nghiệp nông thôn
Kinh tế trang trại của tỉnh cũng có lich sử phát triển từ lâu đời, song sự phát triển đó vẫn mang tính tự phát, và mô hình kinh tế trang trại chủ yếu của tỉnh là mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng). Mô hình kinh tế trang trại ở các vùng chủ yếu là những mô hình phát triển không có quy hoạch, mang tính tự phát và sản xuất kinh doanh ở từng trang trại vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự cung, tự cấp, chưa thể hiện được rõ nét của mô hình sản xuất nông sản hàng hóa.
Vì vậy cấp ủy, chính quyền các cấp đã có những chỉ thị để chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa đến theo kế hoạch từ nay đến năm 2020 nhằm khắc phục tình trạng manh mún trên ruộng đất, đồng ruộng. Các ngành chức năng, các huyện và từng xã, thôn cùng phối hợp triển khai việc rà soát quy hoạch sử dụng đất đai các loại, nhất là đất nông nghiệp.
- Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản được phát triển ở các vùng có diện tích mặt nước hoặc ở các vùng đồng trũng trồng lúa cho năng suất thấp thì cũng có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo mục tiêu của quy hoạch về sử dụng đất, tỉnh dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2010 sẽ tổ chức cho đấu thầu một phần mặt nước chưa sử dụng và chuyển dịch khoảng 4,4 ngàn ha đất trũng sang nuôi thả cá, trong đó có 2.000ha lúa – cá. Mở rộng các mô hình thâm canh cá + cây ăn quả + vịt, ngan để đạt giá trị sản xuất 100 – 150 triệu đồng/ha. Phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên 6500ha vào năm 2010. Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay vẫn chủ yếu phát triển chăn nuôi thủy sản ở những ao hồ nhỏ.
- Các làng nghề của tỉnh cũng được khuyến khích phát triển
Bắc Ninh là tỉnh được mệnh danh là vùng đất trăm nghề, ở đây bao gồm các làng nghề như mây tre đan, các làng nghề như nghề gốm, đúc đồng, đồ gỗ mỹ nghệ, làng làm giấy… Các làng nghề là nơi thu hút rất nhiều lao động nông nghiệp nông thôn, vì các làng nghề thường đòi hỏi về trình độ
thể đáp ứng được. Hơn nữa những làng nghề này mang lại hiệu quả kinh tế cao, ví dụ như làng nghề Đồng Kỵ mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 12000 lao động, và đem lại doanh thu khoảng từ 270 – 300 tỷ đồng (tương đương thu ngân sách của một tỉnh miền núi Tây Bắc). Các làng nghề đã giúp giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nông thôn của tỉnh, vừa đáp ứng được yêu cầu xã hội, vừa đem lại doanh thu cho tỉnh (thực hiện cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế). Vì vậy nhà nước cũng có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các làng nghề. Tuy nhiên, cuối năm 2008 đến nay các làng nghề đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (bắt đầu từ Mỹ) làm các làng nghề nước ta nói chung và làng nghề của tỉnh rơi vào cảnh chợ chiều, các làng nghề đang đứng trước nguy cơ phá sản các sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động làm việc tại các làng nghề này trước đây thì hiện nay phải tạm nghỉ… Theo phân tích của các nhà kinh tế, sở dĩ có tình trạng này là do các làng nghề hiện nay thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường. Vì vậy nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề, giúp các làng nghề có thể đứng vững trên thị trường khủng hoảng hiện nay.