THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ X ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 34 - 36)

- Tính toán lưu lượng tập trung từ khu công nghiệp

THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ X ĐẾN NĂM

2.1. LIỆT KÊ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIẾP NHẬN

- Theo Bản đồ QHPTKG, ta có thể sử dụng các nguồn sau để xả thải sau: + Sông H: Đoạn chảy cắt đô thị X. Coi sông H là một nguồn xả thải có sức chứa vô cùng, lưu lượng nước ổn định, độ sâu trung bình lớn và có nhiều điều kiện tốt cần thiết cho việc thoát nước của đô thi như khả năng xáo trộn chất thải lớn do đặc tính của dòng chảy, hệ sinh vậy trong nước vô cùng phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Nằm ở phí thấp của địa hình nước được xả từ đô thị X xuống vùng hạ lưu của sông

+ Sông Q: Đoạn chảy qua đô thị X, nằm ở phía Đông Bắc của đô thị X. Có lưu lượng không ổn định thay đổi theo các mùa,chiều sâu trung bình tính từ mặt nước tới đáy của lòng sông tương đối nhỏ,bề rộng mặt cắt sông tương đối nhỏ, dòng chảy ít có khả năng xáo trộn chất thải cũng như hệ sinh thái của sông không có khả năng tự làm sạch nguồn nước. Hơn nũa sông Q còn nằm ở phía cốt cao của địa hình đô thị X nên đó cũng là một trở ngại lớn trong vấn đề thoát nước của đô thị.

- Như đã liệt kê nguồn ở trên, ta có thể sử dụng hệ thống sông trong đô thị để xả thải.

- Tuy nhiên, xét đến tính kinh tế, lâu dài khi đô thị ngày càng phát triển, đất chật người đông, nhu cầu về đất cho các công trình phục vụ khác của đô thị tăng lên, hay yếu tố cảnh quan sinh thái…cho đô thị, thì ta không nên sử dụng sông Q này để thoát nước thải, do sông Q một số lý do đã nêu ở trên.

- Vậy ta có thể lựa chọn phương án đặt trạm xử lý nằm ở phí thấp của địa hình nước được xả từ đô thị X xuống vùng hạ lưu của sông H.

+ Đặt trạm xử lý tập trung ở cuối mạng lưới, toàn bộ nước thải của đô thị đều dồn về trạm xử lý đặt phía Nam của đô thị. Tại đây nước thải được dẫn đến trạm xử lý, bơm và đổ ra sông H sau khi đã thỏa mãn các tiêu chuẩn xả thải như sau:

QCVN 14 : 2008/BTNMT quy chuẩn quốc gia vể nước thải sinh hoat. QCVN 24 : 2009/BTNMT quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.  Việc chọn vị trí đặt trạm xử lý nên đặt ở nơi cuối hướng gió chủ đạo về mùa hè, cuối nguồn nước,đủ diện tích và có khoảng cách vệ sinh theo quy định là 500m

- Thực trạng về tình hình nước thải hiện nay trong đô thị X là:

+ Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ các khu dân cư được thu gom không qua xử lý hoặc được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó cho xả vào hệ thống cống chung hoặc vào sông, ao hồ ở xung quanh.

+ Nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp chứa nhiều chất bẩn đặc trưng như dầu mỡ, kim loại nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao.

+ Nước thải bệnh viện có nhiều vi trùng gây bệnh.

- Các loại nước thải trên nếu được xả trực tiếp vào môi trường xung quanh không được xử lý hoặc xử lý không đáp ứng yêu cầu là nguyên nhân chính gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào các yếu tố: Địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, vị trí đặt trạm xử lý và nguồn xả nước thải…

-. Ta lựa chọn Hệ thống thoát nước nửa riêng với những lý do như sau:

+ Đô thị X là đô thị nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với lượng mưa lớn, trung bình đạt 1700mm Việc chọn hệ thống thoát nước chung là không phù hợp. Tuy nhiên lượng mưa ở khu vực này không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Hệ thống nửa riêng có ưu điểm là trong thời gian mưa, lượng chất bẩn xả vào nguồn ít

+ Theo định hướng đến năm 2030, đô thị X sẽ phát triển thành đô thị loại II trực thuộc trung ương, quy mô dân số N ≥ 800.000 người, nhu cầu thải nước cũng lớn hơn và yêu cầu về chất lượng nước xả thải sau khi xử lý cũng cao hơn  Vì thế mà việc lựa chọn hệ thống nửa riêng sẽ phù hợp hơn

+ Đô thị X đang trên đà phát triển là một đô thị hành chính và công nghiệp, do đó điều kiện kinh tế của đô thị có thể đáp ứng vấn đề về chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống (xây dựng hai hệ thống mạng lưới song song)

- So sánh với hệ thống thoát nước chung đang sử dụng của đô thị, ta thấy việc chọn hệ thống nửa riêng cũng có một số nhược điểm như sau:

+ Không đảm bảo về mặt vệ sinh như hệ thống thoát nước chung

+ Công tác xây dựng và quản lý phức tạp; Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao

 Đối với khu đô thị X thì ta nên chọn hệ thống thoát nước nửa riêng cho giai đoạn đến năm 2030. Nó vừa phù hợp với định hướng của chiến lược phát triển thoát nước các đô thị Việt Nam, vừa bảo vệ được nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, phù hợp với thực trạng nước thải, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, điều kiện địa hình. Các thành phần của sơ đồ hệ thống lựa chọn bao gồm:

+ Thoát nước sinh hoạt (cống ngầm, trạm bơm, trạm xử lý).

+ Thoát nước công nghiệp (cống ngầm, xử lý sơ bộ và kết hợp xử lý chung với nước thải sinh hoạt nếu điều kiện cho phép, hoặc xử lý riêng hoàn toàn).

+ Thoát nước mưa (bằng cống ngầm, kết hợp với mương hở nắp đan, xả trực tiếp ra sông hồ)

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w