Tất cả các xe chở khách đều phải gắn hộp đen như ở máy bay. Đây là quy định bắt buộc trong vận tải hành khách vừa được bổ sung vào Luật Giao thông đường bộ
(sửa đổi).
Việc gắn hộp đen trong vận tải hành khách sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý xe khách của mình bằng hệ thống kiểm soát qua sóng điện thoại. Các yếu tố có thể xác định được gồm: Vị trí, vận tốc, chỉ số nhiên liệu, tái hiện quy trình chạy xe...
Mỗi hộp đen được lắp sẽ kết nối với trung tâm điều hành giao thông (của doanh nghiệp) bằng một sim điện thoại được kích hoạt và liên lạc qua sóng điện thoại. Cứ 15 giây, các dữ liệu về xe ô tô được truyền về trung tâm.
Hộp đen này tận dụng hệ thống định vị giống như “google earth”, có thể xác
định ngay tức thì vị trí của xe, kiểm tra hiện trạng xe.
Hộp đen cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý phương tiện, tài sản, tài xế thông qua một biểu đồ chạy xe cụ thể như điểm đi, điểm dừng, điểm đến, tổng thời gian vận hành...
Đặc biệt hơn là nó sẽ kiểm soát được các thông số an toàn của xe trước khi xuất bến hay đến hạn phải bảo trì, bảo dưỡng... Trường hợp thiết bị này bị mất thì hệ thống dữ liệu sẽ tự động lưu lại vào ổ cứng và truyền về trung tâm điều hành, giúp cho cơ quan điều tra có được dữ liệu trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Việc gắn hộp đen trên xe khách được xem là quy định mang tính đột phá trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trước khi ban hành Luật GTĐB, Bộ đã tiến hành khảo sát và biết rằng hộp đen này có giá thành rẻ. Vì vậy, tất cả các xe vận tải khách đều bắt buộc phải thực hiện.
(Từ 1/7, bắt buộc gắn hộp đen cho xe khách; 20/02/2009 09:11; Theo VTC) Luật GTĐB năm 2008 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2009.
4.2. Những qui định mới14:
Dự thảo các quy định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT về điều kiện kinh doanh vận tải đã đưa ra nhiều quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ,
trong đó có một số nội dung khiến dư luận quan tâm.
Để hướng dẫn thi hành Luật GTĐB (sửa đổi), đầu tháng 4/2009 các cơ quan
chức năng đã xây dựng và chính thức đưa ra các văn bản dự thảo các quy định về điều kiện kinh doanh các loại hình vận tải đường bộ: Các văn bản này đang được lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan có liên quan và theo chương trình, sẽ trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành vào tháng 5/2009.
Dự thảo (lần thứ 3) Nghị định của Chính phủ “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” có rất nhiều nội dung mới đáng lưu ý, song có 3 nội dung hiện khiến dư luận quan ngại.
Đó là:
1/ Đơn vị kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về số lượng phương tiện sở hữu. Với đơn vị có trụ sở đóng tại trung tâm tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phải có số lượng tối thiểu 50 xe, với đơn vị đóng tại trung tâm các huyện, xã phải có số lượng tối thiểu 30 xe;
14
2/ Phương tiện kinh doanh vận tải theo tuyến cố định liên tỉnh, kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe rơmoóc, sơmi rơmoóc phải gắn thiết bị giám sát hành trình chạy xe. Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm gắn các thiết bị này, bắt đầu từ 1/7/2010 và từ 1/1/2011, tùy từng loại phương
tiện và hành trình;
3/ Các đơn vị vận tải hành khách và vận tải container phải có bộ phận quản lý về
ATGT, số lượng người tùy từng quy mô đơn vị.
"Vấn đề "hộp đen" quản lý hành trình chạy xe, theo Luật mới sẽ được Chính phủ quy định cụ thể. Hộp đen nếu có lắp trên xe, phải có tác dụng giúp được cho doanh nghiệp trong công tác quản lý và giúp ích trực tiếp được cho người lái xe thì mới được trân trọng, mới có hiệu quả. Cũng cần tổ chức thí điểm rút kinh nghiệm ở một loại hình, một số tuyến nhất định, sau khi thấy có hiệu quả rồi mới thực hiện trên diện rộng. Nếu lập tức áp dụng trên diện rộng mà chưa có tính thực tế, quy định sẽ không được thực hiện nghiêm. Ngoài ra nếu tính vài triệu đồng mỗi hộp đen, thì với số lượng xe trên cả nước, sẽ là tốn kém rất lớn cho dân".
“Quy định về việc phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình chạy xe là
để thực hiện việc giám sát các quy định của Luật GTĐB, như các quy định: phương
tiện vận tải đường bộ phải tuân theo các quy định về tốc độ lưu thông trên đường, lái
xe không được điều khiển xe liên tục quá 4 tiếng, không được điều khiển xe quá 10h mỗi ngày, xe vận tải khách phải chạy đúng lịch trình, đúng tuyến đường, dừng đỗ đúng địa điểm đã đăng kí. Thời gian qua một số đơn vị vận tải trong nước áp dụng lắp thiết bị giám sát hành trình đã cho thấy những kết quả khả quan.
Công tác đảm bảo ATGT là trách nhiệm chung, trong đó có cả trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Lâu nay nhiều đơn vị vận tải buông lỏng công tác
ATGT, không có bộ phận lo an toàn, kĩ thuật phương tiện, mà khoán trắng cho lái xe.
Như vậy quy định về việc đơn vị kinh doanh vận tải cần có bộ phận quản lý về ATGT
này là để nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề ATGT’. Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Cục trưởng Cục ĐBVN
Trên đây là những thông tin mới cũng như là những qui định mới của Bộ giao thông vận tải được áp dụng cho ngành vận tải bộ Việt Nam trong thời gian tới, tất cả đều nhằm mục đích giảm thiểu thông tin bất cân xứng trong vận hành của ngành, tiếp
theo bên dưới là giải pháp quản lý hiệu quả chính của đề tài :
4.3. Gợi ý một số chính sách chính của đề tài:
Cùng với quy định bắt buộc của BộGTVT ban hành như trên, qua khảo sát thực trạng quản lý trong ngành vận chuyển đường bộ nhiều kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộở Việt Nam là rất cần thiết, cụ thể GPS giúp ta giải quyết những khó khăn về thông tin. Một cơ chế giám sát hữu hiệu để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên không những việc
ứng dụng GPS để xác định về vị trí của phương tiện mà còn ứng dụng vào việc quản trị phương tiện vận chuyển mà người quản lý cần có những thông tin khác nữa nhằm hỗ trợ cho việc quản lý khoa học và hiệu quả, sau đây là một số gợi ý :
Một là: Về phía doanh nghiệp phải nhận thấy hiệu quả kinh tế khi sử dụng thiết bị GPS
để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng, giảm thiểu chi phí vận hành, khai thác cơ
hội kinh doanh tốt nhất, nâng cao năng suất hoạt động nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế.
Hai là: Khi sử dụng GPS cần xem xét GPS như là một tài sản, là một chính sách của
công ty để khuyến khích nhân viên vận hành làm việc tốt hơn nữa, xem xét lại chế độ
tiền lương và các chính sách khác bảo đảm hợp lý nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác tốt nhất tạo ra một “ sản phẩm” có giá trị gia tăng cao nhất.
Ba là: Đề xuất cụ thể giải pháp kỹ thuật bằng cách xây dựng mô hình nhằm hạn chế
mức độảnh hưởng của thông tin bất cân xứng dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic
2008,ASP.Net, SQL 2005, GPS Tracker, Vietmap, Google map,… Mô hình này đã hóa
giải và đã giải quyết tất cả các vấn đề xoay quanh câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Sau đây
là mô hình kỹ thuật ứng dụng GPS để quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ:
Người chủ hay người quản lý đăng nhập vào hệ thống cá nhân thông qua tên
4.3.1. Quản trị trạng thái của phương tiện:
Thông báo trạng thái của phương tiện vào thời điểm hiện tại ( thời điểm bắt đầu truy cập vào hệ thống GPS). Thông tin trên hệ thống thông báo cho người quản lý
phương tiện biết được chính xác tình trạng của phương tiện như sau: Số phương tiện,
Người vận hành, số điện thoại liên lạc, vị trí hiện tại của phương tiện, trạng thái và thời giờ hiện tại. Được thể hiện như sau:
Minh chứng như sau: Số phương tiện 54X- 0352. Người vận hành tên là Nguyễn Trung Hiếu, có số điện thoại là: 0909 499 773, phương tiện đang chạy và đang chạy
trên Phường Tân Đông Hiệp, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, vào lúc 09 giờ 40
phút 52 giây ngày 16 tháng 02 năm 2009.
Thông qua bảng đồ Việt Nam ta có thể nhìn thấy được vị trị của phương tiện vào thời điểm hiện tại, bằng các loại bảng đồ như sau:
Trên hệ thống thông báo cho người quản trị biết được từng thời điểm, cứ mỗi một phút cập nhật một lần, thông báo đi qua từng vị trí cụ thể và đi kèm là kinh độ và vị độ của nó.
Thông qua từng kinh độ và vĩ độ tương ứng sẽ có một điểm cụ thể trên bảng đồ
ta có thể nhận biết trên bảng đồ Việt Nam, cụ thể như
Hoặc bản đồ Google như sau:
4.3.2. Quản trị lịch làm việc từng ngày của phương tiện( Nhật ký điều động từng
phương tiện )
Trong một doanh nghiệp thông thường có số lượng phương tiện rất nhiều, việc
điều động từng phương tiện thực hiện những công việc khác nhau là liên tục luôn diễn ra, cụ thể là phương tiện nào, ngày giờ khởi hành, ngày giờ dự kiến hoàn thành, thực hiện công việc gì, nơi khởi hành và nơi tới, nếu ta áp dụng GPS có thể cho ta trang nhật
4.3.3. Quản trị nhật ký hành trình làm việc của phương tiện
Thông qua GPS, người quản trị phương tiện vận chuyển có thể có được những
thông tin như sau: Thời giờ bắt đầu chính xác đến giây, phút của ngày đó, đến ngày cần muốn biết. Sau khi có chính xác ngày giờ cần biết, trên hệ thống sẽ thông báo đầy đủ
các thông tin như sau:
Số phương tiện, Tên người vận hành, vị trí bắt đầu, vào lúc, tương ứng có vị trí kết thúc và thời gian kết thúc tương ứng, thời gian này trùng khớp với thời gian ta cần muốn biết khi gõ vào hệ thống bên trên. Đồng thời hệ thống sẽ thông báo số kilomet
4.3.4. Quản trị số kilomet vận hành từng ngày của từng phương tiện
Thông qua hệ thống GPS, người quản trị phương tiện có thể nhìn thấy tất cả các
phương tiện mình quản lý trên bản đồ, khi nhấn vào từng phương tiện sẽ thể hiện đầy
đủ tất cả thông tin về phương tiện, từ lúc khởi hành, địa điểm khởi hành đến thời điểm kết thúc và địa điểm kết thúc với tổng số kilomet là bao nhiêu.Thể hiện qua bảng dưới
đây:
Hơn nữa hệ thống còn cho người quản lý phương tiện nhìn thấy được lộ trình
mà phương tiện đã đi qua các địa điểm, tuyến đường, con đường nào và vào thời điểm nào, thể hiện trên bảng sau:
Bảng đồ 2:
4.3.5. Ứng dụng khác của GPS trong việc quản trị phương tiện vận chuyển
Thông qua hệ thống GPS, người quản trị sẽ có những thông tin khác ngoài những thông tin vừa nêu ra, đó là những báo cáo tổng hợp từng ngày, từng nhiều ngày, từng tháng,…của từng phương tiện và có thể tổng kết tổng số kilomet vận hành của tất cả các phương tiện theo ngày, theo nhiều ngày, theo tháng, thể hiện bằng bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 1:
Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia sử dụng thiết bị GPS trong quản lý
phương tiện vận tải đường bộ15.
15
Phòng đối ngoại và dịch vụ khách hàng công ty cổ phần và dịch vụ An Tấn Lộc
Trước khi gắn GPS người quản lý mỗi ngày phải điện thoại khoảng vài tiếng đồng hồ, nhiều lần trong ngày để có được những thông tin, tuy nhiên 70% thông tin tài xế trả về là không chính xác, gây khó khăn trong việc cam kết giờ giao hàng cho khách hàng, việc
điều xe hợp lý, không thể kiểm soát được việc chạy xe tuyến sai đường, hao hụt nhiên liệu…Nhưng từ khi gắn GPS, người quản lý làm việc rất hiệu quả, giảm chi phí điện thoại,
tăng chi phí cơ hội, hài lòng khách hàng,…Đây là ý kiến của Ông Nguyễn Xuân Tùng trợ
lý tổng giám đốc công ty TNHH Vận Tải Triết Tâm.
Bên cạnh đó, công ty tư vấn điện 4, các phương tiện vận chuyển chủ yếu của công ty dung vào việc đưa đón cán bộ đi làm việc ở các công trình ở nhưng nơi xa xôi hẻo lánh, một công trình có khi đi làm hơn vài tháng nên việc dùng xe đi lại ngoài vùng kiểm soát của quản lý, tuy nhiên kéo theo một hệ quả là cán bộ ngồi trên xe có đi làm hay không đi
làm, những vị trí kháo sát,…Nhưng từ khi gắn GPS, hiệu quả của những công trình tăng
lên rõ rệt, cán bộ đi làm đúng giờ, đúng lịch, đúng nơi cần đến,…hiệu quả của việc này kéo theo hiệu quả việc khác từ đó năng suất làm việc tăng , giúp doanh nghiệp phát triển ổn
định bền vững.Đây là ý kiến của Ông Vũ Thành Danh, phó tổng công ty cổ phần tư vấn
điện 4.
Hơn nữa công ty vận tải Bình Vinh, trước khi gắn GPS việc giám sát người vận
hành các nơi rất khó khăn, vì hệ thống hoạt động của công ty là toàn quốc, Tổng công ty
đặt ở Đà Nẵng, nhưng xe của công ty có mặt ở sài gòn, nha trang, các tỉnh miền tây, và tại nha trang,….Khi gắn GPS, một số thuận lợi cho thấy việc quản lý phương tiện không nhất thiết phải có mặt tại công ty mà có thể đi bất kì nơi nào trên thế giới, điều xe nhanh hơn và
chi phí vận hành giảm đáng kể, đây là ý kiến của Ông Nguyễn Văn Bình tổng giám đốc công ty vận tải Bình Vinh.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu của bài luận văn này là nhằm khảo sát và đánh giá hiệu quả của
phương pháp quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ theo phương pháp truyền thống. Thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và người vận hành đã dẫn đến không hiệu quả cho người quản lý cũng như chủ doanh nghiệp, trên cơ sở vận dụng tổng hợp vừa lý thuyết và thực tế để giải quyết những khó khăn này trong ngành vận tải đường bộ ở Việt Nam với đề tài: “ Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả”. Từ đó đề ra các giải pháp quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ hợp lý nhằm tăng khả năng
cạnh tranh( đặc biệt là các lợi thế về chi phí và năng suất) cho việc phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã hoàn thành những phần như sau:
Trình bày hai phần lý thuyết quan trọng làm cơ sở để giải quyết bài luận văn này đó
là lý thuyết về thồng tin bất cân xứng, lý thuyết về hệ thống định vị toàn cầu , những
ứng dụng của GPS trong việc định vị một điểm nào đó trên bản đồ Việt Nam, cơ chế
vận hành,…
Bên cạnh đó đề tài tập trung khảo sát và đánh giá những đối tượng đang làm công
tác quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ đang gặp phải những khó khăn về thông tin chẳng hạn như trạng thái làm việc của xe, thời gian, lộ trình đã đi qua, vận tốc, định mức nhiên liệu, những cam kết với khách hàng,…cơ chế họp tác làm việc của người