Hoàn thiện các quy định pháp lý về thương hiệu và định giá thương hiệu

Một phần của tài liệu phát triển thương hiệu c-rack tại công ty tnhh điện - điện tử 3c (Trang 50 - 51)

Việt Nam đã có những quy định về mặt pháp lý liên quan đến xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp, tuy nhiên những quy định này còn có những bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu. Chính phủ các Bộ ngành liên quan nghiên cứu và đưa ra những quy định phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh hiện nay, cụ thể:

- Các văn bản pháp lý nên thừa nhận thuật ngữ thương hiệu vì nó đang được sử dụng rất rộng rãi. Dưới góc độ thuần túy về pháp lý, thương hiệu và nhãn hiệu có chung một cách hiểu. Tuy nhiên, thuật ngữ thương hiệu như quy định trong Bộ luật dân sự và trong Nghị định 63/NĐ-CP có nội hàm hẹp hơn so với quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Nên bổ sung và điều chỉnh thuật ngữ này cho thống nhất cùng với việc công nhận thuật ngữ thương hiệu trong các văn bản pháp lý. Hiện nay, ở nước ta, hai thuật ngữ này chưa được phân biệt rõ ràng và gây nên nhiều cách hiểu cũng như sử dụng không thống nhất, không chính xác. Bởi vậy:

1. Bên cạnh quy định về nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật dân sự cũng như pháp luật thương mại nên quy định rõ ràng: thương hiệu là gì, gồm những dấu hiệu như thế nào.

2. Phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này để tránh nhầm lẫn.

- Xây dựng khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn về định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp (giá trị thương hiệu). Hiện nay, khi hàng loạt các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa hoặc sang nhượng thương hiệu rất khó định giá tài sản

thương hiệu vì thiếu những quy định pháp lý. Cần thiết xây dựng hệ thống các phương pháp để đánh giá tài sản thương hiệu. Điều dó sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu.

3.3.2. Tạo điều kiện hình thành các trung tâm tư vấn và giúp đỡ doanh nghiệp trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu và hỗ trợ về chuyên môn trong xây dựng thương hiệu, Chính phủ mà trực tiếp là các cơ quan quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại và sở hữu trí tuệ nên thành lập các trung tâm tư vẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Các trung tâm này có thể trực thuộc Bộ Thương mại (dưới sự quản lý trực tiếp của Cục Xúc tiến thương mại) hoặc/ và trực thuộc các Sở Thương mại các tỉnh và thành phố. Các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng cần tăng cường hơn nữa các chương trình khuyến khích thương hiệu Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển thương hiệu c-rack tại công ty tnhh điện - điện tử 3c (Trang 50 - 51)