2.2.1 Giao kết hợp đồng:
Bất kể một sự trao đổi nào cũng hình thành nên một hợp đồng nó là loại hợp đồng nào còn tuỳ thộc vào nhiều yếu tố. Việc mua bán điện năng cũng là những hành vi trao đổi như các hành vi khác nên nó cũng hình thành nên một loại hợp đồng đó là hợp đồng mua bán điện năng. Hợp đồng mua bán điện là văn bản thoả thuận về quyền, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện. Hợp đồng mua bán điện có hai loại:
a) Hợp đồng dân sự: Áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sinh hoạt thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự. Mẫu của hợp đồng do Bộ Công nghiệp quy định và được chi tiết tại phụ lục của chuyên đề này.
b) Hợp đồng kinh doanh: Áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác, thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.
Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng. Nếu trong điều kiện thực tế mà việc cấp điện không đáp ứng nhu cầu của bên mua điện thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết khả năng cung ứng của hệ thống điện để cùng thoả thuận trước khi ký hoặc điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp. Trường hợp không thoả thuận được, thì các bên có quyền kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết. Trường hợp này xảy ra rất phổ biền trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập cao độ do đó nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh để phục vụ cho kinh doanh dịch vụ. Trong khi cơ sở hạ tầng nghành điện vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của đất nước nên trong những ngày đầu năm 2007 này thì nghành điện đã cắt điện luân phiên các
quận huyện trên điạ bàn thành phố Hà Nội để giành điện cho mùa hè nắng nóng. Trước khi cắt điện thì nghành điện phải thông báo trước cho người dân cũng như các doanh nghiệp biết trước.
Để giao kết hợp đồng mua bán điện thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện ký kết các hợp đồng điện dân sự cũng như các hợp đồng điện kinh doanh. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại điều 27, điều 28 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
* Điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện dân sự
+ Bên mua điện có giấy đề nghị mua điện theo bản sao hợp leej của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hay giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà
+ Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, phải thực hiện uỷ quyền theo quy định của Bộ luật dân sự
+ Lưới điện tiêu dùng sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật
+ Hệ thống đo đếm phải được lắp đặt đúng thiết kế, kiểm định đúng tiêu chuẩn Nhà nước và kẹp chì niêm phong theo quy định
+ Bên mua điện phải thanh toán chi phí lắp đặt đường dây nhánh từ lưới điện của bên bán điện vào nhà hoặc khu vực quản lý tài sản của bên mua điện.
* Điều kiện để ký hợp đồng kinh tế mua bán điện
+ Bên mua hoặc bên bán phải là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải có bản đề nghị, ghi rõ mục đích sử dụng điện, bảng kê công suất của thiết bị sử dụng điện.
Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến thế có dung lượng từ 100kVA trở lên phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của dây chuyền sản xuất
+ Công trình điện phải được xây dựng, nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn và thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
+ Hệ thống đo lường phải được lắp đặt đúng thiết kế kẹp chì niêm phong, được kiểm định, có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc tổ chức được uỷ quyền.
Khi đã đáp ứng được các yêu cầu trên thì bất cứ một tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành khách hàng của Công ty điện lực Gia Lâm.