Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 51)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

3.2.1.1Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN

Một là, việc áp dụng tiêu chí phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân ở nhiều nơi chưa đảm bảo sự hợp lý. Việc phân bổ giao dự toán cho các cơ sở giáo dục đào tạo thiếu căn cứ xác đáng và chưa gắn quy mô, khối lượng nhiệm vụ sự nghiệp của mỗi đơn vị đựợc cấp có thẩm quyền giao. Vì vậy, Bộ tài chính cân nghiên cứu lựa chọn tiêu chí đầu học làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có hệ số ưu tiên hợp lý giữa các vùng.

Các tiêu chí phân bổ:

- Định mức phân bổ tính theo đầu học sinh

- Áp dụng hệ số ưu tiên định mức phân bổ theo vùng: Đô thị, đồng bằng, vùng sâu- vùng xa, biên giới- hải đảo.

- Bổ sung ngân sách đảm bảo tỷ lệ chi ngoài lương- có tính chất- trích theo lương tối thiểu đạt 20% tổn chi sự nghiệp giáo dục của địa phương.

- Áp dụng bổ sung ngân sách cho các địa phương có xã 135 học sinh của xã 135

Lựa chọn học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục các tỉh thành phố trực thuộc trung ương thay cho lựa chọn dân số trong đọ tuổi đến trường (từ 1 đến 18 tuổi ) nhằm tạo độn lực khuyến khích các địa phương tăng tỷ lệ nhập học, đẩy nhanh và giữu vững kết quả phổ cập giáo dục, đảm bảo ngân sách sự nghiệp giáo dục phân bổ cho các địa phương gắn kết chặt chẽ với việc phân bổ ngân sách tới đối tượng sự dụng là ngân sách là học sinh.

Áp dụng hệ số định mức phân bổ ngân sách theo vùng là cần thiết vì tỷ lệ học sinh/ lớp, tỷ lệ giáo viên / lớp, chế độ phụ cấp,…giữa các vùng là khác nhau. Vi vậy áp dung hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng là tạo điều kiện cho các vùng còn khó khăn có thêm nguồn tài chính để phát triển giáo dục thu hẹp khoảng cách so với các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi hơn.

Áp dụng định mức phân bổ ngân sách cho các địa phương có xã 135 theo học sinh 135 nhằm thúc đẩy các đại phương quan tâm tới tỷ lệ học sinh nhập học. Việc tăng tỷ lệ học sinh nhập học ở những xã có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sự bền vững của phổ cập giáo dục.

Hai là, điều chỉnh hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng đồng bằng, vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao – hải đảo.

Để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ lao động được đào tào giữa các vùng, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo nên xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo giữa các vùng ( như cơ sở đào tạo, khả năng thu học phí,…) để điều chỉnh hệ số định mức phân bổ giữa các vùng hợp lý hơn theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao- hải đảo.

Ba là, xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục và đào tạo.

Các tiêu chí lựa chọn phân bổ:

- Định mức phân bổ tính theo dân số

- Bổ sung có mục tiêu cho các địa phuơng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 51)