Cùng với quy định bắt buộc của BộGTVT ban hành như trên, qua khảo sát thực trạng quản lý trong ngành vận chuyển đường bộ nhiều kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộở Việt Nam là rất cần thiết, cụ thể GPS giúp ta giải quyết những khó khăn về thông tin. Một cơ chế giám sát hữu hiệu để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên không những việc
ứng dụng GPS để xác định về vị trí của phương tiện mà còn ứng dụng vào việc quản trị phương tiện vận chuyển mà người quản lý cần có những thông tin khác nữa nhằm hỗ trợ cho việc quản lý khoa học và hiệu quả, sau đây là một số gợi ý :
Một là: Về phía doanh nghiệp phải nhận thấy hiệu quả kinh tế khi sử dụng thiết bị GPS
để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng, giảm thiểu chi phí vận hành, khai thác cơ
hội kinh doanh tốt nhất, nâng cao năng suất hoạt động nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế.
Hai là: Khi sử dụng GPS cần xem xét GPS như là một tài sản, là một chính sách của
công ty để khuyến khích nhân viên vận hành làm việc tốt hơn nữa, xem xét lại chế độ
tiền lương và các chính sách khác bảo đảm hợp lý nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác tốt nhất tạo ra một “ sản phẩm” có giá trị gia tăng cao nhất.
Ba là: Đề xuất cụ thể giải pháp kỹ thuật bằng cách xây dựng mô hình nhằm hạn chế
mức độảnh hưởng của thông tin bất cân xứng dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic
2008,ASP.Net, SQL 2005, GPS Tracker, Vietmap, Google map,… Mô hình này đã hóa
giải và đã giải quyết tất cả các vấn đề xoay quanh câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Sau đây
là mô hình kỹ thuật ứng dụng GPS để quản trị phương tiện vận chuyển đường bộ:
Người chủ hay người quản lý đăng nhập vào hệ thống cá nhân thông qua tên