0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Quá trình cổ phần hoá Tập đoàn điện lực Việt Nam

Một phần của tài liệu GIAO KẾT - THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 55 -65 )

ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC GIA LÂM

3.1.2 Quá trình cổ phần hoá Tập đoàn điện lực Việt Nam

3.1.2.1 Sự cần thiết cổ phần hoá

Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu đã trở thành một đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong xã hội. Những thành tựu của công cuộc đổi mới làm cho đông đảo công chúng nhận thức ngày càng rõ hơn rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước thì còn có các hình thức sở hữu khác (tư nhân, hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực

trong đời sống xã hội. Đồng thời đa dạng hoá sở hữu cho phép thực hiện triệt để các nguyên tắc kinh tế nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự quản trong sản xuất kinh doanh sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp. Cổ phần hoá nói chung cũng như cổ phần hoá ngành điện lực Việt Nam nhằm khắc phục những tồn tại trong doanh nghệp Nhà nước như:

Xoá bỏ tình trạng vô chủ của khu vực kinh tế quốc doanh kém hiệu quả hơn kinh tế tư nhân và tập thể. Trước đây, doanh nghiệp được hưởng các chính sách tài trợ tràn lan đến mức bao cấp không tính đến lãi lỗ, không quan tâm đến tiết kiệm. Chính phủ tin rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ đảm bảo thực hiện đúng mọi chủ trương phát triển kinh tế xã hội, cho nên Chính phủ chủ quan không kiểm soát gay gắt ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước, bù lỗ tràn lan cho nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả ngay cả khi trên thực tế không cần duy trì doanh nghiệp nhà nước đó nữa. Vô hình chung do buông lỏng quản lý, một khoản vốn không nhỏ của Chính phủ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trông thấy thua lỗ. Khắc phục tình trạng trên thì chủ trương xoá bỏ bao cấp trao quyền tự quản cho các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp kịp thời.

Cổ phần hoá để thoá gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước đồng thời huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ việc đảm bảo nền tài chính quốc gia vững mạnh là yêu cầu cực kỳ bức thiết. Ngân sách Chính phủ không chỉ cần được phân bổ hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa. Cổ phần hoá doanh nghiệp là biện pháp giúp Chính phủ thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản Nhà nước nhờ cổ phần hoá thu hồi lại sẽ được phân bổ cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào các nghành mang lại

lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa công ty cổ phần được quyền quản lý, điều hành của chủ nhân mới, động lực mới trong quản lý doanh nghiệp, phương hướng hoạt động thay đổi theo hướng không ngừng củng cố sức mạnh cạnh tranh của công ty sẽ có thể huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện rõ điều này. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả. Phát huy vai trò làm cjủ thực sự, giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa của doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước mà nó phải huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Mục đích của việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là duy trì phát triển tài sản và tiền vốn thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện, người lao động trong doanh nghiệp có thêm điều kiện thực hiện quyền làm chủ trong doanh nghiệp, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân để xây dựng và phát triển kinh tế có lợi cho Nhà nước cho bản thân người góp vốn; Nhà nước được rút phần vốn của mình đầu tư vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân

Cổ phần hoá tạo động lực mới quản lý doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã biến doanh nghiệp thành có chủ - những người chủ trực tiếp điều hành và người lao động trong doanh nghiệp. Quyền lợi của họ được gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp. Vì thế trong doanh nghiệp tất cả các thành viên

đều quan tâm đến đên công việc của mình, lao động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo phong phú. Những biểu hiện mới này hầu như không tồn tại trong doanh nghiệp trước cổ phần hoá.

Các công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp trong đó đại hội cổ đông có quyền quyết định phương hướng công ty cũng như giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Người lao động đồng nhất là cổ đông có quyền yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp trình bày trước đại hội cổ đông những vấn đề về nguyên tắc thu chi trong doanh nghiệp, có quyền thắc mắc về hoạt động quản lý.. Hơn nữa do sự thay đổi về cơ chế tổ chức, vai trò của các bộ phận, các tổ chức quần chúng được phân định rõ ràng, công đoàn có chức năng độc lập với người quản lý điều hành công ty. Vì vậy các ý kiến đống góp từ bất kỳ phía nào đều được nghiêm túc lắng nghe. Bên cạnh việc quản lý tập trunh, không khí sinh hoạt dân chủ thực sự được cải thiện trong các công ty cổ phần. Đây là điểm mạnh của loại hình công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác giúp nó tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Công ty cổ phần là một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý kiến chủ quan của bất cứ lực lượng nào kết quả của một quá trình kinh tế do các nguyên nhân sau:

+ Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích tụ tập trung tu bản ngày càng cao là nguyên nhân hàng đầu của thúc đẩy công ty cổ phần ra đời.

+ Sự ra đời và phát triển của nên đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời

+ Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý

+ Sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.

3.1.2.2 Cổ phần hoá tập đoàn điện lực

Từ cuối năm 2006, lãnh đạo tập đoàn đã có chủ trương bán cổ phần các nhà máy từ khi lập các ban quản lý dự án, đây là một quyết định lớn để thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào ngành điện.

Đến nay, EVN đã và đang cổ phần hoá 40 đơn vị, trong đó đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chuyển thành công ty cổ phần 21 đơn vị. EVN phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá các đơn vị của Tập đoàn, trừ đơn vị truyền tải điện. EVN sẽ là một Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu. Các lĩnh vực kinh doanh của EVN bao gồm sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông, cơ khí, công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu, vận tải, du lịch, hợp tác đào tạo lao động và phát triển nguồn nhân lực, kinh doanh bất động sản, đầu tư và kinh doanh tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Vốn điều lệ của Tập đoàn là trên 48.000 tỷ đồng.

Nhìn chung sau cổ phần hoá, các công ty cổ phần đã từng bước củng cố tổ chức, sắp xếp nhân lực kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thích nghi với thị trường và có hướng phát triển tốt. Nhờ đó, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty đều có lãi, tỷ lệ trả cổ tức đạt và vượt chỉ tiêu so với phương án đã xây dựng. Ngoài ra cổ phiếu của các công ty cổ phần đang giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, với giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần so với mệnh giá. Cổ phiếu ngành Điện không còn bị đánh giá ở tầm "trái phiếu" nữa mà đang được giới đầu tư trong và ngoài nước đặt nhiều kỳ vọng. Thời của cổ phiếu ngành Điện đang đến đúng như những dự báo trước đây ...Thị trường chứng

khoán Việt Nam đang ở thời điểm sôi động nhất từ trước tới nay. Và việc một cổ phiếu ngành Điện thường lọt vào tốp 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất với mức giá cao đã trở thành điểm quen thuộc của thị trường.

Ngoài những dự án của các nhà đầu tư lớn trên, những dự án đầu tư đã đăng ký chủ yếu tập trung thủy điện từ các nguồn vốn độc lập đã lên đến gần trăm dự án, trong 5 năm tới đạt công suất 3.150 MW. Theo dự kiến, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện cần khoảng 3,83 tỉ USD/năm. Trong đó, EVN đóng vai trò chủ lực với các dự án lớn, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 50%, phần còn lại phải huy động vốn từ các thành phần đầu tư khác.

Năm 2007, EVN sẽ thu hút 40.000 tỉ đồng và năm 2008 cũng thu hút khoảng trên 8.000 tỉ đồng từ việc bán cổ phần và phát hành trái phiếu. Đây là một con số hoàn toàn có thể thực hiện được.

Đề án cổ phần hoá của EVN là "mạnh dạn, đúng hướng". Bên cạnh đó, EVN muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá nhưng cũng có khó khăn ở chỗ yêu cầu đặt ra các nhà máy là phải có lãi trong khi giá điện hiện nay lại do Chính phủ khống chế. Theo lộ trình điều chỉnh giá điện được Chính phủ phê duyệt thì năm 2008, giá điện cũng chỉ tăng 4-5%, thấp hơn chỉ số lạm phát nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định của nhà đầu tư. Các đơn vị truyền tải điện không cổ phần hoá thì tổn thất điện năng sẽ rất lớn và không có người chụi trách nhiệm. Với các công ty kinh doanh điện, giá điện được mua và bán ra không chênh nhau là mấy luôn theo quy đinh của Nhà nước nên mức lợi nhuận không cao không hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn. Cổ phần của các nhà máy nhiệt điện chạy than, các nhà máy thủy điện lớn của EVN sẽ có sức hấp dẫn lớn nhưng với các nhà máy nhiệt điện chạy dầu, việc

bán cổ phần sẽ khá khó khăn do giá nhiên liệu đầu vào - dầu DO, FO luôn luôn ở mức cao khó đảm bảo cho các nhà máy này có lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ.

Tập đoàn Điện lực sẽ là Công ty mẹ, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, quy trình công nghệ hệ thống điện, thương hiệu, thị trường. Tập đoàn trực tiếp quản lý một số nhà máy điện đa mục tiêu và sản xuất điện năng. Sau khi kết thúc quá trình sắp xếp các công ty con vào năm 2008-2009, Công ty mẹ sẽ chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Lộ trình chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp để hình thành các công ty con, công ty liên kết là từ nay đến năm 2010.

Sau khi cổ phần hoá, EVN và các Công ty thành viên, bao gồm: Các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các Công ty cổ phần sẽ sở hữu và vận hành khoảng 17.000 MW tổng công suất đặt (chiếm 70%, trong tổng số 23.400 MW). Các công ty này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của EVN trong thị trường điện và sẽ thúc đẩy cạnh tranh. Tuy nhiên, với cơ cấu thị trường điện, EVN sẽ vẫn duy trì khả năng chi phối. Việc một công ty phát điện lũng đoạn thị trường là một vấn đề đáng lo ngại. Theo các chuyên gia về điện lực thì chỉ cần một Công ty phát điện nào chiếm 30% công suất đặt là đã có thể lũng đoạn được thị trường. Hơn nữa, nó không còn phù hợp với các nguyên tắc của một thị trường điện cạnh tranh, đồng thời không phù hợp với các điều kiện tiên quyết hình thành thị trường mới như quy định trong Quyết định 26/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Điện lực quy định: Nhà nước độc quyền trong quyết định đối với các nhà máy điện chiến lược. Điều này đã được quy định trong Nghị định 105/2005 và bao gồm các nhà máy thuỷ điện lớn đa mục tiêu. Các nhà máy điện này được phép tổ chức thành các công ty riêng hoặc nhóm với các nhà máy điện khác, miễn là các công ty hoặc nhà máy này vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

Tiến trình cổ phần hoá các đơn vị ngành điện đã tạo ra loại hình doanh nghiệp đa sở hữu trong đó người lao động trở thành người chủ thực sự theo phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Thông qua cổ phần hoá, EVN đã huy động được nguồn vốn đầu tư to lớn của xã hội vào sản xuất kinh doanh điện năng. Cũng nhờ cổ phần hoá mà doanh nghiệp đã làm ăn hiệu quả hơn, năng động hơn, tiết kiệm tối đa chi phí, tỷ lệ chia cổ tức đều vượt so với phương án Bộ Công nghiệp đề ra và nhất là thích nghi dần với thị trường. Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn -Sông Hinh là một trong những điển hình làm ăn hiệu quả sau khi cổ phần hoá. Không những có tài sản tăng gấp 1,5 lần so với lúc bắt đầu cổ phần hoá mà hiện Công ty còn sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Mặc dù chỉ là nhà máy điện có công suất 136 MW nhưng trên thực tế tổng công suất huy động được của Vĩnh Sơn-Sông Hinh lại lớn hơn rất nhiều.

Đặc biệt, kết quả lớn nhất mà cổ phần hoá mang lại là làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tiến tới xoá bỏ độc quyền cũng như góp phần hình thành thị trường điện. Thực tế cho thấy, với giá bán điện (từ 404 đồng đến trên 617 đồng/kWh) luôn thấp hơn giá điện của các công ty phát điện ngoài EVN, các công ty cổ phần phát điện đã tạo dựng được lợi thế để tham gia thị trường phát điện cạnh tranh sau này.

nhiều đơn vị của EVN, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện đã cho thấy còn rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự được thực hiện theo cơ chế thị trường bởi giá bán điện hiện vẫn do nhà nước không chế. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiến trình cổ phần hoá của ngành vẫn là chưa xác lập được cơ chế công ích và quỹ công ích cho ngành điện.

3.1.3.3 Cổ phần hoá Công ty điện lực Gia Lâm

Với tiến trình cổ phần hoá chung của toàn nghành thì các công ty thành


Một phần của tài liệu GIAO KẾT - THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 55 -65 )

×