác giả bài thơđã cho chúng ta thấy sự tổn thất lớn lao về nhân mạng cũng như về mặt tinh thần mà con người trong chiến tranh phải gánh chịu.

Một đám cưới diễn ra vội vàng giữa trời khói lửa. Cô dâu chú rể là những chiến sĩ – người tiền tuyến, người hậu phương. Tình yêu của họ đẹp lãng mạn trong lễ cưới đơn sơ thời chinh chiến:

Tôi người vệ quốc quân xa gia đình

Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn

Nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân

đôi giày đinh

bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo.

(Hữu Loan) Hạnh phúc, niềm vui ngày cưới quá ngắn ngủi:

Tôi ởđơn vị về

Cưới nhau xong là đi

(Màu tím hoa sim)

Tình yêu hạnh phúc không được trọn vẹn khi quân thù còn giày xéo quê hương. Do vậy, người lính ưu tư cho hạnh phúc lứa đôi:

Lấy chồng thời chiến chinh Mấy người đi trở lại

Tứ thơ trong bài “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, từng được Vương Hàn, một nhà thơđời Đường trong bài “Lương châu từ” đề cập:

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi

(Say khước sa trường anh chớ mỉa Xưa nay chinh chiến mấy ai về!)

Đó chính là sự thật, sự phi lí của chiến tranh không thể né tránh. “Màu tím hoa sim” dẫn người đọc đến sự cảm thương vô cùng trớ trêu, bất ngờ. Người nằm xuống lại là người vợ nơi hậu phương. Câu thơ dài ngắn rớt nhịp nửa chừng diễn tả niềm đau quá lớn:

Nhưng không chết, Người trai khói lửa Mà chết

Người gái nhỏ hậu phương

……

Em ơi giây phút cuối Không được nghe em nói Không được nhìn nhau một lần

(Màu tím hoa sim)

Như không làm chủ được cảm xúc của mình, nỗi đau bộc lộ một cách hết sức tự nhiên theo tiếng nấc, nghẹn, tiếng gọi trong vô vọng. Để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mỗi lần hành quân qua đồi sim tím, niềm đau nhức nhối, miên man nối tiếp vô cùng vô tận trong màu loang của hoa, hoàng hôn và chiều tím…Ai biết rằng biệt li là mãi mãi!

Ngày xưa, nàng yêu hoa sim tím Áo nàng màu tím hoa sim ……

Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài Trong chiều

Không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang biền biệt…

(Màu tím hoa sim – Hữu Loan)

Nỗi đau dồn nén bao ngày đã trào ra choáng hết không gian bao la của đất trời, của cả lòng người. Mỗi dòng thơ được ngắt ra thể hiện nỗi đau đớn như trùng điệp đè nén mỗi bước chân của người chiến sĩ. Đó là nỗi nhớ

thương khôn nguôi, những mất mát dài không hết.

Bài thơ “khóc thương vợ” của Hữu Loan ra đời năm 1949 – một năm sau khi người vợ qua đời – quá sớm, xa lạđối với mĩ học đương thời. Bởi lí tưởng thẩm mĩ trong văn học thời đại chưa dễ dàng chấp nhận sự phơi bày niềm đau cá nhân và cả những đau thương tổn thất trong chiến tranh. Nhưng “Màu tím hoa sim” đã được khai sinh như một qui luật tất yếu. Nó phản ánh đời sống nội tâm của con người, làm cho nền thơ kháng chiến bớt

đi tính phiến diện. Do đó, bài thơ ra đời đã được đông đảo bạn đọc đón nhận. Tuy nhiên, dư luận xung quanh sự xuất hiện của bài thơ vẫn không ít.

Có nhiều người đã kết tội cho đó là bài thơ phản chiến, nhưng cũng có nhiều người đã đứng về phía tác giả.

Nguyễn SĩĐạt nêu ý kiến: Chống chiến tranh mơước hòa bình vốn là phẩm chất tạo nên giá trị nhân đạo của mọi văn học tiến bộ xưa nay…Nếu Màu tím hoa sim” có gây cảm giác bi lụy trong một vài người “vệ quốc quân” nào đó, thì “sòng phẳng” một cách máy móc, nó cũng làm rã ngũđối phương. [18 ;513]

Như vậy, nhà thơ Hữu Loan viết về sự mất mát, nỗi đau cá nhân như

một lẽ thường tình, như là một nhu cầu phản ánh đời sống, tình yêu, bi kịch của thời đại. Chiến tranh luôn mâu thuẫn với ước mơ hạnh phúc của con người.

Nhà thơ Hữu Loan tâm sự: Vệ quốc quân hồi ấy, ai cũng chép bài thơ vào sổ tay. Họ yêu thơ chừng nào, tâm hồn càng phong phú thêm, quyết tâm càng cao, ý chí càng mạnh. Có anh chép bài thơ xong thì hi sinh rất dũng cảm. Bài thơ không hề làm cho các chiến sĩ yếu đuối và dao

động…[17;11]. Rõ ràng, viết về cái tôi, sự mất mát đau thương nhưng bài thơ vẫn đạt được những giá trị văn học nhất định. Dù viết về nỗi đau hạnh phúc không trọn vẹn, bài thơ vẫn ánh lên màu sắc lí tưởng… Người vợ hi sinh còn người chồng vẫn tiếp tục cầm súng, tiếp tục hành quân diệt thù.

Giai đoạn 1945 – 1975, mỗi con người phải tìm cho mình một lí tưởng sống. Những người yêu nhau, người vợ, người chồng đều tìm đến lí tưởng cách mạng, tìm đến nhân dân, chung sức chung lòng chiến đấu vì độc lập tự do. Đối với họ, hạnh phúc chính là chiến đấu, là có mặt khi Tổ quốc cần:

Hạnh phúc là gì? Bao lâu ta lúng túng

Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra Cho đến ngày cất bước đi xa

Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt

(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Hạnh phúc đã được cụ thể hóa bằng một hình ảnh giản dị, đầy sức sống mà bom đạn chiến tranh không hủy diệt được. Bông hoa cúc nở giữa mảnh vườn tan tác bom na – pan:

Trong một góc vườn cháy khét lửa na – pan Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc

Và em gọi đó là hạnh phúc...

(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Hạnh phúc không dừng lại ởđó khi những người yêu nhau cùng đứng trên cùng một trận tuyến, chiến đấu cho lí tưởng cộng sản. Họ vừa là chồng vợ, vừa là đồng đội, đồng chí. Dương Hương Ly đã sáng tác bằng tất cả niềm xúc động khi phát hiện lẽ sống mới. Ởđây có tình yêu, hạnh phúc niềm tin, sự hài hòa giữa tình yêu đôi lứa và lí tưởng đấu tranh:

Em lớn lên bên họ can trường Giữa bom rào đạn réo

Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo Những con người như ánh sáng lung linh Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình

Để làm nên buổi mai đầy nắng Em bối rối, em sửng sờđứng lặng Vẻđẹp này em chưa biết đặt tên Thức dậy bao điều mới mẻ trong em Thức dậy bao điều cao quý trong em Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc. Và em gọi đó là hạnh phúc...

(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Như vậy, hạnh phúc thời chiến tranh có thể hình thành khi con người phát hiện ra những lẽ sống đẹp, bao hình ảnh cao cả của đồng đội, tuổi trẻ

quanh mình – vẻ đẹp giản dị từ trong lòng cuộc kháng chiến của nhân dân, những người anh hùng bất tử, hi sinh thầm lặng cho sự nghiệp cách mạng. Hạnh phúc là được quên mình sống nhiệt thành cho lí tưởng.

Chiến tranh luôn là thách thức lớn cho tình yêu. Thật khó có hạnh phúc trong khi đất nước mãi đạn réo, bom rơi. Đồng cảnh ngộ với nhà thơ

Hữu Loan, nhà thơ Dương Hương Ly cũng đã mất đi người bạn đời, người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng chí cùng chí hướng. Nỗi đau này đã trở thành nỗi đau của toàn dân tộc, nỗi đau của những đôi lứa đang yêu. Cái tôi trữ tình đã nhập vào nhân vật “anh” để cất tiếng khóc thống thiết, đau nỗi đau tột cùng, quặn lòng:

Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau không thể nói được bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy

Những viên đạn quân thù bắn em trong lòng anh sâu xoáy

……

Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc

( Bài thơ về hạnh phúc)

Nhà thơ cứ để cảm xúc tuôn trào, phơi bày chân thật nỗi niềm đau đớn của mình. Thơ Dương Hương Ly đã nói những điều rất thật, không che giấu nỗi

đau, sự mất mát, hụt hẫng đang vò xé tâm can. Trong nỗi đau đớn không cùng, con người biết biến đau thương thành sức mạnh. Anh đã tìm cho mình một hướng đi và tình yêu của anh thấm đẫm lí tưởng anh hùng cách mạng:

Súng nổ gấp.

Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên

(Bài thơ về hạnh phúc)

Hạnh phúc là được chiến đấu, là vượt lên trên nỗi đau để chiến thắng. Đó là lẽ sống chung của cả thời đại, của những anh hùng thời đánh Mĩ.

Cùng với Hữu Loan, Dương Hương Ly, nhà thơ Vũ Cao, Giang Nam cũng đã góp cho thơ hiện đại những dòng thơ một thời thấm đẫm niềm đau li biệt: Mới tới đầu ao tin sét đánh Giặc giết em rồi dưới gốc thông Nửa đêm bộđội vây đồn Thửa Em sống trung thành chết thủy chung.

(Núi đôi – Vũ Cao)

Tâm trạng đau đớn này cũng có thể bắt gặp qua bài “Quê hương” của Giang Nam:

Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Nỗi đau mất người yêu đã được hai nhà thơ kí thác qua nhiều hình

ảnh đau thương, tan tác:

Anh ngước nhìn lên / hai dốc núi Hàng thông / bờ cỏ / con đường quen Nắng lụi / bỗng dưng / mờ bóng khói Núi vẫn đôi / mà anh mất em!

( Núi đôi – Vũ Cao)

Cảnh vật quen thuộc nhạt nhòa trong nước mắt, mờ mờ ảo ảo, khô héo, hắt heo. Nắng thì lụi tàn, mây khói thì mờ mịt, hình ảnh núi đôi vẫn còn đó nhưng người xưa thì không còn. Đó là hình ảnh đối lập mang sức khái quát cao. Nhịp thơ chùng xuống, câu thơ cuối gảy đôi diễn tả nỗi đau

đột ngột như làm chết nửa con người.

Núi đôi” và “Quê hương” đều nói về niềm đau, sự mất mát, nhưng không yếu đuối, bi lụy. Ngược lại, còn mang đến cho người đọc đan xen những cảm xúc thăng hoa trái ngược: đau đớn, cảm thông, niềm tin tương lai và cả sự ngưỡng mộ tự hào. Bởi cái chết được hóa thân, chết không mất

đi, không chấm dứt mà biến thành sức mạnh, thành ánh sáng soi đường cho lớp lớp thế hệ nối tiếp:

Anh đi bộđội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm

Tình yêu lứa đôi đã tìm được thế đứng vững chắc trong tình yêu quê hương, đất nước. Sự mất mát đau thương đã tiếp thêm cho người chiến sĩ

sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp cách mạng thay vì phải mãi đau đớn, bi lụy. Họ chính là “tấm lòng trong vạn tấm lòng”, là “đôi hạt giữa nghìn đôi”. Vũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao thật tài tình khi sáng tạo ra các cặp hình ảnh sóng đôi: “sao – hoa, ánh sáng – mùi hương”. Phải chăng đó là sự tương quan giữa lí tưởng và tình yêu. Ngôi sao sáng trên mũ sẽ dẫn đường cho người chiến sĩ thực hiện lí tưởng. Còn cô gái, dù mất đi nhưng đã hóa thân thành tình yêu quê hương, sẽ mãi là hoa trên đỉnh núi bốn mùa tỏa mùi hương quyện và nâng bước chân của bao người đi tiếp trên mỗi dặm đường.

Với người chiến sĩ trong bài thơ “Quê hương”, anh cũng đã tìm được cho mình một lẽ sống cao cả, một con đường đi và một chân lí mới:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bịđòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi

Đối lập giữa hai hình ảnh xưa và nay đã giúp chúng ta thấy được một sự biến thiên dâu bể. Xưa là những hoài niệm về chuỗi ngày ấu thơ êm

đẹp với cô bé hàng xóm. Nay là hiện thực đau thương tang tóc vì em không còn nữa. Nhưng em mất mà tất cả quê hương vẫn còn bởi em cũng chính là một phần của non sông gấm vóc. Chúng tôi xin trích một số lời tâm sự giữa nhà thơ Giang Nam và độc giả để từđó thấy được sức mạnh của những bài thơ viết về tình yêu, niềm đau, sự mất mát trong tình yêu ra đời những năm kháng chiến.

Về bài “Quê hương”,“Bài thơ được chép tay, truyền tay trong học sinh, sinh viên được làm tài liệu trong các cuộc đấu tranh. Tôi nhớ mãi lời tâm sự của một sinh viên Sài Gòn, người Bắc di cưđã tham gia phong trào. Khi biết tôi là tác giả bài thơ. Anh ấy đã xúc động nói:

“Em đã thuộc bài thơ này từ lâu, nhưng em không bao giờ nghĩ đó là bài thơ của một người cộng sản. Khi được bạn cho biết Giang Nam là nhà thơ, hiện ở chiến khu và là Đảng viên cộng sản, em như bị choáng váng. Người cộng sản mà cũng có tình yêu, thậm chí một tình yêu cảm

động, xót xa đến thếư? Emhiểu là em có thểđứng cùng trận tuyến với các anh chống Mĩ và bọn tay sai. Và em đã tham gia phong trào. Em mơ ước gặp anh.”

Tôi vô cùng xúc động, chỉ biết khẳng định với người bạn trẻ từng bị

kẻ địch lừa dối về người cộng sản nhiều năm rồi:Nếu có người dân nào yêu nước nhất, chịu hi sinh đau khổ nhiếu nhất thì đó chính là người cộng sản. Quê hương là một phần của cuộc đời tôi, và có lẽ cũng là của nhiều bạn bè tôi, em ạ!” ”[18 ;579]

Qua đây, chúng ta đã hiểu được vì sao các nhà thơ viết hay, xúc

thật và trải nghiệm, xuất phát từ cái tôi trữ tình luôn thiết tha sâu nặng với làng xóm quê hương.

Như vậy, tình yêu cá nhân riêng tư đã hóa thân vào tình yêu đất nước. Dù có ai mất đi hay gởi một phần xương thịt của mình nơi chiến trường thì cũng là một nỗi đau lớn, tổn thất chung của dân tộc:

Giữ lấy giàn trầu Giữ xanh mái tóc!

Hôm nay trở về, một chân anh mất Nhưng quê hương tất cả vẫn còn...

(Hoa chanh – NguyễnBao)

Điệp từ “giữ” cùng câu thơ tự do tạo nên tinh thần quyết tâm, tự nhủ để

vượt lên số phận. Khi chiến tranh kết thúc, dù con người được tự do nhưng họ cũng mang trên mình những vết tích của cuộc chiến. Đó là nỗi đau, song họ vẫn có niềm an ủi, thấm thía về những đóng góp thầm lặng: “một chân anh mất, nhưng quê hương tất cả vẫn còn”.

Lời thơ gợi nhớđến một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến viết về những người thương binh trở về sau trận chiến: “Vết chân tròn vẫn đi về

trên con đường mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời. Bài hát có đồng lúa miên man câu hò. Bài hát có người lính

đã hi sinh âm thầm. Cho hôm nay những vết chân son, vui quanh dấu chân

Một phần của tài liệu sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975 (Trang 35 - 47)