Đầu tiên về chính sách hỗ trợ việc làm: thực hiện theo các chính sách đã ban hành của nhà nước, chính phủ ta về việc làm. Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động. Chính sách cho vay vốn để lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tự tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động. Chính sách khuyến khích áp dụng và phát triển công nghệ mới, kỹ thuật mới thu hút nhiều lao động. Chính sách ưu đãi và khuyến khích sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số… Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối
tượng là lao động nữ và lao động là người tàn tật. Chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động và các chính sách có liên quan đến giải quyết việc làm cho người lao động khác.
- Áp dụng các chính sách trên, và các chương trình đào tạo nghề cụ thể. Hiện nay tỉnh có 32 cơ sở của Trung ương, địa phương và Tổ chức
kinh tế tham gia đào tạo dạy nghề cho người lao động, trong đó có sự đóng
góp lớn của các cụm làng nghề. Những chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn này nhằm đưa nguồn lực ở khu vực này vào sử dụng ở các ngành nghề khác nhau ở ngay tại địa phương hoặc ở địa phương khác. Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau: dài hạn, ngắn hạn, liên kết đào tạo, truyền nghề… số lao động được đào tạo nghề hàng năm đều tăng lên và vượt so với các kế hoạch được đưa ra. Năm 2007, có 119943 lao động được đào tạo nghề, đến tháng 6-2008, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã đạt 35,1 (năm 2007 là 34,5%), còn tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 23,7% (năm 2007 đạt 23,5%). Số lao động được tạo việc làm mới tăng hàng năm, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 20 nghìn lao động. Riêng 6 tháng đầu năm năm 2008, đã tạo việc làm mới cho 10341 lao động, 1465 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo kế hoạch đến hết năm 2008 sẽ giải quyết việc làm mới cho hơn 11 600 lao động, nâng tổng số người có việc làm mới lên 22000 người. Đến nay đã có 225000 lao động được tuyển vào làm việc tại 2515 doanh nghiệp. Hiệu quả của sàn giao dịch việc làm phát huy tốt, số lượt người truy cập tra cứu thông tin và số người được tư vấn ngày một tăng cao, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 97650 lượt người tham gia, 1728 lao động được giải quyết việc làm tại sàn giao dịch, hiệu quả của sàn giao dịch việc làm đã rút ngắn khoảng cách giữa người lao động và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH của tỉnh.
Theo chương trình của chính phủ, tỉnh cũng có các trường dạy nghề cho các lao động nông nghiệp giúp họ chuyển đổi việc làm khi quỹ đất cũng như các điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế.
Tuy nhiên các trung tâm, trường đào tạo nghề này chủ yếu là đào tạo các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như may mặc, số các ngành nghề được đào tạo thì hạn chế chủ yếu cũng chỉ là nghề may mặc, mà nghề này thì thu nhập thấp và phụ thuộc vào các công ty may mặc. Ngoài ra còn có thêm các ngành nghề khác nhưng hiệu quả đào tạo không cao và số lượng lao động đào tạo được ít. Sau khi được đào tạo nếu không được tuyển dụng vào các công ty hay doanh nghiệp thì những lao động này lại tiếp tục rơi vào tình trạng thất nghiệp như lúc trước khi đào tạo.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa theo kịp yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điểm đáng
chú ý là, phần lớn lao động nông thôn hiện nay chưa đào tạo cơ bản, chủ yếu là qua truyền nghề. Ở Bắc Ninh có 6 trường và trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo học sinh ra trường từ 500 - 600 người, dạy nghề theo hình thức kèm cặp 3.000 lao động/năm, dạy nghề theo hình thức bồi dưỡng 4 đến 5 nghìn người/năm. Tình trạng đó chưa đáp ứng được yêu cầu lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện hiện nay.