9. Cấu trúc luận văn
1.3. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.Vị trí của trường tiểu học
Vị trí của trường tiểu học được xác định tại Điều 2, Điều lệ trường tiểu học: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học cĩ nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học cĩ tư cách pháp nhân và con dấu riêng” [4].
Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi” [28].
Với vai trị là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học phải vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng tồn bộ nền mĩng khơng chỉ cho giáo dục phổ thơng mà cịn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm việc hình thành những phẩm chất và năng lực nhất định đối với học sinh tiểu học để gĩp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn cơng nghiệp hĩa, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.
Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [28].
19
- Giáo dục tiểu học hình thành những phẩm chất và năng lực nền tảng ban đầu của con người, cịn phát triển tồn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáo dục phổ thơng;
- Con người muốn phát triển tồn diện thì phải cĩ đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và phải cĩ các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hố thành các mục tiêu của các mơn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã được cụ thể hố thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ
năng, thĩi quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng.
Với mục tiêu trên, yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh cĩ hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự
nhiên, xã hội và con người; cĩ kỹ năng cơ bản về nghe, nĩi, đọc, viết và tính tốn; cĩ thĩi quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; cĩ hiểu biết ban đầu về
hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” [28].
1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành; huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp một, vận động trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xố mù chữ
trong phạm vi cộng đồng;
- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục; tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [4].
20
1.3.4. Quan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Vì giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội nên Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển, trong
đĩ chú trọng nhiều đến việc phát triển giáo dục tiểu học.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định những quan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, bao gồm: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; bậc tiểu học là bậc học nền tảng; giáo dục tiểu học là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của tồn dân; giáo dục tiểu học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và những tiến bộ khoa học cơng nghệ; thực hiện cơng bằng trong giáo dục tiểu học; xây dựng nền tiểu học chuẩn mực [3].