Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu giao kết - thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 32 - 43)

đây

2.1.6.1. Phân tích chi phí và giá thành.

Hiện tại giá bán điện năng cho khách hàng của ngành Điện do Chính phủ quy định thông qua các báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam ( Tổng Công ty điện lực cũ). Chi phí để sản xuất ra điện năng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tính gộp lại.

Trong khâu sản xuất điện năng: các chi phí do các Nhà máy điện tính toán. Trong khâu truyền tải và phân phối thì do các đơn vị quản lý trực tiếp tính toán.

Tại Điện lực Gia Lâm, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều loại. Để tiện cho việc theo dõi và tổng hợp chi phí, Điện lực đã tiến hành phân loại rất chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào nội dung kinh tế thì các chi phí gồm có:

- Chi phí vật tư thiết bị cho công tác đại tu, cải tạo, nâng cấp lưới và các thiết bị điện.

- Chi phí nhân công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền.

này rất tiện cho việc lập kế hoạch của đơn vị và tìm các biện pháp giảm chi phí. Các khoản mục bao gồm:

- Chi phí vật tư thiết bị trực tiếp: chỉ tính các loại vật tư thiết trực tiếp dùng trong công tác đại tu cải tạo và nâng cấp lưới điện.

- Chi phí nhân công trực tiếp: chỉ tính chi phí của công nhân trực tiếp tham gia thi công các công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh trong phạm vi Điện lực trừ hai loại chi phí kể trên.

- Chi phí quản lí doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Bảng 1. Chi phí sản xuất kinh doanh tính đến 7/2006 theo các yếu tố

ST T

Yếu tố chi phí Đơn vị Số tiền

1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu Đồng 908.976.960

2 Chi pí nhân công Đồng 178.429.843

3 Chi phí khấu hao tài sản cố định Đồng 925.712.325 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài Đồng 103.085.968 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Đồng 410.285.590 6 Chi phí bằng tiền khác Đồng 2.567.086.402

Do việc sản xuất điện năng không có giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm cũng không do Điện lực tính toán quyết định nên việc tập hợp các chi phí ở Điện lực được dùng để báo cáo lên Công ty và Tổng công ty.

Tuy nhiên việc tập hợp chi phí tại Điện lực Gia Lâm được làm có khoa học với độ chính xác cao, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Điện lực

Điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ qua hệ thống dây tải điện, hệ thống các trạm biến thế cao thế, trung thế và hạ thế. Trong quá trình truyền tải điện luôn luôn có lượng điện hao hụt mất mát. Lượng điện hao hụt mất mát nay gọi là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể chia làm hai loại là: Tổn thấ do các yếu tố kĩ thuật và tổn thất do các nguyên nhân về quản lý (gọi là tổn thất thương mại).

Tổn thất do kỹ thuật là do các yếu tố kỹ thật gây ra như chất lượng dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện cấp độ điện áp, công tắc cần đảo pha…. Tổn thất kỹ thuật là đối tượng nghiên cứu của khối kỹ thuật điện năng, những nghành có liên quan đến điện năng. Nói chung tổn thất kỹ thuật có thể hạn chế nhưng ở mức độ thấp vì nó liên quan nhiều hơn đến trình độ kỹ thuật và các điều kiện cơ sở vật chẩt kỹ thuật nói chung của nghành điện. Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của nghành điện còn lạc hậu, việc đầu tư cải tạo lưới điện không phải là công việc ngày một ngày hai có thể giải quyết được

Tổn thất thương mại là tổn thất do các nguyên nhân về tổ chức quản lý gây ra và tổn thất thương mại chiếm tỷ lệ lớn trong tổn thất điện năng ở Điện lực Gia Lâm. Có thể nói tổn thất thương mại là do nguyên nhân chủ quan gây nên như do chỉ số điện chưa chính xác, các biện pháp quản lý còn sơ hở dẫn đến tình trạng khách hàng lấy cắp điện… Do vậy tổn thất thương mại có thể hạn chế được nhờ các giải pháp về kinh tế và tổ chức để giảm tổn thất điện năn, tiết kiệm cho công ty phần hao hụt mất mát đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Hiện nay tại Công ty điện lực Gia Lâm thì tổn thất từ khi nhận điện đầu nguồn từ Công ty điện lực Hà Nội qua các đường dây 6,10,22,33 KV cho đến khi bán điện cho khách hàng (điện thương phẩm). Trên cơ sở tự đánh giá, kiểm điểm Công ty điện lực Gia Lâm nhận thấy các yếu kém về tổ chức quản lý kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tổn thất các đường dây và tổn thất chung của công ty.

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm điện và từ quy trình công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, Điện lực Gia Lâm đã đề ra và sử dụng hai chỉ tiêu như sau:

+ Chỉ tiêu đánh giá tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật được tính bằng công thức sau:

Trong đó :

Ktd: Tỷ lệ tổn thất điện năng Ađn: Sản lượng điện đầu nguồn Atp: Sản lượng điện thương

Tỷ lệ tổn thất điện năng được chia làm các loại: - Tỷ lệ tổn thất theo định mức ngành

- Tỷ lệ tổn thất theo kế hoạch của Công ty Điện lực Hà Nội giao - Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành + Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ tổn thất điện năng biều hiện dưới hình thái về mặt giá trị. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ thống điện của Điện lực Gia Lâm quản lý và được tính theo công thức:

Ktg = ( Ađu – Atp)*G Trong đó:

Ktg: Giá trị điện năng bị tổn thất Ađn: Sản lượng điện đầu nguồn Atp: Sản lượng điện thương phẩm G: Giá bán điện bình quân

Tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là điện đầu nguồn và điện thương phẩm (điện tiêu thụ). Giảm được tỷ lệ tổn thất tức là tăng điện thương phẩm lên và điều này sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doang của Điện lực Gia Lâm. Do vậy việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa quan trọng đối với Điện lực Gia Lâm nói riêng và nghành điện nói chung. Chính vì lẽ đó nên giảm tổn thất điện năng đã và đang là nhiệm vụ quan trọng và là mục tiêu số một của Điện lực Gia Lâm đề ra trong thời gian tới. Hiện nay Điện lực Gia Lâm đã và đang thực hiện chiến lược giảm tổn thất điện năng.

Danh mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Điện đầu nguồn Ng.Kwh 299.056 340.899 403.633 Điện thương phẩm Ng.Kwh 283.934 320.192 375.056 Điện tổn thất Ng.Kwh 15.132 20.708 28.600 Tỷ lệ tổn thất % 5.06 6.07 7.09 Kế hoạch tổn thất % 5.2 6.1 7.00

(Nguồn: Báo cáo tình hình tổn thất điện năng giai đoạn 2004-2006) Năm 2004 tỷ lệ tổn thất thực hiện so với kế hoạch giảm 5.06% - 5.2% = - 0.14% . Điện lực Gia Lâm đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tổn thất đề ra.

Năm 2005 tỷ lệ tổn thất thực hiện so với kế hoạch giảm 6,07% - 6,1% = - 0.03%. Điện lực Gia Lâm đã hoàn thành vượt mức tổn thất kế hoạch đề ra

Qua hai năm 2004, 2005 ta thấy điện lực Gia Lâm đã hoàn thành được kế hoạch tổn thất đề ra. Tỷ lệ tổn thất giảm do công ty đã tiến hành cải tạo sửa chữa đường dây cũ nát, phạm vi cấp điện xa đồng thời cho thấy hiệu quả của các giải pháp đề ra trong việc giảm tổn thất.

Năm 2006 so với kế hoạch, tỷ lệ tổn thất thực tế đã tăng 7,09% - 7% = 0.09%. Điện lực Gia Lâm không hoàn thành kế hoạch tổn thất điện năng. Nguyên nhân là do sự phát triển của các thành phần phụ tải dẫn đến sự quá tải của một số đường dây và tình trạng chưa được nhu cầu của khách hàng trong việc cung ứng điện

Năm 2005 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 6.07% tăng 1,01% so với năm 2004.

Năm 2006 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 7,09 tăng 1,02% so với năm 2005.

Tỷ lệ tổn thất của Điện lực Gia Lâm có xu hướng gia tăng và ở mức độ cao như vậy ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty, đây là một lãng phí rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác tỷ lệ tổn thất điện năng gia tăng cho thấy chất lượng của đường dây đã xuống cấp, đồng thời công tác quản lý kinh doanh điện và công tác chống tổn thất điện năng chưa thực sự mang lại hiệu quả.

2.1.6.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn hay nói cách khác là phải có nguồn lực tài chính. Từ nguồn vốn sẽ hình thành nên các loại tài sản trong Điện đó là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tương ứng với 2 loại tài sản đó là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà Điện lực sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn Điện lực sử dụng có tính chất lâu dài từ một năm tài chính trở lên bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ; nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.

Trong quá trình tính toán đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Điện lực luôn phải so sánh giữa tài sản và nguồn vốn:

- Khi nguồn vốn dài hạn < tài sản cố định lại thì khi đó nguồn vốn thường xuyên < 0, Điện lực phải đầu tư vào TSCĐ một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn, lúc đó cán cân thanh toán của Điện lực sẽ mất cân bằng.

- Khi TSCĐ < nguồn vốn dài hạn tức là nguồn vốn lưu động thường xuyên > 0 thì khả năng thanh toán của Điện lực tốt. Khi vốn lưu động thường xuyên = 0 tức là tình hình tài chính của Điện lực đang diễn ra rất tốt.

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Điện lực Gia Lâm

Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Gia Lâm

đvt: đồng chỉ tiêu 2005 7/2006 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 30016.938.366.835 22.668.751.549 1.Nợ ngắn hạn 31016.938.366.835 22.543.601.660 2. Nợ dài hạn 3200 0 3. Nợ khác 3300 125.149.889 B. Vốn CSH 40017.997.743.732 18.401.078.840 1. Nguồn vốn - Quỹ 41017.982.667.787 18.386.592.895 2. Nguồn kinh phí 42014.485.945 15.075.945 Tổng cộng 43034.936.110.567 41.069.830.389

Hệ số thanh toán ngắn hạn: 0,912 cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Điện lực Gia Lâm là cao.

Cơ cấu tài chính của Điện lực Gia Lâm - Tỉ số nợ:

Đầu kỳ = 16.938.366.835/34.936.110.567 = 0,485 Cuối kỳ = 22.668.751.549/41.069.830.389 = 0,552

So với đầu kỳ là 48,5% thì tỉ số nợ cuối kỳ là 55,2% có nhiều so với đầu kỳ là 7,3% mà cụ thể là tổng số nợ tăng lên là 5.232.176.425 đồng.

Khả năng hoàn vốn của Điện lực ROE & ROA ROA = 3.500.000.000/47.888.400.167 = 0,073 ROE = 3.500.000.000/18.401.078.840 = 0,19

Vậy khả năng hoàn vốn của Điện lực là khá cao, sau khoảng 5 năm 6 tháng thì Điện lực có khả năng hoàn lại nguồn vốn chủ sở hữu.

Các chỉ số kinh tế trên cho thấy tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm là tốt, phản ánh rõ nét trong sự tăng lên không ngừng của kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu vô cùng quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng là 114% so với năm 2005. Chỉ tiêu lợi nhuận so với chỉ tiêu tổng doanh thu tổng chi phí là khá hợp lí. Sự tăng lên của lợi nhuận rõ ràng là một tín hiệu cho thấy tình hình tài chính của Điện lực ngày càng mạnh mẽ.

Ngoài ra, dựa vào bảng cân đối kế toán chúng ta có thể nói Điện lực Gia Lâm là một doanh nghiệp Nhà nước loại vừa có số tài sản là: 47.888.400.167 đồng, doanh thu đạt 64.635.640.018 đồng nhưng lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là: 3.500.000.000 đồng. Vây chỉ tiêu lãi trên tổng tài sản ROA của Điện lực là:

- Sức sản xuất của vốn lưu động: 0,0035 nghĩa là 1 đồng vốn mang lại 0,0035 đồng doanh thu thuần.

- Sức sinh lời của vốn lưu động: 0,0013 nghĩa là cứ 1 đồng vốn cho ta 0,0013 đồng lãi gộp.

- Sức sinh lời của TSCĐ: 0,073 nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,073 đồng doanh thu thuần.

chủ sở hữu mang lại 0,021 đồng lãi ròng trước thuế.

- Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu: 0,785 nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0,785 lãi ròng trước thuế.

Chỉ tiêu lãi trên tổng tài sản: 0,0204. Tỉ lệ lãi trên tài sản chỉ đạt 0,0204 lần tức 2,04%. Hệ số quay vòng vốn đạt 1,4842 lần. Tỉ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,0138 lần tức 1,38%.

Qua các số liệu trên ta thấy, quá trình sinh lời của Điện lực Gia Lâm thấp, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Tính năng động trong kinh doan của Điện lực thấp phản ánh phương thức kinh doanh của doanh nghiệp chưa phù hợp, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của mình.

Tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm là khả quan tuy nhiên mức độ an toàn về tài chính còn thấp cần phải cải thiện và qua đó cải thiện khả năng sinh lợi của Điện lực.

Trong những năm tới đây chắc chắn tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm còn có nhiều biến chuyển tích cực bởi đường lối chiến lược của Điện lực Gia Lâm được hoạch định kĩ lưỡng. Mục tiêu của Điện lực trong những năm tiếp theo sẽ là:

- Từng bước nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao công tác tiếp khách hàng và lắp đặt công tơ mới.

- Duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng có mức tiêu thụ cao, tiếp tục mở rộng thêm các khách hàng mới để tăng sản lượng điện năng tiêu thụ, tăng điện thương phẩm.

- Nâng cao giá trị và uy tín của Điện lực Gia Lâm với các khách hàng và với các chính quyền huyện, xã, thị trấn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng nền tảng tài chính lành mạnh và gia tăng khả năng thu hồi vốn.

đại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Điện lực và

Một phần của tài liệu giao kết - thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w