I. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty vật tư kỹ
4. Một số vấn đề rút ra từ thực tế sử dụng TSLĐ ở Công ty vật tư kỹ thuật
thuật xi măng:
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích số liệu về tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm gần đây có thể thấy rằng mặc dù mặc không ít khó khăn nhưng Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã dần thích ứng được với cơ chế kinh doanh mới. Một số thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua bao gồm:
a. Thành tựu:
- Quy mô tài sản của công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng tổng giá trị tài sản của công ty năm 1999 đã gấp hơn hai lần năm 1997.
- Từ sự phân chia địa bàn của Tổng Công ty, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã có nhiều biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ, kết quả là doanh thu bán hàng của Tổng Công ty năm 1999 tăng khoảng 27% so với năm 1998 mặc dù giá xi măng liên tục giảm và doanh thu năm 1999 là doanh thu chưa có VAT.
- Tận dụng tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại được hưởng, không phải vay vốn ngân hàng.
- Thực hiện tốt việc thu hồi công nợ, giảm các khoản phải thu xuống còn một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản, tránh rủi ro tài chính có thể xẩy ra.
- Duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng mặc dù tỷ lệ nợ ngắn hạn của công ty khá lớn.
- Khai thác tối đa công suất nhà xưởng phương tiện vận tải sẵn có, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của năm 1998, 1999 với quy mô, địa bàn lớn hơn nhiều so với năm 1997 mà chỉ phải đầu tư bổ sung một số lượng nhỏ TSCĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 1998, 1999 cao hơn nhiều so với năm 1997.
- Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 191999 không cao bằng năm 1998 nhưng vẫn gấp ba lần so với năm 1997. Đó chính là những thành tựu bước đầu đền đáp cho những nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý tài sản của công ty.
Tuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng qua quá trình phân tích vẫn thấy nổi lên một số tồn tại. Chúng ta hãy liệt kê và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó.
b. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân của chúng.
- Cơ cấu TSLĐ chưa hợp lý: Xem lại Bảng 2 để thấy rằng qua ba năm 1997, 1998, 1999 mà ta nghiên cứu, cơ cấu TSLĐ của Công ty biến động không theo quy luật nào. “vốn bằng tiền” của Công ty liên tục tăng cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Điều này có thể là không tốt đối với các doanh nghiệp khác nhưng Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng được hưởng những ưu đãi nhất định trong kinh doanh chẳng hạn mua hàng của tất cả các thành viên của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đều được chậm trả 40 ngày, là Công ty gần như độc quyền kinh doanh trên địa bàn được giao. Trong khi đó việc thu hồi vốn của Công ty thực hiện tương đối tốt, khách hàng nợ dây dưa hầu như không có, số dư tài khoản 131 - phải thu khách hàng, ngày càng giảm. Từ hai điều kiện mua hàng được trả chậm, bán hàng thu được tiền ngay khiến cho lượng tiền mặt của Công ty tăng lên nhanh chóng, tạo lên sự tăng giả tạo quy mô tài sản của Công ty (năm 1999 tài sản nợ chiếm 62,17% tổng giá trị tài sản của Công ty).
Lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ lớn như vậy trong giai đoạn hiện nay khi lạm phát ở mức thấp là có lợi nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gặp những rủi ro về tài chính nếu có sự biến động về giá cả hàng hóa trên thị trường, lạm phát tăng, đồng tiền mất giá hoặc khủng hoảng kinh tế.
Biến động phức tạp nhất là khoản mục “Hàng tồn kho” trong TSLĐ. Năm 1997 hoạt động theo cơ chế tổng đại lý tiêu thụ sản phẩm, Công ty chỉ làm nhiệm vụ chuyển hàng đến người mua theo kế hoạch của các Công ty sản xuất. Sang năm 1998, như đã phân tích lượng dự trữ của Công ty là tương đối hợp lý nhưng để duy trì lượng dự trữ này Công ty phải bỏ ra chi phí, bảo quản, lưu kho, chi phí vốn và rủi ro tài chính nếu giá cả thị trường giảm. Năm 1999 khi dự trữ tiền mặt tăng lên rất cao thì dự trữ hàng hóa lại giảm. Lượng dự trữ như vậy chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường tại thời điểm lượng tiêu thụ lớn nhất trong cả năm.
- Tồn tại thứ hai cũng có liên quan đến việc sử dụng tài sản lưu động đó chính là vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty liên tục giảm, doanh lợi vốn và doanh lợi vốn tự có cũng tương tự. Nguyên nhân trực tiếp là lợi nhuận của công ty, đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm sút một cách nghiêm trọng. Nhìn trên Bảng 3 ta thấy mặc dù lãi gộp của năm 1998, 1999 đều tăng lên đứng kể so với năm 1997 nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng còn lớn hơn nhiều nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm từ 5.374.308.962 đồng năm 1997 xuống còn 1.964.381.895 đồng năm 1998 và năm 1999 chỉ còn 633.826.822 đồng. Chi phí bán hàng của Công ty chủ yếu là chi phí vận chuyển đường dài, chi phí xếp dỡ tại ga, cảng. Vì vậy, nếu Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng có được lượng dự trữ hàng hóa hợp lý sẽ vừa đáp ứng được kịp thời yêu cầu của thị trường, vừa tránh được sự lãng phí cước vận tải, xếp dỡ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
Việc sử dụng TSLĐ có hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của Công ty, giảm lượng vốn ứ đọng, giảm chi phí bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giảm những rủi ro khi giá cả thị trường biến động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ luôn là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong điều kiện sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình cụ thể hiện tại của doanh nghiệp cả về cơ sở vật chất, con người và xu hướng của thị trường để từ đó đề ra kế hoạch sử dụng tài sản lưu động sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là môt DNNN kinh doanh trong một ngành kinh doanh đặc thù do Nhà nước quản lý nên trong kinh doanh Công ty được hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây Nhà nước đã cho phép một số nhà sản xuất xi măng nước ngoài thương gia thị trường xi măng, những nhà sản xuất này tuy mới tham gia thị trường nhưng đã chứng tỏ được tiềm lực tài chính và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Do đó các DNNN trong ngành xi măng nên có cách nhìn nhận khác đi về thị trường, về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để từ đó có những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, tiếp tục khẳng định vị trí chủ đạo của các DNNN trong một ngành công nghiệp then chốt. Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn chưa thể hiểu rõ tình hình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên dựa trên những kiến thức đã học và nhận thức của bản thân trong quá trình thực tập, tôi mạnh dạn kiến nghị một biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng TSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.