Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trìnhmục tiêu Quốc Gia về giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 56)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

3.2.4Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trìnhmục tiêu Quốc Gia về giáo dục đào tạo.

giáo dục đào tạo.

Để phát huy tốt hiệu quả CTMT Quốc Gia về giáo dục đào tạo, phát triển nền giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùn miền trên cả nước thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính CTMTQG về giáo dục với các giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, nhu cầu và khả năng về nguồn tài chính, thời gian và kế hoạch cụ thể để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của từng CTMTQG giáo dục đào tạo là căn cứ để xác định yêu cầu về nguồn tài chính cần thếit để thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng chương trình mục tiêu. Dựa trên nhu cầu nguồn tài chính cần thiết để thực hiên từng chương trình mục tiêu đã xác định, cân đối với khả năng đáp ứng từ NSNN ( NSTW, NSĐP ) và huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để xây dựng thời gian và kế hoạch có tính khả thi nhằm thực hiện và hoàn thành sớm các mục tiêu cụ thể của từng chương trình mục tiêu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải hoặc huy động quá khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư.

Thứ hai, đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện chương trìnhmục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo theo hướng cụ thể hóa và rõ ràng cả về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và hoàn thành, ngân sách. Phân định nhiệm vụ cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo.

Bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ về tình hình thực hiên và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước. UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục và đào tạo và Chính phủ về tình hình thực hiện và lết quả chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên địa bàn. Các địa phương có quyền lồng ghép chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đạo tạo với các chương trình mục tiêu Quốc gia khác trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả hơn, song phải chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn, quản lý của các bộ quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ ba, các Bộ quản lý các chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có bộ giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương lồng ghép phân bổ vốn thực hiên các CTMTQG trên địa bàn có hiệu quả, tránh tình trạng tùy tiện cắt xén kinh phí của từng CTMTQG.

Thứ tư, nghiên cứu cơ chế tài chính khuyến khích các địa phương khuyến khích tổ chức thực hiện tốt CTMTQG về giáo dục đào tạo trên địa bàn bằng việc thực hiện điều chuyển phần ngâm sách cấp bổ sung từ địa phương được đánh giá không tốt sang địa phương được đánh giá là thực hiện tốt. Căn cứ để đánh giá là các mục tiêu, nhiệm cụ cụ thể, thời gian thực hiện và hoàn thành của từng dự án thuộc CTMTQG đã giao.

Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin quản lý CTMTQG về giáo dục đào tạo minh bạch dễ tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương và sự giám sát của cộng đồng trong thực hiện các CTMTQG. Xây dựng cơ chế kỷ luật về mặt tài chính để ràng buộc trách nhiệm trong thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc

gia về giáo dục đào tạo của các địa phương cho Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nsnn cho giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 56)