Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 57 - 60)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

3.2.6 Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra

Cấp kinh phí NSNN theo đầu ra là một cơ chế cấp ngân sách mà theo đó Nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho người học chứ không cấp thông qua nhà trường như hiện nay. Cơ chế này dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ ( các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học, tỷ lệ bỏ

học, tỷ lệ lên lớp hoặc lưu ban ), tức là phân phối ngân sách nhằm khuyến khích các trường trên cơ sở tính hiệu quả trong đào tạo.

Cách cấp kinh phí căn cứ đầu ra là cấp ngân sách theo số sinh viên tố nghiệp, chuẩn chi ngân sách đơn vị hàng năm và thời gian học theo kế hoạch của chương trình đào tạo. Trong thực tế, nếu mức độ tuyển lựa đầu vào thấp, các trường đại học nếu có xu hướng chấp nhận sinh viên dưới mức trung bình, hệ thống sàng lọc không tốt thì việc cấp kinh phí theo đầu ra không phát huy tác dụng. Giáo dục Việt Nam hiện nay hệ thống sàng lọc không khắt khẻ, hầu hết sinh viên qua kỳ thi tuyển Quốc gia được vào các trường đại học và cao đẳng đều có khả năng hoàn thành khóa học theo đúng kế hoạch thời gian của chương trình đào tạo.

Việc cấp kinh phí theo đầu ra sẽ cho phép mở rộng quy mô đầu vào song song với việc kiểm tra thi cử sàng lọc tốt trong các trường đại học và cao đẳng có thể đồng thời đạt được hai mục tiêu: tăng cơ hội học tập thông qua mở rộng quy mô đầu vào tạo điều kiện cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa có không có điều kiện ôn luyện thi đại học nhưng lại cố gắng và có khả năng theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó sức ép tuyển lựa đầu vào sẽ tùy thuộc vào từng trường, tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường. Cơ chế này cho phép Bộ giáo dục và đào tạo tập trung vào việc xây dựng các chuẩn mực và theo dõi giám sát việc thực hiện.

Với vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN.

Tuy nhiên, dù sự nghiệp giáo dục đã nhận được sự ưu tiên lớn của NSNN nhưng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển so với các nước trên thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là: khi chưa tăng được tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thì cần nghiên cứu những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo để cơ chế này ngày càng phát huy hiệu quả trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đảm bảo chi tiêu ngân sách hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát, lãng phí và ngày càng công khai, minh bạch.

Chuyên đề “Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” đã trình bày tình hihf quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo, cũng như chỉ ra những hạn chế, bất hợp lý trong cơ chế hiện hành. Từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo phù hợp với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Là một sinh viên, thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Ngô Thanh Hoàng (Trường Học Viện Tài Chính) và các cán bộ phòng tổng dự toán (Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính) đã tận tình giúp đõ em hoàn thành chuyên đề cuối khóa này.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w