0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Phương thức giao kết hợp đồng mua bán điện.

Một phần của tài liệu GIAO KẾT - THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 76 -79 )

ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC GIA LÂM

3.2.2 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán điện.

Công ty mua bán điện có quyền hoạt động bán buôn điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực; mua điện trực tiếp của các đơn vị phát điện theo hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường theo giá quy định; bán điện theo giá bán buôn đã quy định cho các công ty điện lực; trình EVN thông qua để trình Cục Điều tiết phê duyệt khung giá phát điện và khung giá bán buôn điện; sử dụng dịch vụ truyền tải, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực; được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng; được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt

động bán buôn điện… Công ty mua bán điện đi vào hoạt động sẽ là công cụ thiết yếu để phục vụ các hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh, đồng thời góp phần đẩy nhanh hơn công tác hoàn thiện thị trường phát điện cạnh tranh cũng như các bước tiếp theo trong lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện tại Việt Nam.

Để chuẩn bị cho một phương thức giao kêt hợp đồng mới thì Cục Điều tiết điện lực và Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để đáp ứng cho nhu cầu mới đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để hướng dẫn các công ty con thực hiện đúng lộ trình. Mặc dù là bước thí điểm, nhưng công tác chuẩn bị vận hành thị trường phát điện cạnh tranh của nghành điện đã được tiến hành hết sức kỹ lưỡng, trên cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị chức năng. Thiết kế thị trường điện và ba văn bản pháp lý phục vụ vận hành thị trường điện là Quy định thị trường điện, Quy định điều tiết các hồ chứa thủy điện, Quy định đo đếm đã được hoàn chỉnh trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định và ban hành. Các văn bản pháp lý khác như Quy định về lập lịch huy động ngày tới, giờ tới, lịch điều độ thời gian thực; Quy định vận hành và xử lý sự cố hệ thống; Quy định lập kế hoạch mua bán điện trong thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm… cũng sẽ được EVN thẩm định và ban hành sớm để hướng dẫn thực hành và xây dựng thị trường.

Hợp đồng bán điện trong hoàn cảnh đã có một thị trường điện cạnh tranh thì vẫn có một số những hạn chế bởi vì vẫn chưa có sự thoả thuận về giá - yếu tố hàng đầu để cạnh tranh thì vẫn do Chính phủ quyết định. Từ nay đến năm 2022 sẽ hoàn thiện các cấp độ thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Ngay cả khi đã có một thị trường điện cạnh tranh thì Chính phủ vẫn điều tiết giá điện, khống chế giá bán điện cho các hộ tiêu dùng, nên mặc dù

giao cho EVN chịu trách nhiệm điều tiết các nguồn điện lên lưới truyền tải, nhưng giá bán điện phải do Chính phủ quyết định. EVN là chủ thể kinh doanh phải bảo đảm lợi nhuận, nhưng cũng là người chịu trách nhiệm điều tiết điện cho cả nước do Chính phủ giao, vì vậy việc đàm phán giá mua điện từ các nguồn vốn độc lập cũng khác nhau để tổng hợp lại không bị lỗ. Một số trường hợp không thống nhất giá bán điện, Bộ Công nghiệp phải đứng ra làm trọng tài.

Để có một thị trường điện cạnh tranh rộng lớn thì phải có nguồn cung cấp điện rồi rào. Trong đó, đầu tư nguồn phát dễ thực hiện nhất nên đã được xã hội vốn đầu tư sớm nhất, hình thành thị trường hóa đầu tiên trong lộ trình phát triển thị trường điện lực. Hiện nay, với các doanh nghiệp ngoài EVN, muốn được cấp phép triển khai đầu tư dự án nguồn phát, phải chứng minh dự án phát điện khả thi phù hợp với quy hoạch sơ đồ điện đã được phê duyệt, có hợp đồng bán điện dài hạn cho EVN, xây dựng công trình nghiệm thu, thí nghiệm bảo đảm quy chuẩn được phép áp dụng. Khi có một số lượng lớn các nhà cung cấp điện thì thị trường điện cạnh tranh sẽ hoạt động đúng theo cơ chế thị trường do quy luật cung cầu điều tiết.

Bên cạnh việc cổ phần hoá mạnh mẽ nghành điện Chính phủ, Tập đoàn điện lực và Cục Điều tiết điện lực cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia. Khi đó, Cục Điều tiết Điện lực sẽ giữ vai trò trung gian trong tư vấn, đàm phán giá mua điện; cấp giấy phép hoạt động và giám sát chuẩn hóa thị trường trong các khâu phát, truyền tải và phân phối điện, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu điện... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện cùng tham gia. Cục sẽ liên kết lưới điện trong khu vực, hợp tác mua bán với các nước trong tiểu vùng Mekong... để luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thị trường điện là một hoạt động mới mẻ ở Việt Nam vì vậy, việc hình thành thị trường điện phải được thực hiện dần dần, thận trọng nhằm phát triển bền vững ngành điện, đảm bảo các mục tiêu dài hạn; cấp điện an toàn, ổn định. Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển qua 3 cấp độ, kéo dài từ năm 2005 đến 2020, các cấp độ này được cụ thể ở phần lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên của lộ trình hình thành và phát triển điện lực ở cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh. Thời kỳ này dự kiến sẽ được thực hiện từ 2005 đến 2008, nhằm đạt được ba mục đích chính là tạo được môi trường cạnh tranh rõ ràng trong khâu phát điện, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo môi trường hấp dẫn và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xây dựng nhà máy điện, bởi ngành điện cần nguồn vốn lớn cho đầu tư nguồn điện; đồng thời đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu theo cơ chế thị trường về điện năng.

Một phần của tài liệu GIAO KẾT - THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 76 -79 )

×