ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 42 - 43)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2.4.1 Ưu điểm

Thứ nhất, NSNN đầu tư cho giáo dục đã thực sự được ưu tiên đúng với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN nên đã tạo điều kiện cho giáo dục có nhiều nguồn lực hơn để phát triển.

Thứ hai, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo được đổi mới theo hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các địa phương. Sự đổi mới đó đã tạo điều kiện và động lực khuyến khích các địa phương phân bổ và sử dụng nguồn NSNN kết hợp chặt chẽ với khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, nâng cao hiệu quả tạo lập sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.

Thứ ba, quy trình lập dự toán và phê duyệt kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo tổng thể tương đối tốt, được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách. Điều này tạo ra sự chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý của kế hoạch phân bổ ngân sách. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý ngân sách, tạo ra mối liên hệ thường xuyên, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

Phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên về giáo dục và đào tạo cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có được định mức rõ ràng, công khai, minh bạch, ổn định trong thời kỳ ổn định NSNN nên tạo động lực thúc đẩy các địa phương tự chủ khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Thứ tư, việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước đã giảm đỡ các thủ tục giấy tờ, như: thông báo, đối chiếu hạn mức kinh phí hàng quý

của cơ quan tài chính và của đơn vị dự toán cấp trên với Kho bạc và đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách.

Thứ năm, về cơ chế quyết toán NSNN. Việc quy định cơ quan tài chính xét duyệt quyết toán của cơ quan sử dụng ngân sách cùng cấp có mặt tích cực là tạo điều kiện tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và cơ quan sử dụng ngân sách trong giám sát việc chấp hành chế độ chính sách chi tiêu ngân sách, đảm bảo việc chi tiêu đúng chế độ quy định.

Thứ sáu, ưu tiên chi NSNN theo cấp học và theo vùng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Các cấp học phổ cập, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được ưu tiên hơn trong chi NSNN. Vì vậy, cơ chế ưu tiên chi NSNN cho giáo dục đã góp phần quan trọng vào thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, giảm khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng và các địa phương, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy, Chi CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo đã phát huy tác dụng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách cùng với nguồn NSNN vào giả quyết các vấn đề cấp bách trong giáo dục, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục,thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w