Ứng dụng khác của GPS

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả (Trang 69 - 89)

Thông qua hệ thống GPS, người quản trị sẽ có những thông tin khác ngoài những thông tin vừa nêu ra, đó là những báo cáo tổng hợp từng ngày, từng nhiều ngày, từng tháng,…của từng phương tiện và có thể tổng kết tổng số kilomet vận hành của tất cả các phương tiện theo ngày, theo nhiều ngày, theo tháng, thể hiện bằng bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 1:

Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia sử dụng thiết bị GPS trong quản lý

phương tiện vận tải đường bộ15.

15

Phòng đối ngoại và dịch vụ khách hàng công ty cổ phần và dịch vụ An Tấn Lộc

Trước khi gắn GPS người quản lý mỗi ngày phải điện thoại khoảng vài tiếng đồng hồ, nhiều lần trong ngày để có được những thông tin, tuy nhiên 70% thông tin tài xế trả về là không chính xác, gây khó khăn trong việc cam kết giờ giao hàng cho khách hàng, việc

điều xe hợp lý, không thể kiểm soát được việc chạy xe tuyến sai đường, hao hụt nhiên liệu…Nhưng từ khi gắn GPS, người quản lý làm việc rất hiệu quả, giảm chi phí điện thoại,

tăng chi phí cơ hội, hài lòng khách hàng,…Đây là ý kiến của Ông Nguyễn Xuân Tùng trợ

lý tổng giám đốc công ty TNHH Vận Tải Triết Tâm.

Bên cạnh đó, công ty tư vấn điện 4, các phương tiện vận chuyển chủ yếu của công ty dung vào việc đưa đón cán bộ đi làm việc ở các công trình ở nhưng nơi xa xôi hẻo lánh, một công trình có khi đi làm hơn vài tháng nên việc dùng xe đi lại ngoài vùng kiểm soát của quản lý, tuy nhiên kéo theo một hệ quả là cán bộ ngồi trên xe có đi làm hay không đi

làm, những vị trí kháo sát,…Nhưng từ khi gắn GPS, hiệu quả của những công trình tăng

lên rõ rệt, cán bộ đi làm đúng giờ, đúng lịch, đúng nơi cần đến,…hiệu quả của việc này kéo theo hiệu quả việc khác từ đó năng suất làm việc tăng , giúp doanh nghiệp phát triển ổn

định bền vững.Đây là ý kiến của Ông Vũ Thành Danh, phó tổng công ty cổ phần tư vấn

điện 4.

Hơn nữa công ty vận tải Bình Vinh, trước khi gắn GPS việc giám sát người vận

hành các nơi rất khó khăn, vì hệ thống hoạt động của công ty là toàn quốc, Tổng công ty

đặt ở Đà Nẵng, nhưng xe của công ty có mặt ở sài gòn, nha trang, các tỉnh miền tây, và tại nha trang,….Khi gắn GPS, một số thuận lợi cho thấy việc quản lý phương tiện không nhất thiết phải có mặt tại công ty mà có thể đi bất kì nơi nào trên thế giới, điều xe nhanh hơn và

chi phí vận hành giảm đáng kể, đây là ý kiến của Ông Nguyễn Văn Bình tổng giám đốc công ty vận tải Bình Vinh.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của bài luận văn này là nhằm khảo sát và đánh giá hiệu quả của

phương pháp quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ theo phương pháp truyền thống. Thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và người vận hành đã dẫn đến không hiệu quả cho người quản lý cũng như chủ doanh nghiệp, trên cơ sở vận dụng tổng hợp vừa lý thuyết và thực tế để giải quyết những khó khăn này trong ngành vận tải đường bộ ở Việt Nam với đề tài: “ Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả”. Từ đó đề ra các giải pháp quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ hợp lý nhằm tăng khả năng

cạnh tranh( đặc biệt là các lợi thế về chi phí và năng suất) cho việc phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã hoàn thành những phần như sau:

Trình bày hai phần lý thuyết quan trọng làm cơ sở để giải quyết bài luận văn này đó

là lý thuyết về thồng tin bất cân xứng, lý thuyết về hệ thống định vị toàn cầu , những

ứng dụng của GPS trong việc định vị một điểm nào đó trên bản đồ Việt Nam, cơ chế

vận hành,…

Bên cạnh đó đề tài tập trung khảo sát và đánh giá những đối tượng đang làm công

tác quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ đang gặp phải những khó khăn về thông tin chẳng hạn như trạng thái làm việc của xe, thời gian, lộ trình đã đi qua, vận tốc, định mức nhiên liệu, những cam kết với khách hàng,…cơ chế họp tác làm việc của người vận hành và quản lý không hiệu quả, vì vậy đã làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ở thế kỷ 21 này.

Phần cuối của đề tài là các giải pháp để giải quyết những khó khăn mà những người làm công tác quản lý đang gặp phải, ứng dụng GPS để tạo ra một hệ thống phần mếm quản lý hữu hiệu trong ngành vận chuyển đường bộ , nhằm hạn chế thông tin không trung thực giữa người vận hành và người quản lý nhằm tạo ra cơ chế họp tác tối đa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập này

và đó chính là mục tiêu của bài luận văn này.

Hướng mở của đề tài

Đo lường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng

phương tiện xe container, xe tải, taxi tải,… khi sử dụng thiết bị định vị toàn cầu GPS

trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Những đề xuất nghiên cứu tiếp theo:

Khảo sát đánh giá quản trị vận chuyển đường thủy vì nước ta hệ thống sông ngòi

dày đặc, hệ thống tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa, vận chuyển người, đánh bắt,… với số lượng rất lớn, hiện nay chưa ứng dụng GPS cho các tàu thuyền trên sông. Đây cũng là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, LUẬT VÀ CÁC BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

 Nguyễn Trọng Hoài (2006) ‘Bất cân xứng về thông tin trên các thị trường tài chính’. Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM.

 Robert S. Pindyck(1994)’ Kinh tế học vi mô’ Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

 Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2005)’Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS’ Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

 Lê Thế Giới – (2006)’ Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng’ : Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

 Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007)’ Nghiên cứu thị trường’: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

 Lê An Khang( 2008)- Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư

trên thị trường chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh: Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

 GS.Trần Mạnh Tuấn, Th.s Đào Hồng Điệp. Các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và ứng dụng. NXB Giáo dục 2006.

II. WEBSITE

 Wikipedia ‘Information asymmetry’,

 http://en.wikipedia.org/wiki/Information_asymmetry, truy cập ngày 15/05/2007.

 www.ion.org

 www.starsnav.com/MTI-1

PHỤ LỤC 1

Danh sách các công ty sử dụng thiết bị định vị để quản lý phương tiện.

1. Công ty Bia Sài Gòn:

3. Công ty Cổ phần tư vấn điện 4:

5. Công ty vận tải Bình Vinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Công ty vận tải Nam Trung Bắc

8. Công ty vận tải Huỳnh Lan

PHỤ LỤC 2

Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 - Luật GTĐB – 2008 (thêm Điều 66)

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định.

- Kinh doanh VT hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định, có xác định các điểm dừng đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định.

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền.

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định, được thực hiện theo hợp đồng vận tải.

- Kinh doanh vận tải hành khách du lịch theo tuyến, chg trình và địa điểm du lịch.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa, bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng taxi tải.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng.

PHỤ LỤC 3

BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VẬN

CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mục đích:

Xin chào các Anh/Chị!

Đây là chương trình thăm dò ý kiến người quản lý phương tiện vận chuyển

đường bộ tại TP. HCM về công tác quản lý xe của mình. Nghiên cứu này phục vụ cho

đề tài : “ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG QUẢN LÝ

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ”

Các câu trả lời của các Anh/Chị đều có giá trị và rất quan trọng đối với chúng tôi. Xin Anh/Chị dành chút thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất biết ơn

sự giúp đỡ của các Anh/Chị!

Cam kết bảo mật:

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin mà các Anh/Chị cung cấp, thông tin chỉ

nhằm mục đích khảo sát đánh giá thực trạng tình hình quản lý phương tiện vận chuyển

đường bộ, cam kết không cung cấp cho bên thứ ba nào khác, chúng tôi cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi thông tin này bị tiết lộ ra ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 1: CÂU HỎI SÀNG LỌC

1. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết Anh/Chị có quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ ( xe vận chuyển hàng hóa, hoặc hành khách,...) không?

a. Có b. Không

Nếu “Có” xin Anh/Chị vui lòng trả lời câu 2 phần 2. Nếu “Không” xin Anh/Chị vui lòng dừng trả lời .

Phần 2 : CÂU HỎI CHÍNH

2. Trong công ty của Anh/ Chị có khoảng bao nhiêu chiếc xe? ………xe

3. Xe của Anh/Chị đang quản lý dùng vào công việc nào sau đây?

Công việc 

1. Vận chuyển hàng hóa cho khách hàng 2. Vận chuyển hàng hóa cho công ty 3. Vận chuyển hành khách du lịch

4. Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định 5. Vận chuyển hành khách theo họp đồng 6. Vận chuyển nhân viên công ty

7. Khác:

4.Anh/ Chị có hài lòng về công việc mà Anh/Chị đang làm ?

Mức độ hài lòng  1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

5. Anh/ Chị cho biết mức độ hài lòng của Anh/ Chị về thái độ họp tác của tài xế lái xe? Mức độ hài lòng  1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

6. Trong mối quan hệ công việc Anh/ Chị và tài xế lái xe có sự họp tác như thế nào?

Mức độ họp tác  1. Rất không họp tác 2. Không họp tác 3. Bình thường 4. Họp tác 5. Rất họp tác

7. Mức độ tin tưởng của Anh/ Chị khi nhận được sự phản hồi của tài xế?

Mức độ hài lòng 

1. Rất không tin tưởng

2. Không tin tưởng 3. Bình thường

4. Tin tưởng 5. Rất tin tưởng

8.Anh/Chị biết được chính xác tình trạng xe đang chạy hay đang dừng khi Anh/Chị

cần kiểm tra trạng thái của xe?

a. Có b. Không

9. Anh/Chị kiểm tra trạng thái của xe tại một thời điểm bằng những cách nào sau đây?

Cách kiểm tra 

1. Điện thoại hoặc nhắn tin cho tài xế 2. Điện thoại hoặc nhắn tin cho khách hàng 3. Cách khác

10. Anh/Chị kiểm tra số kilomet xe chạy được bằng những cách nào sau đây?

Công cụ kiểm tra

1. Bảng báo cáo của tài xế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đồng hồ congtơmet gắn trên xe

3. Ước chừng( khoán cho tài xế) 4. Cách khác( Ghi cách kiểm tra)

11. Bắt đầu một ngày làm việc, để kiểm tra tất cả xe của mình quản lý hiện tại đangở đâu hay tình trạng xe thế nào, Anh/ Chị thường làm gì ?

Kiểm tra bằng cách 

1. Điện thoại hỏi tài xế

2. Điện thoại hỏi quản lý kho bãi xe 3. Trực tiếp kiểm tra

12. Khi xe bắt đầu vận chuyển từ một điểm A đến điểm B bất kỳ, Theo Anh/Chị, để xác định xe đi từ A lúc mấy giờ và đến B lúc mấy giờ Anh/ Chị kiểm tra bằng cách nào

sau đây?

Biện pháp Điểm số

1. Gọi điện hỏi tài xế

2. Gọi điện hỏi bảo vệ( nếu công ty có bảo vệ) 3. Xem lệnh điều động ( Nếu có biểm mẫu) 4. Gọi điện hỏi khách hàng

5. Cách khác:

13. Anh/Chị khi điều động một xe bất kỳ đi làm việc. Anh/Chi ưu tiên xếp loại các tiêu

chí nào dưới đây?

Tiêu chí Ưu tiên

1. Vị trí gần chỗ làm việc nhất 2. Có chuyến đi có chuyến về 3. Đến tour nhân viên

4. Tài xế quen đường đi

14. Anh / Chị có tin tưởng với các báo cáo của tài xế về lộ trình đã đi qua, các địa

điểm đã đi qua đúng giờ, đúng số kilomet đi được ghi trên các báo cáo hay không?

Mức độ tin tưởng 

1. Rất không tin tưởng

2. Không tin tưởng 3. Bình thường

4. Tin tưởng 5. Rất tin tưởng

15. Anh/ Chị cho phép hao hụt nhiên liệu trên lộ trình làm việc của tài xế là bao nhiêu phần trăm ………..%( nhiên liệu hao hụt)

16. Anh/ Chị có hài lòng với số liệu báo cáo hành trình của tài xế về số kilomet đi được và số lượng nhiên liệu ( xăng, dầu, nhớt) đã sử dụng không?

Mức độ hài lòng  1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

17. Khi tài xế chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, Anh/ Chị có biết được tình trạng này không?

a. Có b. Không

18. Khi tài xế vi phạm các nguyên tắc an toàn giao thông mà có ảnh hưởng đến chi phí và uy tín của công ty. Mức độ tin tưởng của Anh/ Chị vào các báo cáo của tài xế như

thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ tin tưởng 

1. Rất không tin tưởng

2. Không tin tưởng 3. Bình thường

4. Tin tưởng 5. Rất tin tưởng

19. Khi khách hàng hay cấp trên Anh/ Chị cần có một thông tin chính xác về vị trí hiện tại của một xe hay nhiều xe nào đó. Anh/ Chị có thông tin chính xác và nhanh chóng

để báo cáo không?

a. Có b. Không

Phần 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết 1 số thông tin cá nhân Họ và tên ……… Tuổi ……… Tên Công ty ……… Chức vụ ……… Địa chỉ công ty ……… Số điện thoại liên lạc

………

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả (Trang 69 - 89)