Định hướng của nhà nước và địa phương về vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp về xúc tiến việc làm, công tác tuyển dụng lao động nông nghiệp nông thôn vào sản xuất (Trang 32 - 34)

nghiệp nông thôn hiện nay

1. Định hướng về quy hoạch sử dụng đất đai

Đất nông nghiệp

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giá trị kinh tế và hàng hoá lớn, đạt trên 60%. Tiếp tục đầu tư thúc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hàng hoá, nông sản có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường Hà Nội và các đô thị, các khu CN của Bắc Ninh, có tính đến thị trường quốc tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giá trị cao qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, lao động, nguồn vốn.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất - chế biến - thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi một cách cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn với công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Theo quy hoạch đã được duyệt, thời kỳ 2000 - 2010 diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác là 6.124,19ha nhưng do điều chỉnh, bổ sung diện tích đất cho các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở nên diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ ngày càng giảm. Dự kiến sau điều chỉnh diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển sang sử dụng vào mục đích khác 8.438,81ha, trong đó:

Chuyển sang đất chuyên dùng 7.170,56ha Chuyển sang đất ở 1.268,25ha:

Quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, vùng chuyên canh màu, cây CNNN chất lượng cao, vùng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc + đậu đỗ).

2. Định hướng về giải quyết việc làm và lao động.

Tạo việc làm phi nông nghiệp để giảm lao động trong nông nghiệp đến năm 2010 còn khoảng 290 nghìn lao động, năm 2010 còn khoảng 234 nghìn lao động và năm 2020 còn khoảng 191 nghìn lao động trong nông nghiệp, chiếm khoảng 30% trong cơ cấu lao động toàn xã hội. Đưa nhanh giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên 1ha canh tác thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và tăng hệ số sử dụng đất. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Hình thành các vùng cây, con hàng hoá như: vùng lúa chất lượng cao, rau sạch, hoa cây cảnh, cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ nhu cầu ở các đô thị lân cận trong vùng và nội tỉnh. Đưa chăn nuôi thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, bò sữa, khai thác triệt để mặt nước và chuyển vùng trũng trồng lúa bấp bênh sang nuôi thuỷ sản.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống còn 4 - 4,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 90% vào năm 2020. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 45 - 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng lao động chiếm khoảng 70%. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 40%, năm 2020 khoảng 50 - 60%.

3. Định hướng về các chương trình hỗ trợ và khuyến khích sản xuất

Tổ chức các chương trình hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật chăn nuôi… tổ chức các chương trình phòng chống dịch bệnh hại ở cây trồng và ở vật nuôi. Các chương trình hỗ trợ giống cây

Chương trình khuyến nông cũng luôn luôn được quan tâm để khuyến khích người lao động sản xuất, năng động sáng tạo trong quá trình sản xuất.

Chương trình trợ cấp cho sản xuất của nông dân hoặc các chương trình trợ cấp chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, bằng các hình thức như là trợ giúp nông dân hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác. Các chương trình hỗ trợ đầu tư cho người nghèo, vào những hộ gia đình khó khăn, hoặc cho các hộ nông dân ở khu vực nông thôn.

Các chương trình hỗ trợ thiên tai dịch bệnh cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất gặp phải cũng thường xuyên phải được triển khai. Các chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho người nông dân cũng sẽ được thực hiện và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp về xúc tiến việc làm, công tác tuyển dụng lao động nông nghiệp nông thôn vào sản xuất (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w