Một số vấn đề lý luận liên quan đến cơng tác quản lý

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số vấn đề lý luận liên quan đến cơng tác quản lý

1.4.1. Quản lý trường tiểu học

Quản lý trường tiểu học là quản lý quá trình diễn ra trong nhà trường bằng cách sử dụng cĩ hiệu quả nhất đầu vào (cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực) để đạt kết quả đào tạo cĩ chất lượng cao nhất khi sử dụng các phương pháp, phương tiện phù hợp với các quy luật tâm lý, quy luật giáo dục học, để tiến hành việc biến đổi đối tượng đào tạo từ chưa biết đến biết.

Việc quản lý trường tiểu học địi hỏi phải cĩ những tri thức và kỹ năng về

giáo dục học và tâm lý học bậc tiểu học; kinh tế học giáo dục và xã hội học giáo dục; quản lý hành chính một cơ sở; kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm.

Vai trị quản lý trường tiểu học phải được giao cho các nhà sư phạm cĩ tầm nhìn xa và đặc biệt cĩ khả năng tạo ra giá trị. Họ là những người cĩ tư duy sư phạm sâu sắc, biết khuyến khích các giáo viên trong trường phát huy tiềm năng sáng tạo trong hoạt động sư phạm của mỗi người, biết tạo lập, nuơi dưỡng, duy trì và phát triển hệ thống các giá trị giáo dục tương hợp với các giá trị xã hội.

21

1.4.2. Cán bộ quản lý trường tiểu học

Trên cơ sở khái niệm quản lý và quản lý giáo dục như đã nêu, cĩ thể

hiểu: Cán bộ quản lý trường tiểu học là lực lượng cốt cán được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục ở nhà trường tiểu học. Lực lượng cốt cán chính là Hiu trưởng và các Phĩ hiu trưởng của nhà trường tiểu học. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học, phải được cấp cĩ thẩm quyền bổ

nhiệm và cơng nhận.

Để làm tốt vai trị của mình, người cán bộ quản lý trường tiểu học phải am hiểu các nguyên tắc quản lý trường học và phải cĩ những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực như sau:

- H thng phm cht

+ Giác ngộ chính trị, nhiệt tình cách mạng, cĩ trình độ lý luận Mác - Lênin; tận tụy, gương mẫu trong cơng tác và trong sinh hoạt;

+ Cĩ sức khỏe tốt; kiên trì thực hiện “Giáo dục tồn diện”;

+ Là nhà giáo dục tốt, là người gương mẫu trong tập thể sư phạm; + Hiểu rõ điều kiện, hồn cảnh của cấp dưới, hịa mình với tập thể, tơn trọng mọi người, đối xử cơng bằng, hợp tình, hợp lý với mọi người;

+ Hiểu đời sống của người dân địa phương, cảm thơng với những khĩ khăn của học sinh trong từng thời kỳ, luơn nghiên cứu để giảng dạy, giáo dục phù hợp với điều kiện, hồn cảnh địa phương;

+ Trung thực khi báo cáo với cấp trên [27].

- H thng năng lc

Bao gồm các năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp. Cụ thể như sau:

+ Cĩ trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ tốt;

+ Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, cĩ khả năng tự

22

+ Đã kinh qua cơng tác chủ nhiệm và cơng tác đồn thể; + Cĩ năng lực phân tích các hoạt động giáo dục;

+ Cĩ năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học giáo dục; + Cĩ khả năng kiểm tra cơng tác chuyên mơn, quản lý cơng tác hành chánh, giao tiếp và phát triển các kỹ năng giao tiếp;

+ Cĩ khả năng hoạch định kế hoạch tương lai cho tập thể, cho cá nhân; + Cĩ sự nhạy cảm về cơng tác tổ chức quản lý [27].

1.4.3. Vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý trường tiểu học (Hiệu trưởng, Phĩ hiệu trưởng)

Jean Valérien trong quyển “Cơng tác quản lý hành chánh và sư phạm của trường tiểu học” nĩi về vai trị của người hiệu trưởng trường tiểu học như sau:

- Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chánh, người cĩ tài nghệ làm chủ quy chế;

- Hiệu trưởng là người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục; - Hiệu trưởng là người thúc đẩy, cổ vũ và bồi dưỡng về sư phạm đối với giáo viên;

- Hiệu trưởng đĩng vai trị là động lực cho sự canh tân giáo dục [24].

* Điều lệ trường tiểu học, Chương II, Điều 18, 19. Quy định về hiệu trưởng và phĩ hiệu trưởng trường tiểu học như sau:

- Hiu trưởng trường tiu hc

+ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm

đối với trường cơng lập, bán cơng, cơng nhận đối với trường dân lập, theo đề

nghị của Trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo.

+ Hiệu trưởng trường tiểu học được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và khơng quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại cùng một trường.

+ Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên cĩ thời gian dạy học ít nhất 5 năm (khơng kể thời gian tập sự) ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn

23

và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức và chuyên mơn, cĩ năng lực quản lý trường học, cĩ sức khỏe.

+ Hiệu trưởng trường tiểu học cĩ những nhiệm vụ và quyền hạn sau: . Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học;

. Tổ chức bộ máy của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên mơn, tổ hành chánh - quản trị; thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường;

. Phân cơng, quản lý, kiểm tra cơng tác của giáo viên, nhân viên; đề

nghị với Trưởng phịng giáo dục về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề

bạt giáo viên, nhân viên của trường; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; . Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường;

. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ

chức; thu nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết

định khen thưởng, kỷ luật học sinh; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, danh sách học sinh được dự thi tốt nghiệp tiểu học;

. Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên mơn, nghiệp vụ

quản lý trường học; được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định.

- Phĩ hiu trưởng trường tiu hc

+ Phĩ hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng. Mỗi trường tiểu học cĩ từ một đến hai phĩ hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ

nhiệm, cơng nhận theo đề nghị của trưởng Phịng giáo dục và hiệu trưởng. + Phĩ hiệu trưởng phải là giáo viên cĩ thời gian dạy học ít nhất là ba năm (khơng kể thời gian tập sự) ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên mơn, cĩ năng lực quản lý trường học, cĩ sức khỏe.

24

+ Phĩ hiệu trưởng cĩ những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc

được phân cơng;

. Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động cĩ liên quan của nhà trường;

. Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường khi

được ủy quyền;

. Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên mơn và nghiệp vụ

quản lý trường học; được hưởng các quyền lợi theo quy định [4].

1.4.4. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học

Người giáo viên nĩi chung, người giáo viên tiểu học nĩi riêng cĩ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Đảng. Họ là chiếc cầu nối giữa nền văn hố dân tộc và nhân loại với sự tái sản xuất nền văn hố ấy trong chính đứa trẻ. Hoạt động của người giáo viên tiểu học gồm cĩ: hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục, hoạt động tự hồn thiện chuyên mơn nghiệp vụ và hoạt động xã hội.

Ngày nay, giáo viên khơng chỉ cĩ chức năng truyền đạt tri thức cho học sinh mà cịn cĩ chức năng tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Người giáo viên phải cĩ tính tích cực cơng dân, cĩ ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng; phải cĩ lịng yêu trẻ và hợp tác với trẻ. Thầy giáo trong xã hội hiện đại khơng phải giảng dạy cái thầy thích, mà thầy phải dạy cho học sinh cái mà xã hội đang

địi hỏi. Ngày xưa, thầy giáo chỉ học một lần là đủ cho cả cuộc đời cịn ngày nay người thầy khơng chỉ được đào tạo cao về học vấn, cĩ hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nghiệp vụ mà người thầy giáo cịn phải học tập suốt đời.

Từ cách nhìn nhận về người giáo viên tiểu học như trên cĩ thể thấy lao

25

- Đối tượng lao động trực tiếp của người giáo viên tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 - 12 tuổi. Các em học sinh ở độ tuổi này cĩ quy luật phát triển tâm lý, sinh lý riêng. Đây là lứa tuổi đang tiềm ẩn khả năng phát triển rất lớn. Do đĩ, thầy giáo phải cĩ tình thân yêu, lịng tin và sự tơn trọng

đối với trẻ em, đối xử cơng bằng, dân chủ, lạc quan và tế nhị trong cách ứng xử, mềm dẻo nhưng phải kiên quyết.

- Cơng cụ lao động của người giáo viên tiểu học là trí tuệ và phẩm chất của chính mình. Người giáo viên dùng trí tuệ và nhân cách của mình để

tác động vào đối tượng học sinh. Cơng cụ này sẽ tác động cĩ hiệu quả khi thầy giáo cĩ uy tín cao, tức là phẩm chất và năng lực, đức và tài của thầy giáo càng cao thì sức thuyết phục học sinh càng lớn. Hoạt động giảng dạy của người giáo viên tiểu học là một quá trình sư phạm tổng thể, là sự kết hợp và thống nhất giữa giảng dạy với giáo dục. Mục đích của hoạt động này là cải tiến và hồn thiện hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của học sinh, hình thành ở học sinh phẩm chất và nhân cách theo yêu cầu của xã hội.

- Người giáo viên tiểu học dạy nhiều mơn học. Đây là điểm khác biệt trong hoạt động giảng dạy của người giáo viên tiểu học với người giáo viên ở

các bậc học khác. Chính điểm khác biệt này địi hỏi người giáo viên tiểu học phải am hiểu nhiều kiến thức, phải là người đa năng lực (năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực tự hồn thiện, năng lực tổ chức).

- Ngồi việc giảng dạy tri thức các mơn học, người giáo viên tiểu học cịn phải dạy cho học sinh kỹ năng học. Hoạt động giảng dạy nhằm mục đích tạo ra “cái mới” chưa hề cĩ trong kinh nghiệm của trẻ em. Vì vậy, để hạn chế

những khĩ khăn trong quá trình lĩnh hội những “cái mới” và khơng ngừng tăng hiệu quả học tập của trẻ em, cần thiết phải dạy cho học sinh cách học. Ở bậc tiểu học, trách nhiệm này là của giáo viên tiểu học. Thơng qua hoạt động giảng dạy của mình, người giáo viên hình thành cho học sinh tiểu học những tri thức và phẩm chất cĩ tính chuẩn mực làm cơ sở cho việc học ở các bậc học khác.

26

1.4.5. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học

Quản lý hoạt động giảng dạy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng. Để thực hiện tốt cơng tác quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường tiểu học thì người hiệu trưởng phải thực hiện tốt các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy sau:

1.4.5.1. Quản lý việc phân cơng giảng dạy cho giáo viên

Việc phân cơng nhiệm vụ cho giáo viên phải căn cứ vào năng lực của giáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của học sinh, đặc điểm yêu cầu của mỗi lớp và cĩ tham khảo nguyện vọng của giáo viên.

Phân cơng giáo viên đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả tốt. Ngược lại, nếu phân cơng nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ dẫn tới hậu quả xấu

đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng phải lắng nghe nguyện vọng của giáo viên và lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp để phát huy tốt nhất khả năng của từng người.

1.4.5.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy

Xây dựng kế hoạch dạy học chính là xác định mục tiêu cho mơn học. Xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình, khả năng của giáo viên và phân tích kết quả học tập của học sinh cùng với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giảng dạy. Giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy phải dựa trên cơ

sở kế hoạch chung của nhà trường để xác định mục tiêu và lựa chọn biện pháp thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kế

hoạch đào tạo theo đúng mục tiêu. Nĩ là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình các mơn học theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, quán triệt cho giáo viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc, khơng được tùy tiện thay đổi, làm sai lệch chương trình.

27

Để điều khiển hoạt động giảng dạy, hiệu trưởng phải dựa vào nội dung chương trình. Vì vậy, việc nắm vững chương trình dạy học là tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy. Quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên tiểu học là quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các mơn học theo yêu cầu qui định của Bộ giáo dục và đào tạo. Cĩ thực hiện dạy đúng và đủ các mơn học theo yêu cầu, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì những cơ sở khoa học, tính chất giáo dục tồn diện, mục tiêu đào tạo của chương trình dạy học mới trở thành hiện thực.

Nếu ví chương trình dạy học là “bản thiết kế” của một cơng trình, thì hoạt động giảng dạy của giáo viên là sự “thi cơng”, cịn người hiệu trưởng là “tổng cơng trình sư” điều khiển sự thi cơng sao cho đúng bản thiết kế.

Muốn làm tốt điều này, hiệu trưởng phải nắm vững và làm cho tồn thể giáo viên cùng nắm vững và thực hiện tốt chương trình dạy học. Cụ thể là phải nắm vững các vấn đề sau:

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học bậc tiểu học;

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của các mơn học, nội dung và phạm vi kiến thức của từng mơn học;

- Phương pháp dạy học đặc trưng của từng mơn học và hình thức tổ

chức dạy học của từng mơn học, bài học;

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về trình tư; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình.

1.4.5.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Soạn bài là khâu chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Tuy khơng thể dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của giáo viên. Nĩ thể hiện sự đầu tư suy nghĩ, lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với chương trình. Việc soạn bài cịn là sự chuẩn bị các thiết bị dạy học trước giờ lên lớp.

28

Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên được thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và cĩ hiệu quả, hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài dạy, chỉ đạo tổ chuyên mơn trao đổi phương pháp giảng dạy từng bài, đặc biệt là đối với những bài khĩ, xác định và bổ sung tư liệu cho bài giảng, những điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đảm bảo cho giờ dạy đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)