Nhằm hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông dân, lúc được mùa nhà nước cũng có những chương trình thu mua nông sản cho nông dân khi được mùa tránh trường hợp giá nông sản bị quá hạ thấp số nông sản này sẽ được đưa vào quỹ dự trữ lương thực quốc gia, và bán các nông sản này ra thị trường khi nông dân mất mùa. Các kho lạnh lớn được hình thành để giữ cho nông sản đảm bảo chất lượng của nông sản. Các ưu đãi và khuyến khích các hoạt động tiêu thụ nông sản thực phẩm mà tỉnh thực hiện: Các đơn vị kinh tế và cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương hướng ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng, sẽ được hỗ trợ như sau: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay để ứng trước theo hợp đồng ( thời gian tính bằng thời gian hợp đồng ứng trước vốn theo chu kỳ sản xuất của cây, con nhưng tối đa không quá 6 tháng cho 1 lần).
Trong trường hợp giá nông sản, thực phẩm trên thị trường tại thời điểm mua thấp hơn so với giá khi ký hợp đồng, thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% phần chênh lệch giá giữa giá khi ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm mua.
Tuy nhiên, thực tế thì chính sách này của tỉnh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Ở các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì người được hưởng lợi chủ yếu lại không phải là người nông dân. Khi các doanh nghiệp phá hợp đồng hoặc thôi không ký hợp đồng thì người nông dân lại không có
Mở rộng giao lưu với khu vực khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vị trí địa lý của Bắc Ninh thuận lợi
nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn. Bắc Ninh là tỉnh gần thủ đô Hà Nội nhất, vì vậy các sản phẩm nông sản, thực phẩm có thể vận chuyển dễ dàng và đến tiêu thụ tại Hà Nội. Nhưng hiện nay thị trường tiêu thụ lớn này vẫn chưa được khai thác thực sự hiệu quả.Vẫn còn tình trạng khi nông dân được mùa thì rớt giá và có khi thua lỗ, còn khi mất mùa thì không đủ lượng nông sản và thực phẩm. Điều này cũng là do kế hoạch sản xuất của người nông dân không phù hợp. Khi mất mùa thì giá nông sản thực phẩm tăng cao, nên sau đó họ lại tập trung vào sản xuất cùng loại nông sản, thực phẩm đó mà chưa nghĩ đến đầu ra, chưa nghĩ đến đối tượng cạnh tranh của mình. Dẫn đến khi được thu hoạch các nông sản, thực phẩm thì số lượng nông sản lại rất nhiều mà hầu hết các nông sản đó chưa thể tiêu thụ được hết ngay, chúng lại là thực phẩm nhanh hỏng. Và khi được mùa như vậy giá nông sản lại giảm có khi người nông dân không có lãi hoặc không đủ vốn. Vì vậy trong chính sách hỗ trợ thị trường đầu ra của nhà nước và chính quyền địa phương cần gắn với các chương trình tư vấn cho bà con nông dân về sản xuất và cơ cấu cây trồng hay vật nuôi… để tránh tình trạng sản xuất không có kế hoạch dẫn đến không hiệu quả và thua lỗ.
Sở dĩ thị trường Hà nội chưa được tỉnh khai thác hiệu quả là: bên cạnh Bắc Ninh có biên giới giáp Hà Nội thì cũng có một số tỉnh khác ở gần Hà nội và cũng thuộc Đồng bằng Sông Hồng, có những đặc điểm và địa lý, khí hậu, nguồn nước, đất đai… giống với Bắc Ninh. Vì vậy sản xuất nông nghiệp của tỉnh chịu sự cạnh tranh của các tỉnh này.