Các biện pháp bảo đảm cho phương thức giao kết thực hiện hợp đồng mua bán điện năng trong điều kiện thị trường điện cạnh

Một phần của tài liệu giao kết - thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 79 - 85)

ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC GIA LÂM

3.2.3 Các biện pháp bảo đảm cho phương thức giao kết thực hiện hợp đồng mua bán điện năng trong điều kiện thị trường điện cạnh

hợp đồng mua bán điện năng trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh.

Thị trường điện cạnh tranh hiện đang được hình thành và thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của cả cơ quan có thẩm quyền lẫn nhân dân bởi thị trường này có ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả mọi người dân trong xã hội.Thực tế sau một thời gian vận hành theo cơ chế mới đã bộc lộ một số tồn tại như chưa tạo được động lực để các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân là do giá bán điện vẫn chưa theo cơ chế thị trường mà vẫn thanh toán theo giá đặt ra hàng năm. Đồng thời để đảm bảo cho hợp đồng mua bán điện trong hoàn cảnh thị trường có sự cạnh tranh thì cần có các biện pháp sau để cho việc giao kết hợp đồng đúng theo pháp luật và các

văn bản hướng dẫn về xây dựng một thị trường điện cạnh tranh.

Việc thiếu các văn bản pháp lý cho vận hành thị trường điện cũng là một nguyên nhân dẫn đến không thể triển khai lập lịch điều độ theo giá chào và thanh toán theo giá thị trường. Thời gian tới Cục Điều tiết Điện lực nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế mô hình thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh; xây dựng qui định, qui tắc của thị trường điện lực để trình Bộ Công nghiệp sớm ban hành. Đồng thời, để thực hiện theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2009 thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh có thể đi vào hoạt động, Cục cần tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ chế giá điện phù hợp, quản lý và điều chỉnh các quan hệ cung cầu.

Để khắc phục những xây dựng khó khăn đặc thù của nghành điện thì Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý và cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho thị trường điện cạnh tranh phát triển theo đúng hướng. Bên cạnh đó, EVN đã tiến hành các công việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường điện. Hệ thống SCADA, hệ thống đo đếm, trang web thị trường điện đã được chuẩn bị, toàn bộ hệ thống máy tính và các chương trình phần mềm phục vụ cho việc vận hành thị trường điện đã được cài đặt. Chương trình tính toán chào giá, chương trình thành toán tiền điện cho các đơn vị trực tiếp tham gia thị trường, chương trình bảo mật và truyền số liệu đo đếm, hệ thống thông tin điều độ ... đã được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thị trường tại các công ty phát điện, các công ty Điện lực, công ty truyền tải, Trung tâm Công nghệ Thông tin và các ban có liên quan của tập đoàn cũng được tập huấn, rút kinh nghiệm để thị trường điện đi vào vận hành suôn sẻ và thuận lợi.

Đặc biệt, công tác chuẩn bị về cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường đã được EVN triển khai từ khi bắt đầu thực hiện dự án, với việc nâng cấp hệ

thống SCADA, hệ thống công tơ đo đếm; hoàn chỉnh chương trình tính toán chào giá và chương trình thanh toán tiền điện cho các đơn vị trực tiếp tham gia thị trường; xây dựng hoặc mua các phần mềm phục vụ vận hành thị trường: chương trình bảo mật và truyền số liệu đo đếm, hệ thống thông tin điều độ; nâng cấp hệ thống phần mềm tính toán giá thị trường để phục vụ vận hành và giám sát, quản lý thị trường điện… EVN hiện đang khắc phục nốt những khiếm khuyết của hệ thống cơ sở hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm từ quí I năm 2007.

Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được thiết kế nhằm mục tiêu tạo động lực để các nhà máy của EVN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ sản xuất; xây dựng và thử nghiệm các cơ chế giao dịch mua bán điện năng, qua đó làm cơ sở, tiền đề để triển khai thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh; tạo cơ hội để các đơn vị phát điện thuộc EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Ao) và các đơn vị làm quen với giao dịch mua bán điện năng trên thị trường; tạo tín hiệu cho các nhà đầu tư về giá điện trên thị trường điện.

Các công ty trực tiếp tham gia thị trường sẽ chào bán toàn bộ điện năng sẵn sàng trên thị trường giao ngay. Bước đầu là thị trường ngày tới, sau chuyển sang thị trường giờ tới khi đủ điều kiện; tỷ lệ sản lượng điện mua qua hợp đồng từ các công ty tham gia thị trường bằng 95% sản lượng kế hoạch năm của từng nhà máy, và tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh giảm theo thời gian nhằm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường. Với vai trò là cơ quan điều hành giao dịch thị trường, Cục Điều tiết điện lực sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh hệ thống, định kỳ thông báo các thông tin liên quan đến cung – cầu ngắn hạn, trung hạn qua chương trình đánh giá an ninh hệ thống. Chương trình này cũng giúp các thành viên tham gia thị trường điều chỉnh

mức giá chào của mình một cách thích hợp.

Thị trường điện chuyển mình thể hiện ở sợi dây để cổ phiếu điện bay cao hơn trong tương lai là một thị trường điện kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Hàng loạt dự án mới được triển khai của ngành Điện lực. Hỗ trợ vốn các dự án này, bản thân ngành Điện liên tục có những đợt phát hành trái phiếu thành công, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà luôn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng cũng rộng cửa hơn với các dự án năng lượng tối quan trọng cho đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu trực tiếp đầu tư, xây dựng nhà máy. Thậm chí, Tổng Công ty Điện lực (EVN) đã có công văn xin triển khai kế hoạch trực tiếp ra thị trường vốn tiếp thị và gọi vốn. Bên cạnh đó, Chính phủ đã chính thức thông qua phương án tăng giá điện và định hướng tới một thị trường điện cạnh tranh thực sự. Giá điện sẽ vận động theo hướng bỏ bao cấp tràn lan, đảm bảo kinh doanh có lãi để thu hút đầu tư, đặ biệt là đầu tư nước ngoài và theo cơ chế thị trường. Đây là điều được giới đầu tư đánh giá là sẽ đưa giá trị cổ phiểu ngành Điện giao hẳn cho thị trường, tất nhiên là kèm theo lợi thế của một cổ phiếu ngành năng lượng. Đồng thời ngành điện được đánh giá là có sức hấp dẫn đầu tư nhất khu vực. Đây là kết quả khảo sát của Công ty Tư vấn đa quốc gia KPMC, với cơ sở là tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng, đầu ra của ngành Điện tại Việt Nam. Đáng chú ý là các nhà đầu tư chiến lược đang có xu hướng thích đầu tư vào các dự án phát triển dưới hình thức doanh nghiệp điện độc lập và liên doanh, còn các nhà đầu tư tổ chức lại có xu hướng tìm kiếm cổ tức và lãi do chênh lệch giá từ việc đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá ngành điện. Và đối với các nhà đầu tư trong nước, ngành điện đứng thứ tư về mức độ hấp dẫn đầu tư, chỉ sau Viễn thông, Ngân hàng và Dầu khí.

Nhìn chung nước ta đang xây dựng một thị trường điện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và dần tháo gỡ gánh nặng chi tiêu cho Ngân sách Nhà nước. Theo hình thức huy động vốn này thì nhân dân ta mới có thể không phải sống trong nỗi lo thiếu điện như hiện nay và mới có thể tiến hành xây dựng đất nước ta thành nước công ngiệp vào năm 2020 theo Đại hội IX đã đề ra.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất cao, chưa lúc nào mà chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế lại có vị thế như vậy. Đời sống của nhân dân ngày càng cao, kinh tế - văn hoá – xã hội ngày càng phát triển. Tiêu dùng điện là một nhu cầu thiết yếu, nhu cầu này càng tăng khi kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Để nền kinh tế tăng trưởng 1% thì sản lượng điện phải tăng trưởng 5% mà nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng với tốc độ bình quân 8%/ năm trong những năm gần đây do đó gánh nặng cho ngành điện là hết sức to lớn. Nằm trong hoàn cảnh chung của ngành điện thì Công ty điện lực Gia Lâm luôn phải nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn tay nghề của cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ việc kết hợp những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường và kinh nghiệm của bản thân cùng với quá trình thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo khoa Luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Nam, thầy Vũ Trọng

Lâm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành kì thực tập và hoàn chỉnh chuyên

đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đồng thời em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty điện lực Gia Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty điện lực Gia Lâm

Một phần của tài liệu giao kết - thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w