IV. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay
7. Tác động của quá trình CNH – HĐH của tỉnh
Tác động của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn đến lao động nông nghiệp nông thôn.
Tác động của quá trình Đô thị hóa đất các mặt của sản xuất: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, gây ô nhiễm môi trường sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, tác động đến tâm lý của người lao động,
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI1. Giải pháp về chính sách của nhà nước 1. Giải pháp về chính sách của nhà nước
* Nhóm chính sách về đất đai: Nhà nước cần có những chỉ thị, chính sách rõ ràng, hiệu quả phục vụ lợi ích của nhân dân về công tác đền bù đất, công tác hỗ trợ cho người lao động sau khi thu hồi đất để người lao động có thể ổn định công việc đảm bảo cuộc sống.
Về quy hoạch sử dụng đất phải có chỉ thị rõ ràng và thông báo rộng rãi cho người lao động nông nghiệp nông thôn để họ có kế hoạch sử dụng đất phù hợp và tránh để tình trạng đất để không. Về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cũng phải phù hợp để ngành nông nghiệp có thể phát triển ổn định để đời sống nhân dân ổn định. Tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp là cơ sở để ngành nông nghiệp ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Đất sản xuất của ngành chăn nuôi và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng tăng, tích cực thực hiện các chương trình cải tạo vùng đồng trũng để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng cần đi kèm với các chính sách hướng dẫn, hỗ trợ vốn và kỹ thuật sản xuất, các chương trình phòng chống dịch bệnh…
Về chế độ đền bù và công tác di dân, tái định cư cho người có đất thuộc
quy hoạch chuyển đổi sang sử dụng với mục đích khác phải hợp lý. Các quy
hoạch thu hồi đất cần phải tính toán rõ ràng và hợp lý nhất để những người có đất bị thu hồi nhất là nông dân mất ruộng có thể dùng số tiền đền bù này để ổn định lại cuộc sống hoặc phát triển kinh doanh hoặc sản xuất khác từ số tiền này. Số tiền đó phải đảm bảo rằng người mất đất và người có đất đều không có hại (nhất là nông dân – những người cần bảo vệ). Vì vậy trong việc tính toán về chế độ đền bù cần có sự tham gia nhiệt tình của người dân
những vùng có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi đó công tác giải phóng mặt bằng cũng thuận lợi và nhanh chóng, hoạt động quy hoạch khi đó cũng được người dân ủng hộ.
Cục hành chính đất đai của tỉnh cũng phải liên kết với các cục, sở khác
để có quy hoạch và quản lý phù hợp, hiệu quả ví dụ như sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn của tỉnh để tìm hiểu xem vùng nào có thể quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác và vùng nào là vùng sản xuất chuyên canh và có tính chất thổ nhưỡng đặc trưng không thể chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang mục đích khác. Những vùng này cần được ưu tiên phát triển, và bảo vệ…
Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của hiệp hội và bản thân của người lao động nông thôn (chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn bị mất đất). Khi đó, bản thân những người đã sử dụng, sản xuất và kinh doanh trên những mảnh đất đó sẽ có kinh nghiệm hơn, giải phóng mặt bằng khi đó sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.
* Nhóm chính sách về đào tạo nghề
Chính quyền các địa phương cũng như các cơ quan đoàn thể cần quan
tâm và có sự tham gia nhiệt tình hơn đến các chương trình đào tạo nghề của nhà nước phát động. Sự tham gia nhiệt tình đó không phải vì trách nhiệm và chỉ tiêu mà vì lợi ích của chính bản thân những người lao động nông thôn. Vì thế, trong khi tuyên truyền về chính sách và các chỉ thị của nhà nước và tỉnh ủy về đào tạo nghề cần nói rõ về những lợi ích mà người lao động nhận được khi tham gia học nghề.
Các trường học, trung tâm đào tạo nghề
Các trường học, trung tâm đào tạo nghề cũng cần có nhiệt tình và đào tạo ra những người lao động có chất lượng chuyên môn cao, không phải đào
kết với các công ty, doanh nghiệp để những lao động sau khi học tập và hoàn thành khóa học ở đây có thể có việc làm ngay. Nhất là đối với những người có năng khiếu, nên có những học bổng hoặc các khuyến khích để người tham gia học nghề có thêm động lực để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhóm chính sách khuyến nông
Các chính sách khuyến nông bao gồm các chương trình hỗ trợ vốn và công nghệ cho nông dân sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Các chương trình khuyến nông luôn luôn phải thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Cần quan tâm, chú trọng đến chính sách khuyến nông, có sự phân bổ vốn và nguồn lực phù hợp để thực hiện chính sách này hiệu quả. Chương trình hỗ trợ vốn và công nghệ cho nông dân sản xuất gắn với nhu cầu thực tế sản xuất của nông dân. Tổ chức các chương trình tập huấn nghiệp vụ vay vốn hay kỹ thuật chăn nuôi… cho nông dân để họ sản xuất và chăn nuôi đem lại hiệu quả cao, họ sẽ chủ động phòng chống được dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Chính sách khuyến nông cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nó khuyến khích người nông dân năng động, sáng tạo trong sản xuất, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn (nâng cao năng suất lao động). Các chương trình hỗ trợ vốn và kỹ thuật sản xuất sẽ trực tiếp giúp đỡ người nông dân, lao động nông nghiệp trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động. Vì vậy các chương trình hỗ trợ này cần diễn ra thường xuyên, liên tục để khuyến khích sản xuất và gián tiếp để thực hiện những mục tiêu xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo…